12/06/2018, 15:59
Giải pháp công nghệ thông tin không thể thiếu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguồn bài viết: http://the
Công Nghệ thông tin và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là xu hướng không mới trong nền kinh tế hiện nay, tuy nhiên nó chỉ được nghĩ đến, khai thác và sử dụng nhiều trong những công ty lớn với tiềm lực hùng mạnh. Các doanh nghiệp vừa và ...
Công Nghệ thông tin và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là xu hướng không mới trong nền kinh tế hiện nay, tuy nhiên nó chỉ được nghĩ đến, khai thác và sử dụng nhiều trong những công ty lớn với tiềm lực hùng mạnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải không nắm bắt được xu thế này, nhưng việc áp dụng lẻ tẻ, không có kế hoạch và tập trung cũng khiến hiệu quả đạt đươc không cao
Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp ( Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của khối vào tổng sản lượng và tạo việc làm là khá lớn tuy nhiên những gì làm được đã tương xứng với tiềm năng? doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đứng ở đâu trong xu thế trên? làm sao để phát huy hơn nữa vị thế, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế và đem lại lợi nhuận trong tương lai? Đó là những câu hỏi mà không chỉ nhà nước, doanh nghiệp mà những nhà phát triển cũng rất băn khoăn tìm cách tháo gỡ.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Trong đó có 13.102 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 98,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% về số doanh nghiệp và giảm 17,1% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm 2017 cũng là 4.057 doanh nghiệp, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 15,7%), “trong đó 3.745 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng”, chiếm “92,3%”. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm là 27.400 doanh nghiệp, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành ba loại đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa (Wikipedia)
Một số đặc điểm
- Gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức: do thủ tục vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khá khó khăn, thế chấp, rủi ro... Quy mô vốn nhỏ: nguồn vốn của công ty chủ yếu đến từ vốn chủ, khả năng vay được vốn để bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh là không cao. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, các giải pháp công nghệ thông tin mới vào các hoạt động sản xuất nói chung chăm sóc khách hàng và marketing nói riêng.
- Cạnh tranh gay gắt: đến từ các công ty trong nước (cùng ngày nghề, am hiểu như nhau, sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật như nhau…) và đến từ các công ty nước ngoài (kinh nghiệm quản lý tốt, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người mạnh, hoạt động marketing đạt hiệu quả cao).
- Không dành nhiều nguồn lực cho hoạt động xây dựng thương hiệu, marketing, chăm sóc khách hàng: Nguồn lực của công ty chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm và hoạt động bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo…), ít dùng cho hoạt động nghiên cứu, chăm sóc khách hàng hay định vi thương hiệu. Đây có vẻ như là một sai lầm thường gặp kể cả với công ty lớn, minh chứng là việc hiện trên thế giới có rất ít thương hiệu của Việt Nam có mặt, đứng trong top của một bảng xếp hạng nào đó mặc dù nguồn lực họ có không phải là nhỏ.
- Chiến lược phát triền công ty chưa có định hướng rõ ràng: Thương xuyên hoạt động theo kiểu ăn ngay, phụ thuộc vào mùa vụ, … chưa có kế hoạch trung và dài hạn. Việc này khiến cho công ty bị động, các đối tác cũng khó tin tưởng cho việc vay vốn, giao những đơn hàng quan trọng.
- Thiếu nhân lực chất lượng cao: công ty không đủ sức hấp dẫn hoặc chính sách sử dụng nhân lực đang có vấn đề, do đó nhân viên không có môi trường tốt, không còn hứng thú và bỏ đi.
Cũng số liệu trong năm 2017 cho biết những đánh giá của doanh nghiệp như sau: Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý IV, có 61,1% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 45,1% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 32,7% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 31,5% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 27,9% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất cao và 22,2% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh cao của hàng nhập khẩu là yếu tố quan trọng (theo số liệu của tổng cục thống kê tính đến tháng 4/ 2017).
Nhìn chung bức tranh tổng thể doanh nghiệp vừa vả nhỏ có khởi sắc trong xu thế nền kinh tế đang từng bước được phục hồi, những vấn đề gặp phải vẫn chưa thực sự cấp bách khi nền kinh tế còn ổn định, và vẫn còn có thời gian để giải quyết.
Nhưng trong lâu dài chúng ta phải cùng nhìn lại, hoạch định chiến lược phù hợp, nâng cao chất lượng sau khi đã mở rộng đáng kể về quy mô, hơn nữa giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp, doanh nghiệp bạn ở đâu trong mắt người tiêu dùng nếu tiếp tục không có điểm nhấn?
