Một số cây đậu làm cỏ cho bò sữa
Cây Stylo Nguồn gốc và phân bố Tên khoa học của cỏ Stylo là Stylosanthes guianensis, mọc tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, là một trong số ít cây đậu được quan tâm ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây đậu Stylo được trổng ở nhiều cơ sở chăn nuôi trâu bò trong nước. Đặc điểm sinh vật học và ...
Cây Stylo
Nguồn gốc và phân bố
Tên khoa học của cỏ Stylo là Stylosanthes guianensis, mọc tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, là một trong số ít cây đậu được quan tâm ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây đậu Stylo được trổng ở nhiều cơ sở chăn nuôi trâu bò trong nước.
Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái
Stylo là cây đậu lâu năm, mọc thành bụi nhỏ và có xu hướng thân hoá gỗ cao tới 60 cm hay hơn,có khả năng ra rễ ở thân, thân nhiều lông. Lá chẽ ba, đầu tày, có nhiều hoặc ít lông tơ mịn.
Stylo thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 – 2000 mm Stylo phát triển mạnh. Stylo không kén đất, có thể phát triển ở đất nghèo dinh dưỡng, đất chua, không phát triển được ở những vùng đất quá kiềm (pH > 8), đất trũng ngập nước.
Năng suất
Năng suất xanh của cỏ Stylo đạt khoảng 50 tấn/ha/năm.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
– Thời vụ trồng
Thời gian^trồng Stylo tốt nhất là vào đầu mùa mưa, nếu gieo hạt cần tránh mưa vì hạt sẽ bị dí chặt, không lên được.
– Chuẩn bị đất
Đất trồng cỏ cần được cày bừa kỹ, cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng,đánh rãnh sâu 10 cm (nếu trồng bằng hạt) và 15 cm (nếu trồng bằng cành), các hàng cách nhau 50 cm.
– Phân bón
Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:
+ Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn
+ Super lân: 300 – 350 kg
+ Sulfat kali: 150 – 200 kg
+ Vôi: 11,5 tấn tuỳ độ pH.
Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 50 kg sulfat kali và 100 kg super lân để bón thúc.
– Gieo trồng
Stylo có thể nhân bằng hạt hay cành. Gieo bằng hạt cần 4 – 6 kg/ha. Hạt cần được ngâm 30 phút trong nước ấm (60 – 70°C) trước khi gieo, độ sâu gieo không quá 10 cm, lấp đất mỏng. Có thể gieo trong vườn ươm đến khi cây non đạt độ cao khoảng 25 cm sẽ nhổ ra trồng.
Nếu trồng bằng cành giâm, cắt cành dài 30 – 40 cm (có 4 – 5 mắt).
Trồng theo khóm, mỗi khóm 5 – 6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp đất dày 5 – 6 cm.
Khi cây mọc cao khoảng 5 – 1 0 cm thì tiến hành xới đất cho tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đổng thời bón thúc bằng urê (50 kg urê/ha). Khoảng 2 tháng tuổi xới đất một lần nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển tốt.
Sử dụng
Cây Stylo sử dụng cho thu cắt làm thức ăn xanh, khô hay bột, cắt lứa đầu 4 tháng sau khi gieo (cây cao khoảng 60 cm), các lứa sau cắt cách nhau 70 – 80 ngày, khi cắt phải cắt từ ngang phần xanh lên (cắt cao 15 – 20 cm cách mặt đất).
Trồng 1 lần thu hoạch 3 – 4 năm, không chịu được chăn thả hay thu cắt nhiều.
Cây keo dậu
Nguồn gốc và phân bố
Cây keo dậu có tên khoa học là Leucaena leucocephala, nguồn gốc có thể từ Trung Mỹ, đã được trổng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, là một trong những cây đậu thân gỗ đang rất được quan tâm ở miền Bắc Việt Nam.
Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái
Cây keo dậu là cây thân gỗ lâu năm, có nhiều cành, không gai. Cây mọc nhanh, 2 năm có thể cao 2 m, nếu không cắt có thể cao tới 5 m.
Cây keo dậu thích nghi với vùng nhiệt đới ẩm, sinh trưởng nhanh trên đất màu mỡ với độ pH trung tính hay kiềm. Cây sinh trưởng kém trên đất nghèo dinh dưỡng, đất axit hay bị ngập úng, không thích hợp với vùng khí hậu lạnh.
Năng suất
Năng suất xanh của cây keo dậu có thể đạt 50 tấn/ha/năm. Tuy nhiên trên thực tế, cây keo dậu hay được trồng trên hàng rào, mỗi mét hàng rào có thể cho 2,5 kg chất xanh/1 lần cắt.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
– Thời vụ trồng
Thời gian gieo trồng cây keo dậu tốt nhất vào đầu mùa mưa.
– Chuẩn bị đất
Cây keo dậu có thể trồng ở ruộng tập trung, trong vườn, đường đi, bờ mương máng, hàng rào… Nếu trổng tại ruộng thì chuẩn bị đất như khi trổng các loại đậu đỗ khác. Sau khi cày bừa và làm đất tiến hành lên luống rộng 3m, rạch các hàng trên luống cách nhau 70 cm, sâu khoảng 10 – 15 cm.
