25/05/2018, 16:06

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THẢM THỰC VẬT VÀ HỆ THỰC VẬT TẠI VÙNG MỞ RỘNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

TS.Nguyễn Tiến Hiệp 1 , Nguyễn Quang Hiếu 1 , Phạm Văn Thế 1 , Nguyễn Sinh Khang 1 , Phan Kế Lộc 1 , Nguyễn Văn Tập 1 , Nguyễn Tiến Vinh 1 , Nguyễn Quang Vĩnh 2 , Lê Thuận Kiên 2 , Leonid Averianov 3 1 Trung tâm Bảo tồn Thực vật (CPC), Liên hiệp các ...

TS.Nguyễn Tiến Hiệp1, Nguyễn Quang Hiếu1,  Phạm Văn Thế1, Nguyễn Sinh Khang1, Phan Kế Lộc1, Nguyễn Văn Tập1, Nguyễn Tiến Vinh1, Nguyễn Quang Vĩnh2, Lê Thuận Kiên2, Leonid Averianov3

1 Trung tâm Bảo tồn Thực vật (CPC), Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA)

2 Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

3 Viện Thực vật Cô ma rốp, Viện HLKH Liên bang Nga

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) được UNESCO công nhận năm 2003 là Di sản thế giới về các giá trị địa chất theo các tiêu chuẩn của Tổ chức này. Được sự tài trợ của Ngân hàng Tái thiết Đức (Kredit Anstalt für Wiederaufbau) thông qua Ban quản lý Dự án tỉnh (PPMU) của Dự án vùng về Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực VQG PN-KB, Trung tâm Bảo tồn Thực vật hợp tác với VQG PN-KB đã tiến hành đợt khảo sát tính đa dạng hệ thực vật và thảm thực vật ở vùng mở rộng (VMR) của VQG thuộc hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đợt khảo sát đã được thực hiện trong 35 ngày (từ 20 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 2011) tại 3 điểm chính, chủ yếu ở vùng núi đá vôi và một ít ở vùng núi đá phiến sét. Trong quá trình khảo sát đã thiết lập 20 ô tiêu chuẩn để nghiên cứu các quần xã thực vật và thu thập 803 số hiệu mẫu vật làm bằng chứng khoa học (CPC 3645-4447), trong đó có 482 số hiệu của các loài “khóa”. Các cảnh quan đá vôi ở khối núi đá vôi Kẻ Bàng đã tạo các nơi sống độc đáo cho các quần xã thực vật với nhiều loài đặc hữu địa phương. Bài viết này chỉ nêu hai nội dung là đặc trưng khái quát về các quần xã thực vật cùng các loài thực vật của VMR có chỉ ra các loài quan trọng nhất trong các nhóm loài “khóa”, cần ưu tiên bảo tồn. Đây là các dẫn liệu ban đầu làm cơ sở khoa học để đánh giá giá trị của vùng mở rộng của VQG PN-KB trong việc bảo tồn tính đa dạng thực vật.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1. Phân loại các kiểu thảm thực vật ghi nhận được ở vùng mở rộng của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vùng mở rộng (VMR) của VQG PN-KB có diện tích 31.070ha, thuộc 2 xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm ở ranh giới Bắc của Trung Trường Sơn với địa hình rất đa dạng. Về mặt địa lý thực vật thì nó thuộc phần cực Nam cuả tiểu vùng địa lý thực vật Bắc Đông Dương, miền Đông Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ - Mã Lai của xứ cổ nhiệt đới (Averyanov et al., 2003a, b, 2004). Theo phân loại quốc tế và vẽ bản đồ thảm thực vật, tài liệu của UNESCO (International Classification…, 1973; http://www.birdlist.org...) được trích dẫn và chấp nhận rộng rãi, có thể phân loại và mô tả 15 kiểu quần xã thực vật ghi nhận được ở VMR của VQG PN-KB như sau:

1. Các kiểu quần xã thực vật nguyên sinh địa đới

1.1. Đất thấp

1.1.1. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng trên sườn ít dốc và đường đỉnh đá phiến sét phân lớp có độ cao (350) 500 - 600m trên mặt biển.

1.1.2. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng ở thung lũng và ven suối ẩm ướt ngập nước theo mùa trên đá vôi kết tinh bị bào mòn xen đá phiến có độ cao (250) 300 - 400 (450) m trên mặt biển.

1.1.3. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng trên sườn núi đá vôi kết tinh dốc bị bào mòn mạnh có độ cao 400 - 700m trên mặt biển.

1.1.3a. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng thấp trên sườn hay vách núi đá vôi kết tinh dốc đứng bị bào mòn mạnh có độ cao 400 - 700m trên mặt biển bị gió làm biến đổi.

1.1.3b. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng thấp trên vùng đỉnh núi đá vôi bị bào mòn mạnh có độ cao 400 - 700m trên mặt biển do gió làm biến đổi.

1.2. Núi thấp

1.2.1. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng, hỗn giao hay thuần loại Thông (Dacrydium elatumDacrycarpus imbricatus) trên sườn núi đá vôi kết tinh dốc và vùng đỉnh núi bị bào mòn mạnh có độ cao 700 - 800 (900) m trên mặt biển.

1.2.1a. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa  mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng, hỗn  giao hay thuần loại Thông, cây thấp trên vách núi đá vôi kết tinh rất dốc hay dựng đứng bị bào mòn mạnh có độ cao 700 - 800 (900) m trên mặt biển bị gió biến đổi.

1.2.1b. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa  mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng, hỗn  giao hay thuần loại Thông, cây thấp trên đỉnh núi đá vôi kết tinh bị bào mòn mạnh có độ cao 700 - 800 (900) m trên mặt biển bị gió biến đổi.

2. Các kiểu quần xã thực vật nguyên sinh phi địa đới

2.1. Các quần xã cây bụi và cỏ ở đầm lầy và thung lũng xen nhiều đá ven sông.

2.2. Các quần xã cỏ thủy sinh ven sông suối.

3. Các quần xã thực vật thứ sinh

3.1. Rừng nguyên sinh thưa bị tác động trung bình hay mạnh.

3.2. Rừng thứ sinh thưa giàu.

3.3. Rừng thứ sinh thưa nghèo.

3.4. Trảng cây bụi thứ sinh rậm hay thưa.

3.5. Trảng cỏ thứ sinh.

II.2. Mô tả ngắn gọn các kiểu thảm thực vật

1. Các kiểu quần xã thực vật nguyên sinh địa đới

1.1. Đất thấp

1.1.1. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng trên sườn ít dốc và đường đỉnh đá phiến sét phân lớp có độ cao (350) 500 - 600m trên mặt biển. 

Các vùng không phải đá vôi chiếm một diện tích nhỏ ở VMR, được nghiên cứu ở Tây Nam của xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa. Nó gắn với các đồi và các đường đỉnh thấp cũng như các thềm suối và thung lũng có độ cao 450 - 550m. Đá phiến sét phân lớp màu từ nâu thẫm đến nhạt là đá gốc phổ biến trong số đá silicát ở đây. Đá phong hóa mạnh thường bao phủ thảm rừng không có đá gốc lộ đầu. Lớp lá rụng bao phủ đến 100% diện tích và dày đến 5 - 10cm. Tầng đất vàng nâu, vàng hay vàng nhạt dày 5 - 15cm phủ lên tầng đất sét nâu nhạt bồi đắp dày đến 1m hay hơn nữa.

Các quần xã của kiểu rừng này ở VMR đều có cấu trúc 4 tầng rõ rệt: Tầng 1: bao gồm nhiều loài cây gỗ cao đến 25 - 40(50) m có đường kính đến 1m với tàn che chiếm 20 - 70%. Các loài cây gỗ điển hình nhất là Allospondias lakonensis, Altingia siamensis, Canarium bengalense, Dracontomelum duperreanum, Elaeocarpus grandiflorus, Endospermum chinense, Engelhardia roxburghiana, Ficus glaberrima, và các loài của một số chi như Diospyros và Pterospermum. Các loài mọc cùng ở đây là Chukrasia tabularis, Dacrycarpus imbricatus, Diplopanax vietnamensis, Lithocarpus pseudoreinwardtii, Magnolia dandyi, Michelia masticata và các loài của các chi Artocarpus, ActinodaphneMagnolia. Một số cây gỗ như Engelhardia roxburghiana, Schema wallichiicó thể cao đến 45 - 50m là cây trội vượt trên hẳn tầng 1.

