Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc…. Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát? Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho ta suy nghĩ gì?
Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc…. Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát? Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho ta suy nghĩ gì? Lịch sử nhân loại hình thành, là một sự kì diệu của tạo hoá. Từ khi tổ tiên chúng ta còn cư trú trong ...
Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc…. Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát? Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho ta suy nghĩ gì?
Lịch sử nhân loại hình thành, là một sự kì diệu của tạo hoá. Từ khi tổ tiên chúng ta còn cư trú trong những hang động tăm tối cũng đã biết sống theo “bầy đàn” và dựa vào nhau để sống, cũng có nghĩa là bước đầu xây dựng mối quan hệ tin yêu nhau. Tạo hoá tạo ra loài người và con người thì tạo ra những đạo lí.
1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện
- Viết chữ lên cát dễ bị xoá đi dấu vết vì gió thổi, nước cuốn trôi,... Những giận hờn, oán ghét cũng giống như chữ viết trên cát, sẽ bay theo làn gió.
- Khắc chữ lên đá: khó bị xoá đi dấu vết bởi sự bền chắc của đá. Liên tưởng đến những điều ân nghĩa, tốt lành sẽ được khắc ghi vào tâm khảm khó có thể xoá mờ.
Từ đó, ta hiểu ý nghĩa câu chuyện là bài học về lòng bao dung, vị tha và lối sống tình nghĩa, có trước, có sau.
2. Suy nghĩ về hai câu hỏi được đặt ra ở cuối câu chuyện
- Câu hỏi “Liệu chúng ta có thể học được cách viết trên cát”' đặt ra như một sự băn khoăn, nhắc nhở, cảnh tỉnh về lòng vị tha. Đây cũng là điểm nhấn của câu chuyện.
- Lòng bao dung, vị tha được biểu hiện qua việc tha thứ, sẵn lòng bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết cách xoá đi những oán ghét, hận thù trong lòng. Điều đó sẽ mang đến sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn con người, giúp người với người gần nhau hơn, khiến con người trở nên cao thượng hơn... Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn nếu con người biết tha thứ và nhận được sự tha thứ từ người khác.
- Trong thực tế, có những người mang lối sống vị kỉ, ít chấp nhận những thiếu sót, lỗi lầm của người khác. Họ trở nên đơn độc, không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm hồn.
- Hãy học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước những sai trái không thể chấp nhận.
Bài làm
Lịch sử nhân loại hình thành, là một sự kì diệu của tạo hoá. Từ khi tổ tiên chúng ta còn cư trú trong những hang động tăm tối cũng đã biết sống theo “bầy đàn” và dựa vào nhau để sống, cũng có nghĩa là bước đầu xây dựng mối quan hệ tin yêu nhau. Tạo hoá tạo ra loài người và con người thì tạo ra những đạo lí. Câu chuyện trên là đạo lí sống lấy sự tha thứ và ân tình làm kim chỉ nam trong phép xử thế. Một câu chuyện đẹp.
Viết chữ trên cát dễ bị nước cuốn trôi, dễ bị gió thổi đi có thể xem là một ẩn dụ về lòng vị tha. Cuộc sống chúng ta cứ mãi lấy hận thù trả hận thù thì thử hỏi nhân loại sẽ đi về đâu? Chắc chắn sẽ có kết cục lụi tàn. Lại nhớ trong lịch sử Trung Hoa, Hán Tín đã từng bị Phiếu Mẩu làm nhục. Thế nhưng sau khi trở thành đại nguyên soái của Lưu Bang, ông trở về tha thứ cho kẻ thủ ác ngày xưa. Hành động của Hàn Tín đã làm đẹp cho trang sử đối nhân xử thế.
Dân tộc ta đã từng trải qua những cuộc chiến chống ngoại xâm. Ba lần đánh tan quân Mông Nguyên và cũng ba lần giúp biết bao nhiêu tù binh trở về cố xứ. Thực dân Pháp tạo biết bao tội ác trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, tuy vậy “đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan dung nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ,...”. Đó là một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, đã cho thấy truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Đế quốc Mĩ đã từng gieo rắc chiến tranh khiến chúng ta chịu nhiều đau thương. Là một dân tộc “Tuốt gươm không sợ sống quỳ”, nhưng cũng sẵn lòng tha thứ. Quên quá khứ u buồn, hướng đến tương lai tươi sáng, để rồi trở thành những người bạn trong thời kì mới: hợp tác cùng có lợi.