– Phân bón
Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng keo dậu bón như sau:
+ Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn
+ Super lân: 300 kg
+ Sulfat kali: 150 kg
+ Vôi: 1 – 1,5 tấn tuỳ độ pH
Các loại phân trên bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối. Hàng năm có thể sử dụng 50kg sulfat kali và 100kg super lân để bón thúc.
– Gieo trồng
Cây keo dậu chỉ được gieo trổng bằng hạt. Phía ngoài của hạt có một lớp vỏ cứng bao bọc làm ngăn cản sự nảy mầm của hạt nên cần xử lý hạt giống trước khi gieo. Phương pháp xử lý hạt giống đơn giản nhất là ngâm trong nước ấm cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Lượng hạt cần cho 1 ha là 20 kg, gieo hạt theo hàng rạch, trung bình 1 m dài gieo 20 hạt. Nếu trồng theo hốc ven đường đi, hàng rào… thì mỗi hốc gieo 5 – 6 hạt, hoặc gieo trong vườn ươm đến khi cây cao khoảng 40 – 50 cm thì đánh đi trồng như các loại cây thân gỗ khác; trồng cây cách cây khoảng 50 cm.
Sử dụng
Lứa đầu thu hoạch sau khi trồng 4 – 5 tháng (cây cao khoảng 1,5 m), độ cao cắt cách mặt đất 70 cm, các lứa tiếp theo cắt sau khoảng thời gian 50 ngày, cắt cao dần lên (cắt chừa lại cành mới tái sinh 4 – 5 cm).
Cây keo dậu có thể cắt làm thức ăn xanh, bột cỏ, hay sử dụng cho chăn thả gia súc.
Cây keo dậu có chứa độc tố mimosine, hàm lượng độc tố này đặc biệt cao trong lá non. Lượng keo dậu đùng làm thức ăn cho bò sữa không nên vượt quá 30% khẩu phần.
Cây đậu công
Nguồn gốc và phân bố
Tên khoa học của cây đậu công là Flemingia congesta, có nguồn gốc từ châu Á, được trổng rộng rãi b các nước Đông Nam Á như: Philippin, Indonesia… với mục đích lấy lá cho gia súc ăn và làm hàng rào xanh chống xói mòn đất. ở Việt Nam, cây đậu công đang được nghiên cứu và trồng tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở chăn nuôi trâu bò.
Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái
Đậu công ỉà cây lùm bụi, lâu năm, thân gỗ, cây cao từ 1,5 – 2 m. Hoa chùm dày đặc có màu lục nhạt, lá kép có 3 chét mỏng, mỗi lá chét dài hơn 10 cm. Rễ cây có nhiều nốt sần, có khả năng cố định đạm trong đất.
Cây đậu công sinh trưởng tốt ở vùng đất có độ cao đến 2000 m so với mực nước biển, cần lượng mưa tối thiểu khoảng 1000 – 2000 mm, nhưng cũng có thể sống qua được những đợt khô hạn kéo dài, chịu được những điều kiện tưới tiêu kém, nhưng không phát triển tốt ở nơi ngập úng lâu dài. Cây cũng phát triển tốt trên loại đất sét và đất có đá ong, chịu được bóng râm như dưới tán cây rừng, dưới các loại cây công nghiệp, cây ăn quả.
Năng suất
Sản lượng ngọn và lá tươi của cây đậu công có thể đạt 50 – 70 tấn/ha/năm.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
– Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp vào khoảng tháng 2 hàng năm.
– Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất như khi trồng các loại đậu đỗ khác. Sau khi cày bừa và làm đất tiến hành lên luống rộng 3 m, rạch các hàng trên luống cách nhau 70 cm, sâu khoảng 10 cm.
– Phân bón
Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha bón như sau:
+ Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn
+ Super lân: 300 kg
+ Sulfat kali: 150 kg
+ Vôi: 1 – 15 tấn tuỳ độ pH.
Các loại phân trên bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối. Hàng năm có thể sử dụng 50 kg sulfat kali và 100 kg super lân để bón thúc.
– Gieo trồng
Cây đậu công chỉ được gieo trồng bằng hạt. Tra hạt trên rạch, khoảng cách hạt từ 4 – 6 cm, lấp đất mỏng. Xử lý hạt trước khi gieo bằng nước ấm (60 – 70°C) trong 5 phút. Lượng hạt giống cần cho 1 ha khoảng 6 – 8 kg.
Sử dụng
Lứa đầu thu hoạch sau khi trồng 4 – 5 tháng (cây cao khoảng 1,5 m), độ cao cắt cách mặt đất 60 – 70 cm để cây tái sinh cho lứa sau, các lứa tiếp theo cắt sau khoảng thời gian 50 -60 ngày, cắt chừa lại cành mới tái sinh 4 – 5 cm.
Cây đậu công có thể cắt làm thức ăn xanh cho trâu bò.