Tầng 2: bao gồm các cây gỗ cao (7) 10 - 20 (25) m với đường kính ngang ngực (12) 15 - 40cm và độ che phủ từ 60 - 70%. Các loài cây gỗ phổ biến nhất của tầng này là Alangium ridleyi, Amesiodendron chinense, Cinnamomum ovatum, Diospyros latisepala, Lithocarpus pseudoreinwardtii, Polyalthia juncunda, Schima wallichii, Xerospermum microcarpum, cũng như loài của các chi Actinodaphne, Beilschmiedia, Schefflera Syzygium.

Tầng 3: tầng cây bụi có nhiều loài, cao đến 3 - 7 (10) m với độ che phủ từ 10 - 80%. Các loài điển hình gặp ở đây là Archidendron clypearia, Diospyros choboensis, Ficus langkokensis, F. variolosa, Flacourtia rukam, Gironniera subequalis, Grewia bulot, Michelia masticata, Miliusa sinensis, Psychotria sarmentosa, Styrax litseoides, Symplocos adenophylla và các loài của các chi Aglaia, Elaeocarpus, Garcinia, MicheliaTabernaemontana. Cọ (Livistona sp.)cũng phổ biến trong tầng này. Nhiều cây con của các loài cây gỗ lớn của tầng 1 cũng gặp (Alangium ridleyi, Elaeocarpus grandiflorus, Michelia masticata, Pometia pinnata và các loài của 2 chi Actinodaphne Pterospermum) cho thấy tiềm năng tái sinh bình thường của kiểu quần xã rừng này.

Tầng thứ 4: (cỏ) có thể cao đến 3m với độ che phủ đến 80%. Nó bao gồm các  loài của họ Ráy (Araceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Thu hải đường (Begoniaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Mua (Melastomataceae), Na (Anonaceae), Cà phê (Rubiaceae), Dương xỉ (Polypodiaceae s.l.), Dong giềng (Maranthaceae), Chanh (Rutaceae), Gối hạc (Leeaceae), Lan (Orchidaceae), Râu hùm (Taccaceae). Những cây mạ của các cây gỗ lớn ở tầng trên chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thành phần loài của tầng cỏ này.

Tầng Rêu và Địa y rất nghèo (độ che phủ chưa đến 1%.

Các loài cây sống bám trên cành thân cây gỗ không có nhiều, gồm đại diện của các loài thuộc họ Dương xỉ, Ráy, Trúc đào và Lan.

Dây leo cỏ và gỗ khá phổ biến, nhất là khi bị tác động do chặt chọn cây gỗ. Những loài phổ biến nhất là: Ancistrocladus tectorius,Artabotrys hexapelalus, Bauhinia sp., Bowringia callicarpa,Byttneria tortilis,Calamus poilanei,Capparis cantoniensis, Cocculus sp., Combretum sp., Combretum sundaicum,Connarus paniculatus, Derris sp., Dioscorea sp., Entada phaseoloides,Erythropalum scandens, Fibraurea tinctoria, Ficus sagittata,Ficus subulata, Galeola nudiflora,  Gnetum montanum,Gynostemma pentaphylla, Gynostemma pubescens, Kadsura grandiflora,Millettia sp.,Morinda officinalis,Mussaenda cambodiana,Smilax glabra, Stauntonia cavaleriana, Tetrastigma sp., Thladiantha cordifolia.

Trong rừng kiểu này cũng gặp cả loài Lan cộng sinh không có lá như Galeola nudiflora và loài cây thuốc được sử dụng rộng rãi như Morinda officinalis.

Điều đáng ghi nhận là trong kiểu rừng này có gặp một số loài cổ đệ tam như Altingia siamensis, Diplopanax vietnamensis, một số loài Ngọc lan (Magnolia, Michelia) và Thông. Có loài, chẳng hạn Diplopanax vietnamensis, được coi là “hóa thạch sống” giống như Mastixicarpum, mà các đại diện của nó từng là phần cấu thành của thảm rừng cây lá rộng cận nhiệt đới của bán cầu bắc từ Thượng Creta đến Miocen muộn, khoảng từ 65 đến 70 triệu năm trước đây (Averyanov, Nguyen Tien Hiep, 2002).

1.1.2. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng ở thung lũng và ven suối ẩm ướt ngập nước theo mùa trên đá vôi kết tinh bị bào mòn xen đá phiến có độ cao (250) 300 - 400 (450) m trên mặt biển.

Rừng kiểu này ở VMR nằm dọc theo thung lũng sông có độ cao 250 - 450 (450) m và chiếm các thung lũng phù sa và thềm thung lũng bị ngập nước theo mùa. Thường các thung lũng sông khá hẹp, hai bên là các vách đá vôi dốc và cácxtơ cứng bị bào mòn mạnh, màu từ trắng đến xám rất dốc và các hang do cácxtơ cứng tạo nên. Trong khi đó đá phiến sét phân tầng thường không thấm nước màu xám đến xám thẫm hay gần như đen tạo thành đáy của thung lũng. Vào mùa mưa, tháng 9 - 10 nước sông suối nhấn chìm tầng dưới rừng đến 2 - 3 tháng. Nước ngập đem theo nhiều phù sa rửa trôi từ các sườn dốc. Lớp lá mục che phủ đến 70 - 90% diện tích đất vào mùa khô không có mưa, dày từ 2 - 5cm. Tuy nhiên, lớp lá rụng bị rửa trôi nhanh chóng ngay từ các cơn mưa đầu mùa xuống các vùng trũng, thềm suối và hố cácxtơ. Do đó đất rừng bị lộ thậm chí đến 100%. Lớp thổ nhưỡng gồm lớp đất màu từ nâu đến nâu nhạt và dày 5 - 15cm, dưới đó màu nâu nhạt đến vàng nâu nhạt, dày đến 1m, nằm trên sỏi đá vôi, đá phiến sét bao phủ đá gốc.

Rừng kiểu này có cấu trúc 4 tầng tương đối rõ rệt: Tầng 1: gồm nhiều loài cây gỗ cao 20 - 30 (35) m với đường kính thân đến 0,8 (1) m, độ tàn che 15 - 50%. Các loài cây gỗ phổ biến nhất là Allospondias lakonensis, Artocarpus borneensis, Canarium nigrum, Cryptocarya concinna, Dipterocarpus hasseltii, Elaeocarpus grandiflorus, Manglietia chevalieri, Michelia masticata, Pometia pinnata, Sloanea sinensis và các loài của các chi như Actinodaphne, Aglaia, Ailanthus, NepheliumSygyzium. Trong kiểu rừng này gặp những cây gỗ có kích thước lớn nhất của VMR. Chúng thường mọc vượt tán, có thể cao đến 40 - 50m với đường kính ngang ngực đạt 1,5 - 2m, không kể các rễ bạnh cao đến 2 - 3m với chiều rộng đến 3 - 4m, tạo nên hình chiếu rộng đến 7 - 8 (10) m. Cây gỗ của Dracontomelum duperreanum, Dysoxylum mollissimumLagerstroemia ovalifolia cũng như một vài loài khác là những cây trội phổ biến nhất ở VMR, nhất là ở chân núi đá vôi. Đường kính tán của các cây gỗ này có thể rộng đến 40m và độ dày của tán đến 30 - 40%.

Tầng 2: gồm các cây gỗ cao 10 - 20 (25) m với đường kính ngang ngực (10) 15 - 40cm, độ tàn che từ 50 - 90%. Các loài cây phổ biến nhất là Dipterocarpus retusus, Elaeocarpus grandiflorus, Hydnocarpus annamensis, Knema pierrei, Pometia pinnata, Sarcosperma kachinensis, cũng như đại diện của các chi Actinodaphne, Adenanthera, Aglaia, Castanopsis, Cinnamomum, MicheliaPolyalthia.

