28/04/2018, 08:01

Một cách nhìn khác

Tháng trước, tôi tới một cuộc hội nghị công nghệ ở châu Âu nơi tôi có bài nói chuyện về Trí khôn nhân tạo. Sau đó, chúng tôi ăn tối với vài giáo sư những người cũng tham dự hội nghị. Trong cuộc nói chuyện lúc ăn tối, tôi biết rằng không mấy người chia sẻ cách nhìn tương tự với tôi về việc làm cố ...

Tháng trước, tôi tới một cuộc hội nghị công nghệ ở châu Âu nơi tôi có bài nói chuyện về Trí khôn nhân tạo. Sau đó, chúng tôi ăn tối với vài giáo sư những người cũng tham dự hội nghị. Trong cuộc nói chuyện lúc ăn tối, tôi biết rằng không mấy người chia sẻ cách nhìn tương tự với tôi về việc làm cố vấn nghề nghiệp cho sinh viên.

Trong báo chí tuần đó, đã có bài báo về nghiên cứu giáo dục thấy rằng trong năm học 2015-2016, số người tốt nghiệp đại học thất nghiệp đã đạt tới tỉ lệ chưa từng có trước đây là 28% ở Mĩ, 42% ở châu Âu, và 64% ở châu Á. Đồng thời, đã có trên 2.4 triệu việc làm ở Mĩ, 1.2 triệu việc làm ở châu Âu, và 1.8 triệu việc làm ở châu Á mà không thể được lấp đầy. Bằng việc trích dẫn các con số này, tôi hỏi một số đồng nghiệp về chọn lựa quan trọng mà sinh viên làm khi họ vào đại học. Tôi chia sẻ mối quan tâm của tôi về việc thiếu thông tin đúng và lời khuyên nghề nghiệp về tại sao và làm sao sinh viên chọn lĩnh vực học tập của họ. Liệu họ có hiểu luật cung cầu không và có biết lĩnh vực nào có nhu cầu cao và lĩnh vực nào không có nhu cầu cao.

Một giáo sư nói với tôi rằng phần lớn sinh viên chọn lĩnh vực học tập của họ dựa trên mối quan tâm riêng của họ hay cái gì đó họ đam mê về nó. Bầu không khí nhà trường ở nhiều nước châu Âu không dồn ép và cạnh tranh như khi so sánh với các trường Mĩ hay châu Á. Ít có sức ép để sinh viên kết thúc trường và có việc làm ngay lập tức. Ông ấy nói: “Nhiều người trong chúng tôi nghĩ sinh viên Mĩ làm việc quá vất vả và quá bị ám ảnh bởi việc làm và các thứ vật chất. Ở Pháp, việc tận hưởng cuộc sống là quan trọng hơn. Phần lớn các sinh viên không cản thấy thôi thúc phải làm cái gì đó nhanh chóng và một số người thậm chí còn dành sáu hay bẩy năm trong đại học thay vì vội vàng tốt nghiệp nhanh nhất có thể được và đi làm. Với họ, đam mê là quan trọng hơn trong cuộc sống.”

Tôi bảo ông ấy: “Tất nhiên đam mê là quan trọng. Nếu sinh viên thích một môn học đặc biệt, họ sẽ học hành chăm chỉ vì nó động viên họ học nhiều hơn. Đam mê là tiêu chí logic cho sinh viên chọn lĩnh vực học tập, nhưng làm sao lí do căn bản đó áp dụng được trong thị trường cạnh tranh toàn cầu khi người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp là cao? Dễ dàng cho lời khuyên: “Làm điều em thích, học điều em yêu.” Nhưng thực tại yêu cầu lời khuyên tốt hơn điều đó. Tôi mạo muội gợi ý thay đổi: “Học điều em yêu nhưng phải chắc rằng em có thể kiếm sống được với điều đó.”

Ông ấy chỉ mỉm cười nhưng dường như không chấp nhận gợi ý của tôi. Tôi hỏi: “Vì có khác biệt giữa điều sinh viên đam mê và điều người sử dụng lao động tìm, ông có nghĩ sinh viên sẽ đổi ý của họ không?” Ông ấy lắc đầu: “Không, biết họ nên tôi muốn nói rằng nhiều sinh viên coi giáo dục đại học chỉ là phần nhỏ của cuộc sống mà có thể không nhất thiết cho họ điều họ muốn trong cuộc sống. Cho dù biết tới nhu cầu của công nghiệp, nhiều người có thể không đổi lĩnh vực học tập của họ vì họ phải theo đuổi đích xác điều sẽ làm cho họ hạnh phúc.”

Chúng tôi tiếp tục thảo luận nhưng tôi không thể thuyết phục được ông ấy và sau đó, chúng tôi chia tay mà không có kết luận nào. Cho nên tôi muốn có thảo luận với bạn. Câu hỏi của tôi là: “Với những người muốn đi theo trái tim họ và đam mê của họ nhưng cũng nghe thấy cái dạ dầy của họ đang càu nhàu vì đói, có cái gì đó để làm không?”

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0