Khách hàng đang nghĩ gì?
- Đứng trên phương diện của khách hàng các nhân (người mua tiêu dùng hàng ngày các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp): Tôi cần sản phẩm “có thương hiệu”, tôi cần sản phẩm tốt nhưng phải phù hợp với túi tiền, không cần cứ phải là thương hiệu lớn tạo cho tôi “niềm tin” là đủ, tôi cần phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Để tạo ra được sản phẩm tốt và phù hợp với túi tiền, chỉ có thể làm ra khi có hoạt động nghiên cứu thị trường của Marketing ngoài ra doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu câu trả lời cho câu hỏi điều gì tạo nên thương hiệu của bạn? (chăm sóc khách hàng, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp… hay truyền thông?).
- Phương diện khách hàng là tổ chức: Tôi cần một nhà cung cấp dài hạn có thể ký hợp đồng hơn là mua ngắn hạn, tôi cần nhà cung cấp phải chính xác về thời gian về số lượng. Tôi cần khả năng làm việc, khả năng quản trị, khả năng xoay sở tốt khi gặp khó khăn trong việc thiếu hụt hàng hóa, nguyên vật liệu cung ứng trên thị trường… Những điều này đạt được khi bạn trở thành người “uy tín”- với khả năng quản trị sản xuất tốt giao hàng đúng thời gian, đủ số lượng, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các biến động của thị trường của khách hàng để từ đó có ứng biến phù hợp, và xây dựng, quản trị mối quan hệ tốt.
Doanh nghiệp người trong cuộc đang nghĩ gì?
- Tôi rất muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì chắc chắn tình hình ổn định trong kinh doanh như hiện tại sẽ không kéo dài được lâu, chúng tôi muốn có lợi thế khi thời thế thay đổi. Chúng tôi khá ngại chuyển đổi, rất sợ chi phí để đưa vào và vận hành các giải pháp, nhân viên chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ, vận hành khó khăn. Vấn đề bảo mật thông tin chưa cao cũng là một vấn đề, hơn nữa chưa có ai tiên phong thử, chưa có nhiều thành công đại trà nên chúng tôi còn chưa chắc chắn.
- Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động khá tốt, cũng không cần thiết sử dụng nhiều công nghệ vào quản lý. Trong tương lai chúng tôi sẽ thử.
- Hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng là chưa cần thiết, hiện chúng tôi đang thực hiện khuyến mại, quảng cáo khá tốt,…
=> Vấn đề: Cần một “giải pháp kết nối” doanh nghiệp có thiện chí nhận thấy tính cấp bách của vấn đề và khách hàng của họ.
Nắm bắt được nhu cầu đó các nhà phát triển đến từ Mobifone đã thiết kế ra những giải pháp công nghệ thông tin mang tính phù hợp cao với yêu cầu của doanh nghiệp: Trong khuôn khổ bài viết giới thiệu 3 giải pháp cực kỳ hữu ích và phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp để đổi mới tư duy, đổi mới con người và đổi mới cách vận hành doanh nghiệp.
Giải pháp mobiCRM:
MobiCRM là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng hiệu quả, triển khai các chương trình, chiến dịch trên hệ thống Marketing Automation.
Giải pháp doanh nghiệp MobiCRM cung cấp cho Doanh nghiệp đầy đủ các tính năng về marketing , chăm sóc khách hàng và lên lịch công việc của nhân viên trên cùng một hệ thống.
Lợi ích mà MobiCRM mang lại cho Doanh nghiệp:
- Quản lý Khách hàng tập trung: phân loại khách hàng theo mối quan hệ, tự động tính thời gian liên lạc với khách hàng.
- Kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lên chiến dịch kinh doanh tự động; xây dựng KPI cho từng vị trí, từng bộ phận theo từng giai đoạn;...
- Quản lý hoạt động bán hàng: chức năng quản lý sản phẩm chuyên biệt, kiểm soát các chiến dịch bán hàng, phân tích số liệu hiệu quả kinh doanh,...
Giải pháp chăm sóc khách toàn diện 3C (Cloud Contact Center).
Dịch vụ tổng đài (3C) là giải pháp công nghệ thông tin toàn diện cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp một hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh hợp nhất bao gồm: Thoại, SMS, FaceBook, LiveChat, Email.