Tầng 3: (cây bụi) khá nghèo, gồm cây gỗ nhỏ và cây bụi cao 3 - 7 (10) m với độ che phủ 25 - 35%. Thường thành phần loài không giàu, gồm Arenga westerhautii, Caryota sympetala, Ficus nervosa, Leea indica, Saurauia tristyla, Streblus macrophyllus, Wrightia macrocarpa, một số loài của các chi như Antidesma, Calamus, Camellia, Microdesmis, Pinanga, cũng như cây con, non của các loài cây gỗ tầng trên như Cryptocarya, Knema pierrei, Litsea, Syzygium... Streblus macrophyllus là loài cây bụi phổ biến nhất trong tầng này.

Tầng 4: (cỏ) gồm cỏ và cây bụi nhỏ, cao 0,05 - 3m, có độ che phủ 25 - 85%. Phần lớn cỏ và cây bụi nhỏ mọc yếu ớt, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong độ che phủ chung. Gặp nhiều cây con, còn non của các loài cây gỗ ở tầng trên, nhưng một số không sống sót được qua mùa nước ngập. Trong số các loài của tầng cỏ này có thể kể đến: Aglaia sp., Alpinia sp., Amischotolype mollisssima, Amomum sp., Angiopteris evecta,Amorphophalus sp., Ardisia sp., Asarum wulingense,Asplenium obscurum,Begonia tetragona,Blastus sp., Calamus sp., Calanthe odora, Capparis sp., Caryota sympetala, Clausena sp.,Clinacanthus sp.,Colysis sp., Corymborkis veratrifolia, Costus tonkinensis,Croton sp., Curculigo latifolia,Dendrocnide sp., Diplazium donianum, Diplazium sp., Elatostema sp., Gomphandra sp., Hydnocarpus sp., Impatiens sp., Lasianthus sp., Leea indica, Musa sp.,Ophiorrhiza sp., Phrynium sp.,Pilea sp., Pollia thyrsiflora,Polystichum sp., Pseudodracontium sp., Psychotria sp., Pteris grevilleana, Rhynchotechum ellipticum, Sambucus hookeri, Sterculia sp., Strychnos sp., Tectaria decurrens, Trevesia palmata.

Một số ít loài chịu được nước ngập mọc thành loài ưu thế, thậm chí thành vạt cây thuần lọai rộng hàng chục m2, chiếm đến 99% độ che phủ chung của tầng. Đó là đại diện của các chi Aspidistra, OphiopogonPeliosanthes. Các loài khác là Aglaonemaovatum, Aglaonemasiamense, Alocasiasp., Goodyerafumata, Homalonemaocculta, Hydrocotylejavanica, Schismatoglottiscalyptrata, Taccachantrieri, Thelypterissp. và Zippeliabegonifolia. Ở nơi có nhiều ánh sáng và ẩm có thể gặp các đám Gynostemmapubescens.

Rêu và Địa y nghèo. Chiều cao của các loài đó không cao quá 1cm, độ che phủ chung chỉ 3 - 5%.

Các loài cây sống bám trên đá có nhiều, chủ yếu trên các tảng đá lộ đầu không  bị ngập nước vào mùa mưa, dù thời kỳ ngập ngắn.

Những loài dây leo gỗ và cỏ khá phổ biến, nhất là ở nơi có nhiều ánh sáng, khi cây gỗ bị đổ do già cỗi hay bị chặt hạ. Một vài loài có thể dài đến 30 - 40m với đường kính ở gốc đến 15 - 20cm. Các loài phổ biến nhất là Anamirta cocculus, Bauhinia ornata, Bauhinia oxysepala, Callerya reticulata, Fissistigma sp., Hiptage sp., Millettia pachyloba, Paederia sp., Stephania sinica, Strychnos sp., Tetrastigma sp. và Trichosanthes sp.

Nước ngập vào mùa mưa là yếu tố nghiêm trọng hạn chế tính đa dạng loài của kiểu rừng này, nhất là ở các tầng thấp.

1.1.3. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng trên sườn núi đá vôi kết tinh dốc bị bào mòn mạnh có độ cao 400 - 700m trên mặt biển.

Các quần xã thực vật thuộc kiểu này bao phủ một diện tích rộng nhất ở VMR. Rừng thuộc kiểu này phân bố rộng nhất, có thành phần loài đa dạng và giàu có nhất với cấu trúc đứng phức tạp nhất gồm 2 - 3 tầng cây gỗ. Nó bao phủ các sườn núi đá vôi cácxtơ sót lại ít nhiều dốc, kiểu cảnh quan phổ biến nhất ở độ cao 400 - 700m của VMR. Đặc điểm của nơi sống là đá lộ đầu đến 90%, sườn đá vôi thường dốc 35 - 80°, hay các vách dựng đứng.

Đá vôi ở đây dạng đá hoa kết tinh cứng, bị bào mòn mạnh, màu từ xám trắng đến thẫm hơn, thường tạo nên thể khảm với tất cả các kiểu trên một vách từ chân đến đỉnh.

Rừng ở phần dưới của sườn núi đá vôi tiếp giáp với thung lũng suối hẹp và rất ẩm, có khi trên đá phiến sét có nhiều rêu bám và các loài ưa ẩm. Trong khi đó các sườn và vách núi dựng đứng ở hướng Nam thường khô hơn với một số loài chịu khô, thậm chí có cả loài mọng nước. Các điều kiện đặc biệt đôi khi cũng nhận thấy ở các thềm cao và vùng trũng giữa các đỉnh, nơi do được tích tụ lá cây rụng và chất mùn rửa trôi từ trên xuống nên có nhiều đất hơn, kết quả của sự sụt. Tầng lá mục ở đây dày hơn, có thể đến (3) 5 - 10cm, che phủ đến 70 - 100% bề mặt đất (trừ các tảng đá lộ đầu). Còn ở các chỗ trũng, túi cáxtơ và hang nó có thể dày đến 0,5m hay hơn nữa. Các túi đất giàu mùn này tạo ra các điều kiện giá thể đặc biệt cần cho sự tồn tại và tái sinh của phần lớn loài cây gỗ sống trên núi đá vôi.

Đất mùn trên bề mặt thường có màu nâu, xám nâu hay vàng nâu, đôi khi có thể thẫm hơn, như nâu thẫm, thậm chí nâu đen. Thường chiều dày của lớp này có thể đến (3) 5 - 15cm, nhất là ở vùng sườn dốc. Trong khi đó, trên các thềm, chỗ trũng, nơi ít nhiều bằng phẳng ở phần sườn dưới hay ở chân núi nó có thể dày đến 40 - 60cm. Đất sét màu nâu nhạt, xám hay vàng lẫn với đá vôi nằm ở sâu hơn, ít nhiều bị phong hóa. Chiều dày của lớp đất này thường từ 0,5 - 1,5m, phủ trực tiếp trên đá. Độ phì của đất đạt đến mức tối đa ở phần sườn ít nhiều bằng phẳng ở giữa hay ở chân núi, nơi thường gặp các cây gỗ to lớn nhất. Ở phần sườn cao hơn tầng đất mỏng hơn và thường chỉ có một tầng cây gỗ, có chiều cao thấp hơn nhiều.

Cấu trúc của kiểu rừng này ở VMR là các cây gỗ vượt tán, đây là yếu tố gây nhiều ấn tượng nhất. Nó là yếu tố cấu thành thường xuyên của kiểu rừng này ở chân, sườn núi ít dốc và các chỗ trũng giữa sườn khi chưa bị chặt hạ. Các cây gỗ vượt tán này có thể cao đến  40 - 45 (50) m với đường kính ngang ngực đến 2,5m và rễ bạnh cao 2 - 3m và rộng 3 - 4m. Phổ biến nhất là đại diện của các loài Bischofia javanica, Dracontomelum duperreanum, Dysoxylum mollissimum, Elaeocarpus grandiflorus.

