06/02/2018, 00:25

Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Hướng dẫn GỢI Ý HỌC BÀI 1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào? – Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể. – Loại là phương thức tồn tại chung. – Thể là sự hiện thực hóa của loại. Người ta thường chia tác phẩm văn học thành 3 loại: ...

Hướng dẫn

GỢI Ý HỌC BÀI

1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

– Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể.

– Loại là phương thức tồn tại chung.

– Thể là sự hiện thực hóa của loại.

Người ta thường chia tác phẩm văn học thành 3 loại:

– Trữ tình

– Tự sự

– Kịch

Trữ tình có thơ ca, khúc ngâm.

– Tự sự có truyện, kí.

– Kịch có chính kịch, bi kịch, hài kịch.

– Bên cạnh đó còn có thể loại khác.như nghị luận.

2. Đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ

a) Đặc trưng của thơ

Thơ là sự bộc lộ trực tiếp ỷ thức, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người viết trước hiện thực đời sống. Tất cả việc miêu tả sự việc hay ngoại cảnh đều phục tùng cho nhiệm vụ trữ tình.

Ngôn ngữ thơ là một kiểu ngôn ngữ đặc biệt khác hẳn văn xuôi và ngôn ngữ đời thường. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

b) Các kiểu loại thơ

Thơ có thể phân loại:

– Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng…

– Thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.

c) Yêu cầu đọc thơ

– Cần biết rõ tên bài thơ, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.

– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ỷ thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…

3. Đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu đọc truyện

a) Đặc trưng của truyện

– Có lời kể, lời tả của một người kể chuyện.

– Có cốt truyện gồm các sự kiện móc nối nhau.

– Có nhân vật được thể hiện nhiều mặt.

– Có nhiều hình thức ngôn ngữ: gián tiếp, trực tiếp, độc thoại, đối thoại… Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.

b) Các kiểu loại truyện

– Văn học dân gian có: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

– Văn học trung đại có: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.

– Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.

c) Yêu cấu đọc truyện

– Cần tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ỷ nghĩa của truyện.

– Phân tích diễn biến của cốt truyện với các phần, các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Chú ý tới nghệ thuật tự sự.

– Phân tích các nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo tình huống thể hiện bản chất nhân vật ra sao.

– Truyện đặt ra vấn đề gì? Có ý nghĩa tư tưởng ra sao?

Ghi nhớ:

Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Gợi ý:

Bằng những nét vẽ chấm phá đơn sơ mà tài hoa, Nguyễn Khuyến trong bài Câu cá mùa thu đã tạo nên một bức tranh về cảnh thu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thật trong trẻọ, tĩnh lặng, bình dị mà rất đỗi nên thơ.

Nhà thơ thật xứng đáng là bậc thầy về thơ Nôm, đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Nhà thơ đã phát huy được một cách tài tình khả năng diễn đạt cực kì tinh tế, chính xác của những từ ngữ quen thuộc như lời ãn tiếng nói hằng ngày. Cách gieo vần của ông thật độc đáo, dùng khổ vận (vần khó gieo) mà vẫn rất tự nhiên thoải mái một cách lạ kì.

Bài tập 2

Gợi ý:

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình. Đây là một kiểu truyện không có cốt chuyện đặc biệt, chẳng có sự kiện biến cố gì lớn lao. Một thứ truyện tâm tình chỉ qua hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều muộn bên phố huyện cạnh những cảnh đời nghèo khổ tối tăm. Trong bối cảnh đó, cô gái này khao khát được thấy chuyến tàu đêm qua phố’ huyện.

Ngôn ngữ nghệ thuật lời kể trong truyện nhẹ nhàng, tinh tế, điêu luyện, có đủ khả năng thể hiện chính xác thế giới nội tâm của nhân vật.

Mai Thu

0