Câu chuyện một người thầy trong sáng, nghiêm minh ở trường Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, lại bị sinh viên tạt acid. Nhưng nằm trên giường bệnh, thầy Đặng Hữu Dũng nhắn gửi: "Hãy cho cậu ấy một con đường nếu cậu ấy biết hối cải". Lời nói đầy tha thứ của một người thầy, một nhà giáo suốt đời tận tâm với nghề hàm chứa tình thương và rất có ý nghĩa giáo dục. Trong tấm lòng cao thượng ấy, rõ ràng còn có sự sáng suốt của lí trí là “nếu cậu ấy biết hối cải”. Tha thứ không đồng nghĩa với sự yếu thế kiểu AQ - “phép thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tân từng phê phán. Chỉ tha thứ cho những ai biết hối cải như cách của thầy Dũng là một thông điệp đúng đắn.
Có thể nói rằng Hàn Tín của dân tộc Trung Hoa, thầy Đặng Hữu Dũng và cả dân tộc Việt Nam đã “viết chữ trên cát” - một cách ẩn dụ đẹp về lòng vị tha. Là hậu sinh, chúng ta không thể không học những tấm gương sáng ngời ấy để cuộc sống này ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn và mỗi chúng ta được hưởng hạnh phúc, được hưởng sự thanh thản trước sự vô tình đáng sợ của thời gian và mong manh của kiếp người. Tha thứ: một bài học cao quý! Quả thật, bàn tay con người quá nhỏ, mà hạnh phúc lại quá mong manh. Vị tha - một trong những con đường đưa ta hội ngộ với hạnh phúc.
Bên cạnh sống biết tha thứ, thì niềm biết ơn tạo nên những tính cách đẹp của con người. Để ghi một công trạng của ai đó, ngày xưa người ta thường
khắc lên bia đá để giáo dục người đương thời và hậu thô về lòng biết ơn. Từ đó “Viết chữ trên đá” trở thành một nét đẹp vãn hoá của mỗi dân tộc, trong đó có Việt Nam. Truyền thông cha ông chúng ta dạy rằng “uống nước nhớ nguồn”; “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Lòng biết ơn làm nên vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của mỗi con người.
Dân gian miền Trung có câu chuyện vừa như thật vừa ngụ ngôn: Chuyện kể rằng một tiều phu đi qua một cánh rừng thấy con voi đang rộng thảm thiết ở cái hố nước lớn, sâu và đầy bùn lầy. Nhìn đôi mắt van lơn và cái vòi chới với của nó, anh biết nó đang cầu cứu anh. Người tiều phu bèn chặt nhiều cây gỗ và nhánh lá ném xuống làm điểm tựa cho voi. Vật vã nửa ngày, cuối cùng anh cũng cứu được chú voi tội nghiệp kia. Nửa tháng sau, vào một buổi sáng thức dậy, anh thấy xung quanh nhà mình toàn những khoai tươi và bó tranh (cỏ tranh: dùng để lợp nhà). Chưa hết ngỡ ngàng, anh còn phát hiện những dấu chân voi in dưới đất. Anh hiểu. Thì ra là một con voi có nghĩa.
Vết tích quá khứ đau buồn của chiến tranh đã qua đi, đâu đâu trên mảnh đất chịu nhiều đau thương này ta cũng thấy đài tưởng niệm những người con của đất nước ngã xuống vì sự sống còn của dân tộc: Đời đời nhớ ơm những anh hùng liệt sĩ - vì nước quên thân. Đứng trước những tượng đài ấy, ta không thể không rưng rưng cúi đầu. Bởi lẽ, truyền thông của dân tộc đã dạy cho chúng ta thấm nhuần bài học về lòng biết ơn.
Có thể khẳng định rằng đức tính vị tha và lòng biết ơn nâng tâm hồn chúng ta thoát khỏi sự tầm thường. Đó là những yếu tố khiến đời sông tinh thần trở nên thanh thoát và cao quý. Những ai lấy hận thù làm lẽ sống thì chỉ chuốc lấy khổ đau và cô độc. Những con người vô ơn sẽ bị mọi người xa lãnh và chỉ còn cô độc là bạn của họ mà thôi. Câu chuyện nhỏ trên kia là một đạo lí sống giàu ý nghĩa. Nó mãi là hành trang quý giá cho mỗi chúng ta khi bước vào đời.
soanbailop6.com