Tầng 1: gồm các cây gỗ cao (15) 25 - 30 (40) m với đường kính ngang ngực đến (0.2) 0,4 - 1,5 (2) m. Chiều cao của tầng tán có thay đổi, phụ thuộc trực tiếp vào chiều cao của sườn trên mặt biển, độ dốc, chiều dày và độ phì của lớp đất. Độ che phủ của tầng thay đổi từ (15) 20 đến 50 (80)%. Thành phần loài của nó thuộc lọai giàu nhất ở khắp các tầng cây gỗ và bụi. Các loài ưu thế và cùng ưu thế của tầng 1 là: Ailanthus integrifolia, Alangium ridleyi, Allospondias lakonensis, Amoora  oligosperma, Artocarpus borneensis, Beilschmiedia pergamentacea, Bischofia javanica, Burretiodendron brilletii, Canarium nigrum, Chukrasia tabularis, Cinnamomum ovatum, Cryptocarya annamensis, Dipterocarpus hasseltii, D. retusus, Dracontomelum duppereanum, Dysoxylon loureiri, Elaeocarpus grandiflorus, Endospermum chinense, Ficus altissima, F. glaberrima, Gironniera subequalis, Hopea siamensis, Lithocarpus pseudoreinwardtii,  Manglietia fordiana, Michelia doltsopa, M. gioi, M. macclurei, Polyalthia jucunda, Pometia pinnata, Pterospermum truncatolobatum, Schima wallichii, Sloanea sigun, Sl. sinensis, Vatica cinerea, Zenia insignis.

Tầng cây gỗ thứ hai thấy rõ ở chân và sườn giữa, với chiều cao đến 20 - 30 (35), đường kính ngang ngực (10) 15 - 50cm, độ tàn che (40) 50 - 70%. Các loài cây gỗ phổ biến nhất là một số  loài cây gỗ ở tầng 1 và các loài khác như: Alangium ridleyi, Castanopsis sp., Celtis philippense, Cinnamomum sp., Deutzianthus tonkinensis, Diospyros sp., Dipterocarpus sp., Dracontomelum duppereanum, Engelhardia roxburghiana, Ficus spp., Hopea siamensis, Hydnocarpus annamensis, Knema pierrei, Lagerstroemia sp., Machilus sp., Michelia doltsopa, Magnolia spp., Nephelium sp., Polyalthia jucunda, Pterospermum sp., Sapindus sp., Streblus macrophyllus,  Syzygium sp., Vatica cinerea.

Ở phần sườn ít nhiều phẳng trên lớp đất phì nhiêu thường thấy cả tầng cây gỗ thứ 3. Chúng thường cao (7) 10 - 20m với đường kính ngang ngực 10 - 20 (40) cm và độ tàn che (10) 40 - 60%. Các loài cây thường gặp ở đây là: Ardisia sp., Diospyros hasseltii, Garcinia oblongifolia, Hydnocarpus annamensis, Knema pierrei, Polyalthia jucunda, Polyalthia sp., Sapindus sp., Streblus macrophyllus, Sumbaviopsis albicans, Syzygium sp., Vatica cinerea, Wrightia macrocarpa. Các loài cây cùng ưu thế phổ biến nhất ở đây là Streblus macrophyllus Sumbaviopsis albicans. Tầng này ít gặp hơn ở phần trên của sườn, nơi cây gỗ chỉ cao 10 - 15m với độ tàn che chỉ 10 - 30%. Đôi khi, nhất là khi sườn đặc biệt dốc thì tầng này có thể không có.

Tầng cây bụi thường thể hiện rõ trong kiểu rừng này, cao (2) 3 - 10m, với độ tàn che thay đổi nhiều (10) 40 - 60 (80)%. Hơn một nữa đại diện ở đây là các cây con, còn non của các loài cây gỗ của tầng trên. Các loài cây bụi thực sự là: Antidesma costulatum, Arenga westerhoutii, Baccaurea sp., Breynia sp., Calamus sp., Callicarpa sp., Calophyllum balansae, Caryota sympetala, Clausena austroindica, Dalbergia sp, Dendrocnide sp., Deutzianthus tonkinensis, Diospyros rufogemmata, Flacourtia rukam, Illicium cambodianum, Lasianthus sp., Memecylon edule, Miliusa sinensis., Phyllanthus insularis, Pittosporum pauciflorum, Psychotria sp., Radermachera sp., Schefflera sp., Villebrunea integrifolia.

Tầng cỏ cao nhất đến 3 (4) m với độ tàn che (10) 20 - 80%. Thành phần loài của tầng này rất giàu có và đa dạng. Ở chân và phần dưới sườn ưu thế là các loài ưa bóng và ưa ẩm. Trong khi đó ở phần trên của sườn nhiều đá lộ ưu thế là các loài sống bám trên đá, chịu khô và ánh sáng trở nên ưu thế. Các loài cây của tầng này ở phần sườn giữa và sườn trên rất khác nhau. Cây mạ và cây con còn non của các loài cây gỗ tầng trên rất phổ biến ở khắp sườn, thường chiếm đến 20 - 30% độ tàn che. Chúng là cơ sở quan trọng cho khả năng tái sinh của rừng.

Đôi khi dưới tán rừng của VMR gặp những loài đặc hữu Đông Đông Dương rất hiếm thuộc họ Lan (Orchidaceae) như Anoectochilus calcareus, Aphyllorchis montana, Mischobulbum longiscapum Rhomboda petelottii.

Tầng rêu và Địa y thường không cao quá 3cm, với độ tàn che 50 (60)%, nhưng thường non, bám trên đá và gỗ.

Các loài dây leo gỗ trên sườn núi phong phú và đa dạng. Một số trong số đó như Alyxia hainanensis, Jasminum sp., Melodinus sp., Smilax corbularia, Smilax sp., Stixis suaveolensUncaria sp. có thân khá ngắn và gần với dạng sống cây bụi leo. Một số loài khác như Anamirta cocculus, Afgekia filipes, Byttneria tortilis, Entada phaseoloides, Epipremnum pinnatum, Erythropalum scandens, Fissistigma sp., Gnetum montanum Strychnos sp. là những dây leo to, dài đến 40 - 45m với đường kính thân ở gốc đến 20cm, thậm chí 30cm. Thân của một số loài dẹt và lượn sóng.

Các loài dây leo cỏ thực sự không phổ biến, gặp ở nơi có nhiều ánh sáng, thường ở nơi có đá lộ đầu hay vách đá dựng đứng. Đó là Aristolochia contorta, Clematis uncinata, Stephania sinica, Stephania sp. và Trichosanthes spp.

1.1.3a. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng thấp trên sườn hay vách núi đá vôi kết tinh dốc đứng bị bào mòn mạnh có độ cao 400 - 700m trên mặt biển bị gió làm biến đổi.

Các quần xã rừng thuộc kiểu này có thể gặp ở sườn núi đá vôi rất dốc và vách núi dựng đứng dốc đến 80 - 90°. Diện tích của chúng ở VMR nhỏ. Các quần xã đó thường bao phủ các phần vách đá vôi hầu như không thể leo đến được, thường bao xung quanh các chỏm và đường đỉnh. Các điều kiện tự nhiên, cấu trúc thẳng đứng và thành phần loài của chúng khá giống với rừng lùn và trảng cây bụi trên đường đỉnh và đỉnh núi mô tả ở phần sau. Độ tàn che có thể đến 100%, nhưng thường ít hơn. Việc khảo sát và mô tả ô tiêu chuẩn ở các quần xã rừng này rất khó, nhất là vào mùa mưa. Điểm nổi bật là cấu trúc và thành phần loài của các quần xã rừng này vẫn được giữ tính nguyên sinh tại chỗ cao do con người chưa tác động được. Chúng thường là các mảnh thảm thực vật nguyên sinh trước đây từng khá phổ biến, cho đến nay may mắn còn sót lại.

1.1.3b. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng thấp trên vùng đỉnh núi đá vôi bị bào mòn mạnh có độ cao 400 - 700m trên mặt biển do gió làm biến đổi.