Lợi ích mà giải pháp 3C mang lại cho Doanh nghiệp:
- Tiết kiệm 40% chi phí gọi ra so với tổng đài điện thoại truyền thống.
- Không tốn chi phí đầu tư ban đầu, không tốn chi phí bảo trì hệ thống
- Tăng 90% khả năng bát máy của khách hàng với Số Hotline là số di động MobiFone
- Sử dụng mọi lúc mọi nơi, độ ổn định cao khi dùng sóng di động, không bị phụ thuộc vào 3G/4G/Wifi
- Tích hợp tổng đài, Live Chat, Email, SMS, CRM, Facebook tiện lợi.
Giải pháp hóa đơn điện tử mBill:
Hóa đơn điện tử mBill là giải pháp công nghệ thông tin của MobiFone được sử cho việc tạo lập, xuất hóa đơn điện tử và quản lý phát hành hóa đơn trực tuyến. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy hoặc sử dụng song song sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của nhà nước về quản lý, phát hành hóa đơn điện tử.
Lợi ích mà mBill mang lại cho Doanh nghiệp:
- Không mất nhiều thời gian trong việc đặt in, thông báo phát hành hóa đơn.
- Giảm chi phí in hóa đơn và chi phí bưu điện gửi, bảo quản, lưu trữ hoá đơn… so với sử dụng hoá đơn giấy, từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán; đối chiếu dữ liệu. Ưu điểm của hóa đơn điện tử là quá trình xử lý nhanh, thông tin trên hóa đơn điện tử được liên kết trực tiếp vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán của doanh nghiệp mua bán hàng hoá, dịch vụ.
- Việc lập, gửi/nhận hóa đơn cho Khách hàng được thực hiện nhanh chóng thông qua các phương tiện điện tử mà không phải gửi hóa đơn qua đường bưu điện hoặc nhà vận chuyển.
- Giảm rủi ro mất, cháy hóa đơn và các khoản phạt liên quan…
Tất cả những giải pháp của Mobifone đều được thiết kế theo nguyên tắc: chi phí rẻ nhất ví dụ mobiCRM 9 chức năng trong một giải pháp chỉ với 3000đ/nhân viên/ngày hay mBill chỉ từ 300đ/hóa đơn rẻ nhất thị trường. Dễ dàng trong lắp đặt và sử dụng mang lại tiện ích cho cả nhà cung cấp và doanh nghiệp. Và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, hỗ trợ khách hàng sau bán với hàng trăm nhân viên khắp cả nước. Vì vậy khi sử dụng các giải pháp của Mobifone, doanh nghiệp chắc chắn sẽ hài lòng với sản phẩm, giá cả và điều kiện sử dụng.
Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp ( Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của khối vào tổng sản lượng và tạo việc làm là khá lớn tuy nhiên những gì làm được đã tương xứng với tiềm năng? doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đứng ở đâu trong xu thế trên? làm sao để phát huy hơn nữa vị thế, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế và đem lại lợi nhuận trong tương lai? Đó là những câu hỏi mà không chỉ nhà nước, doanh nghiệp mà những nhà phát triển cũng rất băn khoăn tìm cách tháo gỡ.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Trong đó có 13.102 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 98,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% về số doanh nghiệp và giảm 17,1% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm 2017 cũng là 4.057 doanh nghiệp, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 15,7%), “trong đó 3.745 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng”, chiếm “92,3%”. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm là 27.400 doanh nghiệp, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành ba loại đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa (Wikipedia)
Một số đặc điểm
- Gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức: do thủ tục vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khá khó khăn, thế chấp, rủi ro... Quy mô vốn nhỏ: nguồn vốn của công ty chủ yếu đến từ vốn chủ, khả năng vay được vốn để bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh là không cao. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, các giải pháp công nghệ thông tin mới vào các hoạt động sản xuất nói chung chăm sóc khách hàng và marketing nói riêng.
- Cạnh tranh gay gắt: đến từ các công ty trong nước (cùng ngày nghề, am hiểu như nhau, sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật như nhau…) và đến từ các công ty nước ngoài (kinh nghiệm quản lý tốt, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người mạnh, hoạt động marketing đạt hiệu quả cao).
- Không dành nhiều nguồn lực cho hoạt động xây dựng thương hiệu, marketing, chăm sóc khách hàng: Nguồn lực của công ty chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm và hoạt động bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo…), ít dùng cho hoạt động nghiên cứu, chăm sóc khách hàng hay định vi thương hiệu. Đây có vẻ như là một sai lầm thường gặp kể cả với công ty lớn, minh chứng là việc hiện trên thế giới có rất ít thương hiệu của Việt Nam có mặt, đứng trong top của một bảng xếp hạng nào đó mặc dù nguồn lực họ có không phải là nhỏ.
