Môi trường học tập mới
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại khác với quá khứ khi chúng ta còn là học sinh. Cách chúng ta được dạy và cách tiếp cận chúng ta được học cũng đang thay đổi lớn. Môi trường học tập của ngày nay yêu cầu cách tiếp cận mới để đáp ứng cho thế kỉ 21 vì sinh viên ngày nay không còn giống như ...
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại khác với quá khứ khi chúng ta còn là học sinh. Cách chúng ta được dạy và cách tiếp cận chúng ta được học cũng đang thay đổi lớn. Môi trường học tập của ngày nay yêu cầu cách tiếp cận mới để đáp ứng cho thế kỉ 21 vì sinh viên ngày nay không còn giống như trong quá khứ.
Là thầy cô giáo, tất cả chúng ta đều cần suy ngẫm về niềm tin của chúng ta về việc dạy và việc học. Nói cách khác, cách chúng ta muốn dạy và cách chúng ta muốn học. Là thầy cô giáo, chúng ta đang truyền thị tri thức của chúng ta và giúp học sinh học nhưng bằng tương tác với học sinh trong lớp, chúng ta đang học nữa. Để làm công việc của chúng ta một cách hiệu quả, chúng ta cần học và điều chỉnh cách chúng ta dạy bằng việc học những vai trò mới, kĩ thuật mới để đáp ứng cho yêu cầu của môi trường học tập mới này.
Là thầy cô giáo, chúng ta chịu trách nhiệm phát triển môi trường học tập mà cho phép học sinh cảm thấy thoải mái diễn đạt cách nhìn của họ, chia sẻ kinh nghiệm, và thảo luận những khác biệt về ý kiến. Nhưng học sinh chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ vì “việc học thực” xảy ra khi họ nhận trách nhiệm để xác định học CÁI GÌ, học THẾ NÀO và KHÁM PHÁ cách tri thức này có thể làm lợi cho họ khi họ đang học.
Là thầy cô giáo, chúng ta phải tạo điều kiện cho việc học hiệu quả bằng việc tích hợp kinh nghiệm của học sinh vào trong thảo luận trên lớp và dùng nhiều ví dụ để minh hoạ cho tài liệu của lớp. Để làm điều đó, chúng ta cần dành thời gian thêm để chuẩn bị tài liệu, biết rõ tài liệu và tổ chức chúng theo cách logic và nhấn mạnh các khái niệm quan trọng nhiều lần để đảm bảo học sinh hiểu tài liệu.
Ý niệm rằng thầy cô là “người trao tri thức” bằng việc đọc bài giảng là lỗi thời. Ngày nay, thầy cô giáo phải được chuẩn bi để chấp nhận đa vai trò trong lớp học như là thầy giáo, người tạo điều kiện, người hướng dẫn, người tư vấn, người cố vấn và thầy kèm.
Tất nhiên thầy cô giáo là ai đó trao tri thức. Nhưng như người tạo điều kiện, chúng ta cũng giúp cho học sinh khám phá các thứ trong quá trình học bằng việc hỏi câu hỏi, thách thức họ thảo luận, chia sẻ thông tin với người khác và sửa lại sai lầm của họ. Như người hướng dẫn, chúng ta biểu diễn những kĩ năng nào đó bằng việc nêu gương, chỉ cho họ thông tin phụ như những phim ngắn trên YouTube hay bài báo thú vị từ báo chí hay blogs để mở rộng tri thức của họ. Là huấn luyện viên, chúng ta giúp họ học bằng việc động viên và khuyến khích họ đi ra ngoài lí thuyết hay nguyên lí để cho họ học các mức sâu hơn nhiều. Như người tư vấn, chúng ta giúp họ giải quyết những vấn đề học tập nào đó bằng việc dạy phụ đạo thêm hay đào tạo đặc biệt. Nhưng người tư vấn, chúng ta giúp họ xây dựng những tính cách nào đó cho tình huốn đời thực và luân lí cá nhân. Như thầy kèm, chúng ta hướng dẫn họ về chiều hướng nghề nghiệp và trưởng thành chuyên nghiệp.
Để thiết lập môi trường học tập thành công, thầy cô giáo hành động như người tạo điều kiện phải biết cách tạo điều kiện cho quá trình học bằng việc biết học sinh đang thảo luận cái gì và cách họ làm việc với nhau. Điều đó yêu cầu thầy cô giáo phải hiểu tài liệu của lớp đủ rõ để cho họ không cần dùng sổ ghi chép hay sách giáo khoa mà tự nhiên lắng nghe và hỏi những câu hỏi thách thức để khuyến khích việc học nhiều hơn. Bằng việc lắng nghe và giám sát, thầy cô giáo biết khi nào và làm sao can thiệp vào thảo luận.
Trong quá khứ, thầy cô giáo là “người có quyền” và vâng lời là qui tắc. Ngày nay, thầy cô giáo KHÔNG là người có quyền mà là ai đó hỗ trợ cho học sinh học. Chúng ta cần trung thực vì điều đó giúp thiết lập bầu không khí cộng tác trong lớp học. Ngược với ý niệm cũ rằng thầy cô giáo phải biết mọi thứ, ngày nay thầy cô giáo KHÔNG cần biết mọi thứ và sẵn lòng nói: “Thầy không biết cái gì đó.” Chẳng hạn, không lâu trước đây, một học sinh đặt ra một vấn đề toán học mà tôi đã thử nhưng không thể giải được nó. Khi lớp đang chăm chú quan sát, tôi thừa nhận: “Thầy không biết cách giải nó, có thể ai đó thử xem sao.” Vài học sinh nêu gợi ý nhưng một người đứng lên và đi lên bảng và giải nó. Khi lớp đang hoan hô, tôi cũng cười: “Bây giờ chúng ta biết ai là thiên tài toán học thực sự trong lớp này.”
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.