Diện tích các quần xã rừng trên đường đỉnh và đỉnh núi chiếm có lẽ chỉ 2 - 3% tổng diện tích VMR và xen vào mạng lưới của hệ thống rừng nguyên sinh bị gió biến đổi trên vách bao quanh có diện tích lớn hơn. Giống như các quần đảo rộng lớn gồm nhiều đảo nhỏ, các quần xã rừng này chiếm các nơi sống trên đỉnh núi và đường đỉnh hẹp. Mặc dầu chỉ chiếm diện tích rất nhỏ nhưng chúng có tính độc đáo cao gồm nhiều loài đặc hữu ở tất cả các tầng. Một số loài là các đặc hữu địa phương phân bố rất hẹp. Điều này cũng đặc biệt đúng cho những loài cỏ sống bám trên cành cây gỗ và cây bụi cũng như trên đá.

Việc nghiên cứu các quần xã rừng của kiểu này được thực hiện trên một số đỉnh cao 550 - 700m ở VMR. Các nơi sống này tương đối bằng phẳng với đá lộ đầu chiếm đến (60) 70 - 90 (95)%. Xung quanh là các vách núi dốc hay dựng đứng bao bọc. Đá gốc chủ yếu là đá vôi kết tinh cứng, kết tinh, bị bào mòn mạnh, có màu từ trắng đến xám nhạt. Trong thực tế không có lớp lá khô dưới tán rừng. Ngược lại, lá khô chỉ tích tụ trong các hốc, khe đá sâu, tạo thành lớp có thể dày đến 20 - 30cm, thậm chí đến 1m. Dưới đó là lớp đất giàu mùn và ẩm, màu nâu thẫm hay nâu đen. Loại đất này và độ thoát nước tốt tạo thành các điều kiện tự nhiên đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng của phần lớn các loài cây gỗ, cây bụi và cỏ đặc trưng cho các quần xã trên đỉnh núi.

Cấu trúc thẳng đứng của các quần xã rừng thưa thấp và trảng cây bụi trên đỉnh núi đá vôi đơn giản hơn nhiều so với rừng ở sườn núi. Thường chúng chỉ gồm 2 tầng cây gỗ thấp và cây bụi. Các tầng cỏ và Rêu cũng như Địa y cũng phát triển nhưng độ tàn che thường không thật cao. Trong một số trường hợp một số loài Tre thấp phát triển thành tầng bổ sung.

Tầng cây gỗ cao nhất chỉ cao đến (4) 6 - 10 (12) m với đường kính thân đạt 10 - 25cm. Mặc dầu có kích thước nhỏ bé nhưng đó thường là cây gỗ có tuổi cao vì sự sinh trưởng của chúng trên đá vôi rất chậm. Độ tàn che thay đổi từ 10 - 40%, ít khi đạt đến 70 - 80%. Phần lớn các loài cây gỗ và cây bụi mọc phổ biến nhất, cùng ưu thế ở đây là: Abelia chinensis, Adinandra sp., Antidesma bunius, Ardisia sp., Beilschmiedia pergamentacea, Calophyllum balansae, C. dryobalanoides, Campylotropis henryi, Caryota maxima, Homalium phanerophlebium, Garcinia oblongifolia,  Hopea siamensis, Illicium cambodianum, Ixora cuneifolia, Magnolia liliifera, Memecylon edule, Miliusa fusca, Phoebe tavoyana, Phyllanthus insularis, Pistacia cucphuongensis, Pittosporum pauciflorum, Podocarpus neriifolius, Styrax litseoides, Radermachera sp., Sinosideroxylon wightianum, Tirpitzia sinensis, Xerospermum microcarpu.,

Các loài cây gỗ và cây bụi đặc trưng ở đỉnh núi của VMR là Abelia chinensis, Campylotropis henryi, Hopea siamensis Pistacia cucphuongensis. Tính độc đáo của chúng khá cao. Trong số các loài ở đây có các loài đặc hữu hay gần đặc hữu như Abelia chinensis, Calophyllum balansae, Calophyllum dryobalanoides, Campylotropis henryi, Illicium cambodianum, Memecylon edule, Phyllanthus insularis, Pistacia cucphuongensis, Pittosporum pauciflorum, Sinosideroxylon wightianum Tirpitzia sinensis.

Tầng 2: (cây bụi) cao 2 - 4 (5) m có độ tàn che  30 - 40 và thậm chí đến 60%. Cây nhỏ, còn non của các cây gỗ của tầng trên chiếm một tỷ trọng lớn, thuộc các loài như Calophyllum balansae, Campylotropis henryi, Garcinia oblongifolia, Hopea siamensis, Illicium cambodianum, Litsea sp., Memecylon edule, Pittosporum pauciflorum, Sinosideroxylon wightianum Tirpitzia sinensis.

Tầng Tre nhỏ cao 1 - 2m, rất dày, độ tàn che có thể đến 90% rất phổ biến, nhất là khi đã chịu qua lửa rừng. Còn ở những đỉnh chưa chịu tác động của con người thì thường không có Tre.

Tầng 3: cỏ, gồm hầu hết là các loài cỏ sống bám trên trên đá, cao 5 - 100cm. Ở đây chúng chỉ mọc trong các hốc và khe đá với độ tàn che chỉ 5 - 10%. Tuy nhiên, thành phần loài thì khá giàu, trong đó có nhiều loài cây đặc hữu địa phương hẹp. Các loài thường gặp trong tầng này là: Aeschynanthus sp., Anoectochilus calcareus, Antrophyum callifolium, Ardisia spp., Aspidistra sp., Asplenium antrophioides, A. cardiophyllum, A. tenuifolium, A. thunbergii, Begonia crassula, Campylotropis  henryi, Cheirostylis chinensis, Colysis dissimilialata, Carex sp., Cyclopeltis crenata, Habenaria calcicola, Hedyotis acutangula, Impatiens verrucifer, Nephelaphyllum tenuiflorum, Ophiopogon reptans, Selaginella sp., Ophiorrhiza  sanguinea, Piper albispicum, Pseudodracontium sp., Pteris plumbea, Rhomboda petelotii, Tropidia curculigoides, Tupistra theana.

Môi trường sống trên đường đỉnh núi đá vôi khá khô, thường gặp một số loài có thân hay lá mọng nước. Cây có lá mọng nước thường gặp là Begonia crassula, còn cây có thân hình chai, mọng nước là Impatiens verrucifer, tạo nên nét hoang mạc khô.

Tầng Địa y và Rêu không phát triển, gồm chủ yếu cây non bám trên đá ở hướng Bắc, độ che phủ ít hơn 10%.

Ở VMR trong rừng thấp trên đỉnh núi đá vôi chưa bị tác động các loài cây sống bám trên thân và cành cây đạt mức phong phú nhất. Một số loài mọc bám cả trên đá ở vách hướng Bắc, chủ yếu ở gốc cây gỗ.

Một số loài sống bám trên thân và cành cây gỗ thấp và cây bụi phát triển rất mạnh, tạo thành lớp cỏ liên tục bao phủ các tảng đá lộ đầu và thân cây gỗ hay cây bụi. Các loài phổ biến của nhóm này là  Appendicula hexandra, Ceratostylis subulata, Dendrobium spatella, Dendrobium terminale, D. truncatum, Eria spirodela, Eria thao, Flickingeria angustifolia, Fl. fimbriata, Pholidota levelleana, Ph. yunnanensis, Pyrrosia lanceolata, P. lingua, Thelasis pygmaea Vaccinium dunalianum cũng như dây leo nhỏ sống bám là Dischidia acuminata Dischidia tonkinensis.

Các loài dây leo cỏ và gỗ không hiếm nhưng vai trò trong cấu trúc rừng không đáng kể. Các loài phổ biến nhất là Alyxia hainanensis, Bauhinia ornata, Clematis uncinata, Morinda officinalis, M. umbellata, Pottsia grandiflora, Secamone sp. và Ventilago sp.

Các cây bụi nửa ký sinh như Loranthus sp. cũng không phải hiếm.

Thành phần loài của các quần xã thực vật thân thấp, cong queo trên đỉnh núi đá vôi của VMR rất đặc trưng và giàu những loài đặc hữu địa phương hẹp tại chỗ và hiếm. Ba loài trong số đó được mô tả là mới cho khoa học. Đó là Begonia crassula, Bulbophyllum salmoneumTupistra theana.