- Chiến lược phát triền công ty chưa có định hướng rõ ràng: Thương xuyên hoạt động theo kiểu ăn ngay, phụ thuộc vào mùa vụ, … chưa có kế hoạch trung và dài hạn. Việc này khiến cho công ty bị động, các đối tác cũng khó tin tưởng cho việc vay vốn, giao những đơn hàng quan trọng.
- Thiếu nhân lực chất lượng cao: công ty không đủ sức hấp dẫn hoặc chính sách sử dụng nhân lực đang có vấn đề, do đó nhân viên không có môi trường tốt, không còn hứng thú và bỏ đi.
Cũng số liệu trong năm 2017 cho biết những đánh giá của doanh nghiệp như sau: Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý IV, có 61,1% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 45,1% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 32,7% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 31,5% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 27,9% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất cao và 22,2% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh cao của hàng nhập khẩu là yếu tố quan trọng (theo số liệu của tổng cục thống kê tính đến tháng 4/ 2017).
Nhìn chung bức tranh tổng thể doanh nghiệp vừa vả nhỏ có khởi sắc trong xu thế nền kinh tế đang từng bước được phục hồi, những vấn đề gặp phải vẫn chưa thực sự cấp bách khi nền kinh tế còn ổn định, và vẫn còn có thời gian để giải quyết.
Nhưng trong lâu dài chúng ta phải cùng nhìn lại, hoạch định chiến lược phù hợp, nâng cao chất lượng sau khi đã mở rộng đáng kể về quy mô, hơn nữa giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp, doanh nghiệp bạn ở đâu trong mắt người tiêu dùng nếu tiếp tục không có điểm nhấn?
Khách hàng đang nghĩ gì?
- Đứng trên phương diện của khách hàng các nhân (người mua tiêu dùng hàng ngày các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp): Tôi cần sản phẩm “có thương hiệu”, tôi cần sản phẩm tốt nhưng phải phù hợp với túi tiền, không cần cứ phải là thương hiệu lớn tạo cho tôi “niềm tin” là đủ, tôi cần phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Để tạo ra được sản phẩm tốt và phù hợp với túi tiền, chỉ có thể làm ra khi có hoạt động nghiên cứu thị trường của Marketing ngoài ra doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu câu trả lời cho câu hỏi điều gì tạo nên thương hiệu của bạn? (chăm sóc khách hàng, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp… hay truyền thông?).
- Phương diện khách hàng là tổ chức: Tôi cần một nhà cung cấp dài hạn có thể ký hợp đồng hơn là mua ngắn hạn, tôi cần nhà cung cấp phải chính xác về thời gian về số lượng. Tôi cần khả năng làm việc, khả năng quản trị, khả năng xoay sở tốt khi gặp khó khăn trong việc thiếu hụt hàng hóa, nguyên vật liệu cung ứng trên thị trường… Những điều này đạt được khi bạn trở thành người “uy tín”- với khả năng quản trị sản xuất tốt giao hàng đúng thời gian, đủ số lượng, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các biến động của thị trường của khách hàng để từ đó có ứng biến phù hợp, và xây dựng, quản trị mối quan hệ tốt.
Doanh nghiệp người trong cuộc đang nghĩ gì?
- Tôi rất muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì chắc chắn tình hình ổn định trong kinh doanh như hiện tại sẽ không kéo dài được lâu, chúng tôi muốn có lợi thế khi thời thế thay đổi. Chúng tôi khá ngại chuyển đổi, rất sợ chi phí để đưa vào và vận hành các giải pháp, nhân viên chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ, vận hành khó khăn. Vấn đề bảo mật thông tin chưa cao cũng là một vấn đề, hơn nữa chưa có ai tiên phong thử, chưa có nhiều thành công đại trà nên chúng tôi còn chưa chắc chắn.
- Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động khá tốt, cũng không cần thiết sử dụng nhiều công nghệ vào quản lý. Trong tương lai chúng tôi sẽ thử.
- Hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng là chưa cần thiết, hiện chúng tôi đang thực hiện khuyến mại, quảng cáo khá tốt,…
=> Vấn đề: Cần một “giải pháp kết nối” doanh nghiệp có thiện chí nhận thấy tính cấp bách của vấn đề và khách hàng của họ.
