MÓN ĂN TỐT CHO NGƯỜI BỆNH SỞI
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc… Sau đây là một số món ăn, nước uống thích hợp cho người bệnh sởi trong từng giai đoạn bệnh. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tuy ít gây tử ...
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc… Sau đây là một số món ăn, nước uống thích hợp cho người bệnh sởi trong từng giai đoạn bệnh.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc… Sau đây là một số món ăn, nước uống thích hợp cho người bệnh sởi trong từng giai đoạn bệnh.
Xem thêm :
PHỐ HÀNG BỒ- PHỐ ẨM THỰC
NHỮNG QUÁN NGON CÓ TUỔI ĐỜI TRÊN 20 NĂM Ở HÀ NỘI
ĐẾN TÔN THẤT THIỆP ĂN ỐC LUỘC, CHÂN GÀ CHIÊN GIÒN
Giai đoạn 1: Bệnh nhân sốt, hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước mắt; ở niêm mạc miệng và khoang miệng, hai gò má xuất hiện các mẩn màu trắng, viền ngoài hơi hồng.
Nước rau mùi:
Rau mùi tươi 25g cả rễ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi thêm nước, đun sôi kỹ 1 – 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 – 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.
Canh đậu phụ:
Đậu phụ khoảng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm nước, đun sôi cho đậu phụ, bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm.
Giai đoạn 2: Bệnh nhân sốt cao, ho tăng, nặng tiếng, miệng khát, trằn trọc, xuất hiện các nốt mẩn nhỏ màu đỏ gồ trên mặt da ở tay, đầu, trán, cổ, mặt, sau dày lên và lan xuống ngực, bụng, chân tay, lòng bàn chân bàn tay.
Nước củ cải:
Củ cải 150g, đường phèn 15g. Củ cải rửa sạch ép lấy nước, cho đường phèn vào, hấp cách thủy cho chín và tan hết đường, để nguội chia 2 lần uống trong ngày.
Nước lê tươi: lê tươi 1 quả khoảng 200g, đường phèn 10g. Lê tươi rửa sạch cắt ở phần gần núm tạo thành một cái nắp, khoét bỏ một phần ruột quả lên, cho đường phèn vào đậy nắp lại, ghim chặt, hấp cách thủy. Khi lê chín đem ép lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
Giai đoạn 3: Các mụn mẩn lặn theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ xuống tới chân tay, sốt giảm dần, bệnh nhân ho khan ít đờm, trên mặt da bong rụng dạng như mạt cám, người bệnh khỏe dần trở lại.
Cháo hồng táo:
Hồng táo 5 quả, củ mài 25g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Hồng táo bỏ hạt, giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun sôi. Củ mài, gạo tẻ xay nhỏ, cho nước táo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho đường phèn vào, quấy cho tan đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, trong 4 – 5 ngày.
Cháo cà rốt:
Cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho cà rốt, củ mài, gạo tẻ vào nấu cháo, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, trong 4 – 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, giảm ho long đờm.
Lưu ý: Người bệnh cần ăn uống thanh đạm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều quả tươi, rau xanh. Đặc biệt cần uống đủ nước để góp phần lưu thông tuần hoàn huyết dịch, sởi xuất hết độc tố.
Comments
comments