Cần nhấn mạnh là một phần đáng kể các quần xã thực vật thấp trên đường đỉnh núi đá vôi ở VMR đã bị con người tác động theo hướng xấu hay bị lửa rừng. Do đó, ở đây có thể ghi nhận được các giai đoạn diễn thế phục hồi. Tuy nhiên, sự diễn thế của các loài tại chỗ thường xảy ra vô cùng chậm, nếu có thể cũng đòi hỏi hàng trăm năm. Đó là hình ảnh thường gặp ở bất kỳ vùng núi đá vôi nào của Việt Nam (Averyanov et al., 2000). Các thành phần cây sống bám là nhạy cảm nhất và sự tái sinh của chúng đôi khi rất thất thường.

1.2. Núi thấp

1.2.1. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng, hỗn giao hay thuần loại Thông (Dacrydium elatumDacrycarpus imbricatus) trên sườn núi đá vôi kết tinh dốc và vùng đỉnh núi bị bào mòn mạnh có độ cao 700 - 800 (900) m trên mặt biển.

Ranh giới thảm thực vật ở đai núi thấp thường được chấp nhận ở miền Đông Dương, trong đó có VMR bắt đầu từ độ cao khoảng 700 - 800m trở lên (Averyanov et al., 2003a-c, 2004). Ở VMR kiểu thảm thực vật này chỉ bao phủ một số đỉnh núi cao hơn 700m, có diện tích chiếm không quá vài phần trăm. Rừng ở núi thấp có cấu trúc tương tự rừng ở đất thấp, nhưng thành phần loài khá khác nhau. Các điều kiện khí hậu ở núi thấp ẩm hơn và lạnh hơn. Nhiều loài thực vật ưa mát hơn, thậm chí một số yếu tố của hệ thực vật ôn đới có mặt. Đây là yếu tố đặc trưng cho tính độc đáo nổi bật của kiểu rừng này. 

Rừng hỗn giao và nhất là rừng Thông là loại thảm thực vật đặc trưng và riêng biệt nhất của VMR với thành phần loài rất giàu có và độc đáo. Nổi bật là các rừng Thông ở toàn thế giới nói chung, Đông Dương nói riêng là một trong những loại thảm thực vật đang bị tuyệt chủng trầm trọng nhất, và sự tuyệt chủng đó mang tính chất thảm họa (Averyanov et al., 2000, 2005a, c, 2008; Nguyen Tien Hiep et al., 2004; Orlova, Averyanov, 2004). Rừng Thông trên đá vôi với ưu thế của Dacrydium elatumDacrycarpus imbricatus có bản chất đặc hữu độc nhất.

Rừng ở núi thấp hỗn giao và Thông ghi nhận được ở phần trên sườn núi và đỉnh núi ở VMR cao 750 - 800m a.s.l. Đá gốc là đá vôi dạng đá hoa kết tinh, cứng, màu xám, với phần lộ đầu 3 - 5%. Lá mục với một phần đáng kể là lá Thông với độ che phủ 100%, sâu từ 5 - 10cm, còn ở nơi trũng có thể đến 30 - 40cm. Tầng đất trên cùng (mặt) có cấu tượng rõ ràng, màu nâu thẫm, sâu đến 10cm trên lớp sỏi đá vôi dày 15 - 25cm, trực tiếp ngay trên nền đá vôi cứng.

Tầng 1: trong kiểu rừng hỗn giao hay Thông này gồm cây lá rộng cao 25 - 30m với đường kính ngang ngực 60 - 80cm, độ che phủ đến 50%. Các loài cây ưu thế là Dacrydium elatum (Các hình 78-81), Dacrycarpus imbricatus Hopea siamensis.

Tầng 2: gồm các cây gỗ cao 10 - 20m với đường kính ngang ngực 10 - 20cm, độ che phủ từ 60 - 70%. Các loài sau đây là cùng ưu thế phổ biến nhất trong tầng này: Archidendron clypearia, Camellia sp., Cinnamomum sp., Diospyros sp., Garcinia sp., Hopea siamensis, Magnolia sp., Podocarpus neriifolius, Symplocos sp., cũng như một số đại diện của các họ Euphorbiaceae, Fagaceae, Magnoliaceae, Rubiaceae và Theaceae.

Tầng 3: (cây bụi) cao 4 - 10m với độ che phủ 60 - 70%. Thành phần loài giàu có và gồm các loài phổ biến sau đây: Calophyllum balansae, Camellia lutescens, Cinnamomum sp., Diospyros sp., Enkianthus quinquiflorus, Ficus variolosa, Garcinia sp., Glycosmis ovoidea, Illicium cambodianum, Ixora sp., Lasianthus cyanocarpus, Lithocarpus sp., Magnolia spp., Phoebe tavoyana, Podocarpus neriifolius. Các cây nhỏ, còn non của Dacrycarpus imbricatus Dacrydium elatum gặp phổ biến trong tầng này. Đó là bằng chứng của sự tái sinh tự nhiên bình thường của tầng cây ưu thế.

Tầng 4: (cỏ) gồm những loài cỏ, cây nửa bụi, cây bụi và cây con của cây gỗ lớn, cao 0,01 - 4m với độ tàn che 20 - 40%. Các loài cỏ mọc trên đất, cây nửa bụi và Ráng là những loài ưu thế chính của tầng này. Cây mạ của các loài cây gỗ của tầng ưu thế cũng phổ biến trong tầng này, trong số đó có Arenga westerhoutii, Calamus sp., Dacrycarpus imbricatus Korthalsia sp.

Tầng Rêu và Địa y khá phát triển, che phủ khoảng 5% nền rừng. Một vài loài Rêu tạo thành trên các sườn dốc những cái gối dạng Sphagnum dày 1 - 3cm.

Dây leo khá phổ biến. Thường gặp là dây leo ngắn nhỏ hay cây nhỏ của dây leo gỗ to. Trong số đó có các loài Entada phaseoloides, Piper sp., Psychotria serpens, Luvunga sp., Smilax sp. và Tetrastigma sp.

Cần phải chỉ ra rằng hai loài Thông ưu thế của rừng này, Dacrycarpus imbricatus Dacrydium elatum được xếp vào thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (tương ứng VU A1cd và VU A2cd) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN (Nguyen Tien Hiep et al., 2004). Rừng với các loài ưu thế kể trên là loại thảm thực vật đang bị tuyệt chủng trong phạm vi toàn cầu cần ưu tiên bảo tồn.

1.2.1a. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng, hỗn giao hay thuần loại Thông, cây thấp trên vách núi đá vôi kết tinh rất dốc hay dựng đứng bị bào mòn mạnh có độ cao 700 – 800 (900) m trên mặt biển bị gió biến đổi. 

Kiểu rừng Thông bị gió làm biến đổi này xuất hiện tại sườn rất dốc và vách của núi cao ở VMR. Các loài Thông ưu thế hay cùng ưu thế là đặc điểm độc đáo nhất của kiểu quần xã này. Độ tàn che có thể tương đối thấp nhưng thành phần loài giống với các quần xã Thông trên đỉnh núi.

1.2.1b. Biến đổi do gió. Rừng rậm nguyên sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng, hỗn giao hay thuần loại Thông, cây thấp trên đỉnh núi đá vôi kết tinh bị bào mòn mạnh có độ cao 700 - 800 (900) m trên mặt biển bị gió biến đổi. 

Kiểu quần xã thực vật này hiếm ở đỉnh núi đá vôi VMR, bao phủ các đỉnh núi cách ly khó tiếp cận bao quanh bởi các vách núi cao dựng đứng. Các loài Thông ưu thế vẫn là Dacrydium elatum, Dacrycarpus imbricatus. Đặc điểm rất nổi bật của kiểu quần xã này là có sự phong phú của các loài đặc hữu tại chỗ, nhất là Lan và Ráng sống bám trên thân và cành cây gỗ cũng như trên đá. Chúng cũng giàu loài bị tuyệt chủng trầm trọng ở phạm vi thế giới.