Nắm bắt được nhu cầu đó các nhà phát triển đến từ Mobifone đã thiết kế ra những giải pháp công nghệ thông tin mang tính phù hợp cao với yêu cầu của doanh nghiệp: Trong khuôn khổ bài viết giới thiệu 3 giải pháp cực kỳ hữu ích và phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp để đổi mới tư duy, đổi mới con người và đổi mới cách vận hành doanh nghiệp.
Giải pháp mobiCRM:
MobiCRM là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng hiệu quả, triển khai các chương trình, chiến dịch trên hệ thống Marketing Automation.
Giải pháp doanh nghiệp MobiCRM cung cấp cho Doanh nghiệp đầy đủ các tính năng về marketing , chăm sóc khách hàng và lên lịch công việc của nhân viên trên cùng một hệ thống.
Lợi ích mà MobiCRM mang lại cho Doanh nghiệp:
- Quản lý Khách hàng tập trung: phân loại khách hàng theo mối quan hệ, tự động tính thời gian liên lạc với khách hàng.
- Kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lên chiến dịch kinh doanh tự động; xây dựng KPI cho từng vị trí, từng bộ phận theo từng giai đoạn;...
- Quản lý hoạt động bán hàng: chức năng quản lý sản phẩm chuyên biệt, kiểm soát các chiến dịch bán hàng, phân tích số liệu hiệu quả kinh doanh,...
Giải pháp chăm sóc khách toàn diện 3C (Cloud Contact Center).
Dịch vụ tổng đài (3C) là giải pháp công nghệ thông tin toàn diện cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp một hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh hợp nhất bao gồm: Thoại, SMS, FaceBook, LiveChat, Email.
Lợi ích mà giải pháp 3C mang lại cho Doanh nghiệp:
- Tiết kiệm 40% chi phí gọi ra so với tổng đài điện thoại truyền thống.
- Không tốn chi phí đầu tư ban đầu, không tốn chi phí bảo trì hệ thống
- Tăng 90% khả năng bát máy của khách hàng với Số Hotline là số di động MobiFone
- Sử dụng mọi lúc mọi nơi, độ ổn định cao khi dùng sóng di động, không bị phụ thuộc vào 3G/4G/Wifi
- Tích hợp tổng đài, Live Chat, Email, SMS, CRM, Facebook tiện lợi.
Giải pháp hóa đơn điện tử mBill:
Hóa đơn điện tử mBill là giải pháp công nghệ thông tin của MobiFone được sử cho việc tạo lập, xuất hóa đơn điện tử và quản lý phát hành hóa đơn trực tuyến. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy hoặc sử dụng song song sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của nhà nước về quản lý, phát hành hóa đơn điện tử.
Lợi ích mà mBill mang lại cho Doanh nghiệp:
- Không mất nhiều thời gian trong việc đặt in, thông báo phát hành hóa đơn.
- Giảm chi phí in hóa đơn và chi phí bưu điện gửi, bảo quản, lưu trữ hoá đơn… so với sử dụng hoá đơn giấy, từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán; đối chiếu dữ liệu. Ưu điểm của hóa đơn điện tử là quá trình xử lý nhanh, thông tin trên hóa đơn điện tử được liên kết trực tiếp vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán của doanh nghiệp mua bán hàng hoá, dịch vụ.
- Việc lập, gửi/nhận hóa đơn cho Khách hàng được thực hiện nhanh chóng thông qua các phương tiện điện tử mà không phải gửi hóa đơn qua đường bưu điện hoặc nhà vận chuyển.
- Giảm rủi ro mất, cháy hóa đơn và các khoản phạt liên quan…
Tất cả những giải pháp của Mobifone đều được thiết kế theo nguyên tắc: chi phí rẻ nhất ví dụ mobiCRM 9 chức năng trong một giải pháp chỉ với 3000đ/nhân viên/ngày hay mBill chỉ từ 300đ/hóa đơn rẻ nhất thị trường. Dễ dàng trong lắp đặt và sử dụng mang lại tiện ích cho cả nhà cung cấp và doanh nghiệp. Và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, hỗ trợ khách hàng sau bán với hàng trăm nhân viên khắp cả nước. Vì vậy khi sử dụng các giải pháp của Mobifone, doanh nghiệp chắc chắn sẽ hài lòng với sản phẩm, giá cả và điều kiện sử dụng.