MÓN ĂN NÀO TỐT CHO NGƯỜI BỊ NHIỆT MIỆNG?
Theo Đông y, loét lưỡi là do tâm hoả thịnh. Nó còn có những triệu chứng kèm theo như tâm phiền mất ngủ, hoa mắt ù tai, họng khô miệng đắng, người mệt mỏi, tiểu đỏ tiểu rắt… Ngoài việc dùng thuốc, liệu pháp ẩm thực cũng tỏ ra rất hiệu quả trong quá trình điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn ...
Theo Đông y, loét lưỡi là do tâm hoả thịnh. Nó còn có những triệu chứng kèm theo như tâm phiền mất ngủ, hoa mắt ù tai, họng khô miệng đắng, người mệt mỏi, tiểu đỏ tiểu rắt… Ngoài việc dùng thuốc, liệu pháp ẩm thực cũng tỏ ra rất hiệu quả trong quá trình điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc chữa chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
Theo Đông y, loét lưỡi là do tâm hoả thịnh. Nó còn có những triệu chứng kèm theo như tâm phiền mất ngủ, hoa mắt ù tai, họng khô miệng đắng, người mệt mỏi, tiểu đỏ tiểu rắt… Ngoài việc dùng thuốc, liệu pháp ẩm thực cũng tỏ ra rất hiệu quả trong quá trình điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc chữa chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
Xem thêm :
SƯỜN XÀO CHUA NGỌT BIẾN TẤU CỰC NGON
MỰC XÀO HẸ -THÊM MỘT CÁCH XÀO MỰC NGON
TÉP RANG KHẾ CHUA CHUA BÙI BÙI
Cháo tim lợn, đậu xanh: Tim lợn 1 quả, gạo tẻ 50g, đậu xanh 50g, gia vị vừa đủ. Tim lợn thái mỏng, ướp gia vị. Gạo tẻ đãi sạch, đậu xanh xay (dùng cả vỏ). Gạo tẻ và đậu xanh cho vào nồi đổ nước nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Múc cháo ra tô cho thêm rau thơm, mì chính, nước mắm, chanh. Ăn nóng. Công dụng: đậu xanh mát, thanh tâm hoả. Tim lợn bổ dưỡng, định tâm an thần. Món này phù hợp cho bệnh nhân tâm phiền, giấc ngủ không yên, loét lưỡi loét miệng, mồ hôi trộm, ngủ hay mê, di tinh mộng tinh, người mệt mỏi.
Cháo thịt vịt, chi tử, mướp đắng: thịt vịt 250g, chi tử 20g, mướp đắng 40g, tạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: mướp đắng dùng dao tách đôi bỏ ruột, thái lát mỏng để riêng. Chi tử cho vào túi vải buộc miệng bỏ vào nồi, đổ nước nấu sôi 15 phút. Lấy túi chi tử bỏ ra ngoài. Cho thịt vịt và gạo vào nước đó nấu thành cháo. Khi cháo chín cho mướp đắng vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Tra gia vị mắm muối, ăn nóng. Công dụng: thịt vịt bổ âm. Mướp đắng thanh nhiệt chống viêm. Chi tử vừa an thần vừa tả tâm hoả. Trong gia vị cần có hành hoa, chanh, mùi tàu, rau ngổ… Bệnh nhân loét lưỡi, viêm lợi, rạo rực khó ngủ, tâm phiền, mồ hôi trộm, di tinh mệt mỏi nên dùng.
Cháo đinh lăng, chim bồ câu: chim bồ câu 1 con, lá đinh lăng (dùng loại non) 60g, gạo tẻ 100g, táo nhân 20g, gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt bỏ nội tạng băm nhỏ nêm gia vị. Phi hành mỡ cho thơm rồi bỏ thịt chim vào xào chín kỹ. Lá đinh lăng rửa sạch thái ngắn để riêng. Táo nhân sao đen rồi sắc lấy nước, dùng nước này cùng gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thịt chim và lá đinh lăng vào nấu thêm ít phút cho chín đều, cho gia vị. ăn nóng. Chim bồ câu bổ ngũ tạng, bổ tâm huyết, lá đinh lăng chống viêm làm lành những nốt loét. Hắc táo nhân dưỡng tâm an thần. Bệnh nhân nóng trong lồng ngực, tâm hoả bốc lên, loét lưỡi loét miệng, giấc ngủ chập chờn, di mộng tinh nên dùng.
Comments
comments