2. Các kiểu quần xã thực vật nguyên sinh phi địa đới

2.1. Các quần xã cây bụi và cỏ ở đầm lầy và thung lũng xen nhiều đá ven sông

Ở VMR các kiểu quần xã này ít gặp do tính chất dòng chảy của chế độ thủy văn ở các suối và sông nhỏ do lượng mưa theo mùa  Vào thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 12 mức nước dâng cao khiến tất cả cây mọc ở nền rừng bị ngập chìm trong nước. Chế độ ngập định kỳ là yếu tố giới hạn lớn tạo gây nên sự suy giảm tính đa dạng thực vật của nơi sống này.

2.2. Các quần xã cỏ thủy sinh ven sông suối

Các thực vật thủy sinh ven sông suối của VMR rất nghèo và gồm một số cây nhỏ kém phát triển do chế độ dòng của nước.

3. Các quần xã thực vật thứ sinh

Các quần xã thực vật nguyên sinh giàu yếu tố tại chỗ ở gần các khu dân cư, vùng đất làm nông nghiệp, đường xá và bất kỳ vùng bị khai khẩn nào của VMR đều đã bị thay thế bằng các quần xã bị tác động xấu ít nhiều, chủ yếu là bằng các quần xã thứ sinh, đại diện cho các giai đoạn diễn thế thoái hóa hay phục hồi khác nhau. Tất cả các quần xã trình bày sau đây đều phổ biến ở các vùng biên giới của VMR. Tuy nhiên chúng không là đối tượng của đợt khảo sát này.

3.1. Rừng nguyên sinh thưa bị tác động trung bình hay mạnh

Các kiểu quần xã rừng này đều được ghi nhận phổ biến ở vùng giáp ranh với bất kỳ khu dân cư nào. Chặt hạ cây gỗ có giá trị là giai đoạn mở đầu làm suy giảm rừng. Kết quả lúc đầu chỉ là xóa bỏ các tầng cây gỗ rừng nhưng thành phần loài vẫn chưa bị thay đổi mấy so với rừng nguyên sinh chưa bị tác động. Chúng gặp phổ biến ở VMR.

3.2. Rừng thứ sinh thưa giàu

Đó cũng là kiểu thảm thực vật gặp khá phổ biến gần các khu dân cư của VMR. Thành phần loài vẫn còn giàu có. Tuy nhiên, đặc điểm chủ yếu là các loài cây gỗ tại chỗ của các tầng cây gỗ cao bị biến mất, thay bằng các loài cây mọc nhanh, phân bố rộng, không đặc trưng cho rừng nguyên sinh. 

3.3. Rừng thứ sinh thưa nghèo

Sự thoái hóa tiếp theo của rừng nguyên sinh giàu các yếu tố tại chỗ ghi nhận được ở khắp các nơi tiếp giáp với khu dân cư của VMR khi tác động của các yếu tố nhân sinh tăng lên. Kết quả chặt hạ hầu hết các loài cây gỗ tại chỗ đã dẫn đến sự xuất hiện của các loài cây mọc nhanh chủ yếu có nguồn gốc ngoại lai. Cấu trúc rừng và phổ thành phần loài ngày càng khác xa với rừng nguyên sinh bởi độ nghèo hơn. Sự tăng lên của các áp lực nhân tác đã làm cho sự tái sinh tự nhiên của rừng bị dừng lại, và dẫn đến loạt diễn thế thoái hóa bắt đầu bằng các quần xã cây bụi.

3.4. Trảng cây bụi thứ sinh rậm hay thưa

Việc chăn thả trâu bò là nhân tố bổ sung phổ biến cho sự thoái hóa của rừng thành các trảng cây bụi ở ven VMR. Các loại trảng này gặp rất phổ biến ở dọc đường và gần các khu dân cư. Chúng đã tạo thành các vùng chăn thả rộng với nhiều loài cây bụi. Khi việc chăn thả diễn ra thường xuyên thì chúng trở thành kiểu quần xã cao đỉnh tạm thời. Trong các điều kiện đó thì rừng không có thể tái sinh được. Thành phần loài thực vật có thể vẫn còn khá giàu nhưng phổ hoàn toàn khác với phổ của rừng nguyên sinh ở chỗ các yếu tố tại chỗ bị thay bằng các yếu tố ngoại lai, phân bố rộng, trong đó có cả các loài xâm chiếm.

3.5. Trảng cỏ thứ sinh

Trảng cỏ thứ sinh là giai đoạn cuối cùng, cao đỉnh của sự thoái hóa nhân tác. Chúng cũng gặp phổ biến cùng với các loại thảm thứ sinh kể trên ở gần các vùng dân cư của VMR. Các yếu tố tại chỗ chỉ chiếm một tỷ trọng vô cùng thảm hại ở đây. Ngược lại các yếu tố ngoại lai trở nên thống trị. Các trảng cỏ thứ sinh cùng với các quần xã thứ sinh khác đều không cần bảo tồn.

1. Tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch ở VMR của VQG PN-KB

Về địa lý học thì khu vực của VQG PN-KB và các vùng giáp ranh thuộc miền địa mạo Trường Sơn (còn gọi là mùng sinh thái Trung Trường Sơn). Về mặt địa lý thực vật nó là phần cấu thành của tiểu vùng địa lý thực vật Bắc Đông Dương, miền Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ - Mã Lai của xứ cổ nhiệt đới (Averyanov et al., 2003a, b, 2004). Trong khung cảnh đó thì VMR có hệ thực vật mang tính tại chỗ điển hình của vùng núi đá vôi Đông Đông Dương. Đặc trưng của hệ thực vật này là có thành phần loài rất giàu có với tỷ trọng của các loài đặc hữu và gần đặc hữu cao (Averyanov et al., 2003a, b, 2004, 2005b, d). Tính đa dạng của thảm thực vật và các kiểu nơi sống của VQG PN-KB đã tạo nên tính đa dạng thực vật nổi bật. Những khảo sát tính đa dạng thực vật bước đầu chỉ có tính khái quát (Le Xuan Canh et al., 1997; Cao Văn Sung, Le Quy An, 1998; Timmins et al., 1999; http://www.phongnhatours..., etc.). Dù sao thì những kết quả đầu tiên cũng cho thấy ở VQG này có ít nhất 193 họ, 906 chi và 2.651 loài thực vật (http://www.phongnhatours...). Kết quả nghiên cứu tại VMR của VQG PN- KB đã  ghi nhận được 598 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 386 chi và 127 họ. Thực ra thì hệ thực vật địa phương của VQG PN-KB và các vùng tiếp giáp chắc chắn giàu có hơn do còn sót lại nhiều khu rừng nguyên sinh. Căn cứ theo các tài liệu sẵn có thì hệ Lan ở đây ít nhất cũng gấp đôi các Khu Bảo tồn thiên nhiên (có thể so sánh được) khác (Averyanov et al., 2005d, 2006). Trên cơ sở của các dẫn liệu gián tiếp hệ Lan của VQG PN-KB chắc chắn phải gồm khoảng 300 - 350 loài (Averyanov, 1994, 2008, 2010, 2011; Averyanov, Averyanova, 2003). Thông thường Lan là “nhân nguyên sinh” của các hệ thực vật tại chỗ của Trung Việt Nam, chiếm khoảng 8 - 10% trong tổng số loài thực vật bậc cao có mạch. Theo cách ngoại suy này thì hệ thực vật của VQG PN-KB phải bao gồm ít nhất 2.500 - 3.000 loài Ráng, Thông và thực vật có hoa (gọi chung là thực vật bậc cao có mạch). Từ các dẫn liệu thu được trong các đợt điều tra, tại VMR của VQG đã tìm thêm được 20 loài Lan lần đầu tiên ghi nhận cho VQG PN-KB và VMR. Đó là các loài: Anoectochilus annamensis, Aphyllorchis montana, Apostasia wallichii, Bulbophyllum delitescens, B. depressum, B. hymenanthum, B. salmoneum, Calanthe odora, Callostylis rigida, Cheirostylis chinensis, Cyrtosia nana, Cymbidium cyperifolium, Dendrobium aduncum, D.thyrsiflorum var. munutiflorum,  Eria tomentosa, Erythrodes hirsuta, Habenaria calcicola, Liparis nigra, Panisea garrettii, Pholidota levelleana. Trong số đó có 5 loài thuộc các thứ hạng Đang bị tuyệt chủng (EN) hay Sắp bị tuyệt chủng (VU). Đó là: Anoectochilus annamensis (VU), Aphyllorchis montana (EN), Cyrtosia nana (EN), Habenaria calcicola (VU) và Panisea garrettii (VU).

