Một số mô hình về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí doanh nghiệp
Quản lý có vai trò rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách thức quản lý khác nhau do vậy mà hình thành nên các mô hình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp khác nhau. Lý thuyết và thực tế quản lý doanh ...
Quản lý có vai trò rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách thức quản lý khác nhau do vậy mà hình thành nên các mô hình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp khác nhau. Lý thuyết và thực tế quản lý doanh nghiệp đã hình thành nhiều kiểu tổ chức trong doanh nghiệp. Mỗi hệ thống tổ chức doanh nghiệp là một cách phân chia các cấp quản lý mà ở đó các bộ phận trong doanh nghiệp liên kết với nhau theo quan điểm phân quyền ra mệnh lệnh.
- Nguyên lý xây dựng cơ cấu
+ Mỗi cấp dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp,
+ Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức là được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc
+ Công việc được tiến hành theo tuyến
- Sơ đồ:

Sơ đồ 1: Cơ cấu trực tuyến.
- Đặc điểm
Một người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản trị, mọi vấn đề được giải quyết theo đường thẳng
+ Ưu điểm
- Mệnh lệnh được thi hành nhanh.
- Dễ thực hiện chế độ một thủ trưởng
- Mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp
+ Nhược điểm
- Người quản trị sẽ rất bận rộn và đòi hỏi phải có hiểu biết toàn diện.
- Không tận dụng được các chuyên gia giúp việc.
Cơ cấu này được áp dụng phổ biến ở cuối thế kỷ XIX và được áp dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất không phức tạp và tính chất của sản xuất là đơn giản.
Ngày nay, kiểu tổ chức này vẫn được áp dụng ở những đơn vị có quy mô nhỏ, ở những cấp quản lý thấp: Phân xưởng, tổ đội sản xuất. Khi quy mô và phạm vi các vấn đề chuyên môn tăng lên, cơ cấu này không thích hợp và đòi hỏi một giải pháp khác.
- Nguyên lý xây dựng cơ cấu: Cơ cấu này được Frederiew. Teylor lần đầu tiên đề xướng và áp dụng trong chế độ đốc công chức năng . Việc quản lý được thực hiện theo chức năng, mỗi cấp có nhiều cấp trên trực tiếp của mình
- Sơ đồ
Sơ đồ 2: Cơ cấu chức năng.
- Đặc điểm: Trong phạm vi toàn doanh nghiệp, người lãnh đạo tuyến trên lẫn người lãnh đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ cho các phân xưởng tổ đội sản xuất: Nhiệm vụ quản lý trong cơ cấu này được phân chia trong các đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quản lý. Mỗi đơn vị được chuyên môn hoá thực hiện chức năng và hình thành những người lãnh đạo chức năng .
+ Ưu điểm
- Tận dụng được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo.
- Giảm gánh nặng cho người lãnh đạo chung.
+ Nhược điểm
- Một cấp dưới có nhiều cấp trên.
- Vi phạm chế độ một thủ trưởng.
- Điều kiện áp dụng : Môi trường phải ổn định mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh
- Sơ đồ

Sơ đồ 3: Cơ cấu trực tiếp chức năng
- Đặc điểm
- Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, gúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra qyết định cho các bộ phận , đơn vị sản xuất.
- ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng.
+ Ưu điểm
- Thực hiện được chế độ một thủ trưởng.
- Tận dụng được các chuyên gia
- Khắc phục được nhược điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng nếu để riêng
+ Nhược điểm
- Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không được tổ chức hợp lý.
- Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức năng nên phải họp nhiều.Tuy vậy, do cơ cấu này có quá nhiều ưu điểm nên nó được áp dụng trong cơ chế hiện nay.
Cơ cấu trực tuyến – tham mưu ( cơ cấu phân nhánh )
- Sơ đồ
Sơ đồ 4 : Cơ cấu trực tuyến – tham mưu
- Đặc điểm
Đây là cơ cấu có thêm bộ phận tham mưu giúp việc. Cơ quan tham mưu có thể là một hoặc một nhóm chuyên gia hoặc cán bộ trợ lý. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ đưa ra ý kiến góp ý dự thảo quyết định cho lãnh đạo doanh nghiệp.
+ Ưu điểm
- Cơ cấu này thuận lợi và rất dễ thực hiện yêu cầu của một chế độ thủ trưởng.
- Bước đầu đã biết khai thác tiềm năng của cơ quan tham mưu.
+ Nhược điểm
Để đưa ra một quyết định người lãnh đạo mất nhiều thời gian làm việc với tham mưu, dễ tình trạng dẫn tới tốc độ ra quyết định chậm, nhiều lúc có thể mất đi cơ hội trong kinh doanh.
Sơ đồ 5 : Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
F : Các phòng chức năng
O : các sản phẩm, dự án, các công trình.
- Đặc điểm
Khi thực hiện một dự án sẽ cử ra một chủ nhiệm dự án, cac phòng chức năng cử ra một cán bộ tương ứng. Khi dự án kết thúc người nào trở về công việc của người đó.
+ Ưu điểm
- Cơ cấu này có tính năng động cao dễ di chuyển các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau
- Sử dụng cán bộ có hiệu quả, tận dụng được cán bộ có chuên môn cao, giảm cồng kềnh cho bộ máy quản lý doanh nghiệp.
+ Nhược điểm
- Hay xảy ra mô thuẫn giữa người lãnh đạo dự án và người lãnh đạo chức năng, do đó phải có tinh thần hợp tác cao.
- Cơ cấu này thường chỉ áp dụng đối với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn
- Chỉ duy trì một số cán bộ cho những bộ phận nòng cốt, khi nào cần thi tuyển thêm người theo hợp đồng, khi hết việc thì người tạm tuyển bị phân tán.
- Chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp mà công việc mang tính thời vụ hoặc tuỳ thuộc vào khả năng thắng thầu.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn
Mô hình này thường được cấu tạo bởi : 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 7 phòng ban chức năng, và các phòng ban có nhiệm vụ:
- Phòng kinh doanh : Đảm nhận các khâu có liên quan đến thị trường vật tư , xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng điều hành sản xuất: Vạch ra kế hoạch sản xuất, định mức lao động quản lý sản xuất, lượng sản phẩm, công nghệ kiểm tra phục vụ sản xuất
- Phòng kế hoạch tài chính: Phụ trách mạng tài chính, thống kê , hạch toán kế toán, kiểm kê tài sản, kiểm tra tiền lương.
- Phòng nội chính: Tuyển dụng,sa thải, quản lý nhân viên, bảo vệ doanh nghiệp, lo hành chính, đời sống , y tế.
- Các phòng chức năng
- 1 Chế độ tỷ giá
- 2 ĐỘNG HỌC CƠ CẤU TRỤC KHUỶU
- 3 Các dạng nhập-xuất không định dạng
- 4 Phân khúc thị trường
- 5 Tổng hợp các purine
- 6 Dẫn nhập
- 7 Các phương pháp đánh giá và Các vấn đề nghiên cứu
- 8 Khủng hoảng tài chính châu Á 1997
- 9 Các khái niệm cơ bản của Lý thuyết đồ thị. Đồ thị Euler (phan 2)
- 10 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC)