12/01/2018, 10:48

Thương mại

Thương mại Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã. ...

Thương mại

Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã.

a) Nội thương

Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Hình 31.1. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

b) Ngoại thương                                                                                        

Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thế giới (WTO) và hiện có quan hệ  buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hình 31.2. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005 (%)

Hình 31.3. Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990-2005

Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông-lâm-thủy sản. Tuy nhiên, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn (90-95% hàng dệt-may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đối với giày dép).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh. Điều đó phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên, tu liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu.

0