54 Lan được ghi nhận qua cả các đợt khảo sát trước đây và đợt nghiên cứu này. Chúng gặp cả ở VQG PN-KB lẫn ở VMR. Đó là: Anoectochilus calcareus, Appendicula hexandra, Biermannia calcarata, Bulbophyllum ambrosia, B. macranthum, B. retusiusculum, Calanthe alismifolia, Ceratostylis subulata, Cleisostoma birmanicum, Cl. striatum, Collabium chinense, Corymborkis veratrifolia, Dendrobium nobile, D. salaccense, D. spatella, D. terminale, D. thyrsiflorum, D. truncatum, Eria lasiopetala, Eria paniculata, Eria pannea, Eria spirodela, Eria thao, Flickingeria angustifolia, Fl. fimbriata, Galeola nudiflora, Gastrochilus acutifolius, G. calceolaris, Goodyera fumata, G. hispida, Kingidium deliciosum, Liparis distans, L. pumila, L. viridiflora, Mischobulbum longiscapum, Nephelaphyllum tenuiflorum, Nervilia muratana, Oberonia cavaleriei, Ob. kwangsiensis, Odontochilus elwesii, Parapteroceras elobe, Phaius flavus,Pholidota chinensis, Phreatia plantaginifolia, Podochilus khasianus, Rhomboda petelotii, Schoenorchis gemmata, Taeniophyllum glandulosum, Thelasis pygmaea,Thrixspermum centipeda, Trichotosia pulvinata, Tropidia angulosa, Tropidia curculigoides, Zeuxine nervosa. Trong số đó có 11 loài thuộc thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (VU). Chúng phân bố rộng rãi trong cả VQG PN-KB lẫn của VMR là Anoectochilus calcareus, Goodyera hispida, Mischobulbum longiscapum, Oberonia cavaleriei, Ob. kwangsiensis, Odontochilus elwesii, Parapteroceras elobe, Phreatia plantaginifolia, Podochilus khasianus, Rhomboda petelotii Taeniophyllum glandulosum.

Có 103 loài đã tìm thấy trong các đợt nghiên cứu ở VQG PN-KB trước đây (Averyanov et al., 2005b) nhưng chưa tìm thấy ở VMR trong đợt khảo sát này. Phần lớn các loài nổi bật thuộc nhóm này xếp vào thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (VU), một số Đang bị tuyệt chủng (EN), thậm chí Bị tuyệt chủng trầm trọng (CR). Đó là các loài  Acriopsis indica (VU), Aerides crassifolia (VU), A. odorata (VU), A. rosea (VU), Anoectochilus roxburghii (VU), Bulbophyllum clandestinum (VU), Chiloschista trudelii (EN), Cleisostoma simondii (VU), Cymbidium atropurpureum (EN), Dendrobium cariniferum (VU), D. hercoglossum (VU), D. loddigesii (VU), Eria gagnepainii (VU), Eria pusilla (VU), Gastrochilus hainanensis (VU), Hetaeria anomala (VU), Hygrochilus parishii (VU), Liparis aurita (EN), L. petelotii (VU), L. petraea (VU), Malleola seidenfadenii (VU), Micropera poilanei (VU), Neuwiedia balansae (VU), Panisea albiflora (VU), Paphiopedilum concolor (EN), P. dianthum (EN),  P. malipoense (EN), Phaius mishmensis (VU), Phalaenopsis gibbosa (CR), Pholidota imbricata (VU), Polystachya concreta (VU), Pomatocalpa spicata (VU), Pteroceras simondianum (EN), Rhynchostylis giganthea (EN), Robiquetia spathulata (VU), Staurochilus fasciatus (VU), Tainia hongkongensis (VU), T. pauciflora (VU), Thecopus maingayi (EN), Thecostele alata (VU), Thrixspermum calceolus (VU), T. fleuryi (VU), T.  formosanum (VU), T. fragrans (VU), T. pauciflora (VU), Vanda pumila (VU).

Phần lớn các loài kể trên là đặc hữu hẹp hay gần đặc hữu của Đông Dương. Nhiều loài trong số đó chưa tìm thấy ở VMR vì thời gian khảo sát còn hạn chế, chắc chắn có thể gặp nhiều loài trong số đó ở VMR.

Trong số các loài được phát hiện ở VMR có giá trị nhất là “các nhóm loài khóa”, tức là các loài có giá trị đặc biệt về kinh tế hay khoa học có giá trị bảo tồn. Đó là: 1. Nhóm các loài tách riêng về phân loại học có giá trị đặc biệt về địa lý thực vật (gồm các loài đặc hữu, gần đặc hữu, mới được mô tả là mới cho khoa học); 2. Các nhóm các loài thuộc các thứ hạng bảo tồn (NT, VU, EN và CR theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN và được ghi nhận trong các Phụ lục của CITES),  Sách Đỏ Việt Nam - Phần II: Thực vật, (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; 3. Nhóm các loài chỉ thị nơi sống nguyên sinh giàu có; 4. Các nhóm các loài có giá trị về kinh tế (cây gỗ, cây thuốc, cây làm cảnh, cây ăn quả và lá). Những loài đó thường được chú ý trong các đợt khảo sát ngắn hạn. Sau đây là 16 các “nhóm loài khóa” được phân nhỏ có giá trị bảo tồn ghi nhận được qua các mẫu vật làm bằng chứng thu được.

2. Nhóm các loài khóa thực vật có giá trị  bảo tồn

2.1. Các loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP

Các loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP gồm có 6 loài : Asarum wulingense, Cephalotaxus mannii, Diospyros mun, Nervilia muratana, Anoectochilus calcareus, Dendrobium nobile.

2.2. Các loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật (2007) 

Các loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật (2007) gồm có 9 loài : Balanophora laxiflora, Cephalotaxus mannii, Diospyros mun, Magnolia dandyi, Ardisia gigantifolia, Anoectochilus calcareus, Dendrobium nobile, Eria spirodela,  Paris polyphylla .

2.3. Các loài đặc hữu của Bán đảo Đông Dương 

Các loài đặc hữu của Bán đảo Đông Dương gồm có 49 loài:Phlogacanthus annamensis, Allospondias lakonensis, Mitrephora thorelii , Polyalthia intermedia, Polyalthia jucunda, Uvaria dac, Dischidia tonkinensis, Pinanga annamensis, Rhapis laosensis, Calophyllum balansae, Disporum trabeculatum, Costus tonkinensis, Diospyros choboensis, D. lobata Lour., D. rufogemmata, Archidendron tetraphyllum, Bauhinia oxysepala, Gleditsia pachycarpa, Zenia insignis,  Hydnocarpus annamensis, Altingia siamensis, Illicium cambodianum, Stauntonia cavaleriana, Cryptocarya annamensis, Magnolia dandyi, Angiopteris cochinchinensis, Dendrobium thyrsiflorum var. minutiflorum, Liparis nigra, Panisea garrettii, Pholidota chinensis, Polygala tonkinensis, Belvisia annamensis, Cyclosorus balansae, Anemone poilanei, Berchemia loureiriana, Rhamnella tonkinensis, Gardenia annamensis,  Ixora krewanhensis, Ophiorrhiza tonkinensis, Pavetta annamensis, Glycosmis ovoidea, Glycosmis tricanthera, Xerospermum microcarpum, Byttneria tortilis, Styrax litseoides, Aquilaria crassna, Grewia bulot, Elatostema balansae,  Pilea baviensis.

2.4. Nhóm các loài đặc h

0