Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện câu tục ngữ ‘Tốt gỗ hơn tốt nước sơn’?
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được thể hiện như thế nào trong câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên? MB: – Đánh giá một con người, một đồ vật theo nguyên tắc nào để đạt được sự chính xác? – Trong vấn đề này, nhân ...
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được thể hiện như thế nào trong câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên?
MB:
– Đánh giá một con người, một đồ vật theo nguyên tắc nào để đạt được sự chính xác?
– Trong vấn đề này, nhân dân ta đã đúc kết kinh nghiệm qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
TB:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
a, Nghĩa đen
– Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật.
– Nước sơn là chất liệu quét lên đồ vật để làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền.
– Đánh giá một đồ vật bằng gỗ cần chú ý đến chất gỗ làm nên đồ vật đó. Chất gỗ là quan trọng nhất, quyết định giá trị của đồ vật đó hơn là nước sơn bên ngoài.
b, Nghĩa bóng
– Gỗ là nội dung hình thức bên trong.
– Nước sơn là hình thức bên ngoài.
– Nội dung quan trọng hơn hình thức, quyết định hình thức.
2. Bình luận
a. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng.
– Gỗ là chất liệu làm nên đồ vật. Gỗ tốt thì đồ vật sẽ bền, dùng được lâu dài. Gỗ xấu thì đồ vật chóng hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn.
– Nước sơn chỉ là lớp phủ bên ngoài, trang trí, làm đẹp cho đồ vật. Dù nước sơn có đẹp bao nhiêu, nhưng chất gỗ của đồ vật chóng mục, chóng hỏng thì nước sơn cũng không cứu nổi sự hỏng nát của đồ vật.
b. Suy rộng ra, khi xem xét một con người, ta cần xét nội dung là chính, hình thức bên ngoài là thứ yếu.
– Nội dung: phẩm chất đạo đức con người, năng lực hoàn thành nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
– Hình thức: là vẻ đẹp của con người biểu hiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, cách ăn mặc…
– Người ăn mặc chưng diện, đầu tóc chải chuốt, nhưng có thể là người có tư cách đạo đức xấu xa, trình độ văn hóa thấp kém. Vì vậy, khi đánh giá một con người không nên chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài.
c. Làm thế nào để đánh giá chính xác một con người?
– Tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá là nội dung, nghĩa là phẩm chất, đạo đức và năng lực của người đó.
– Phải đánh giá qua hành động, công việc của người đó.
d. Tuy nhiên, trong việc đánh giá con người, đánh giá sự vật cũng không được coi nhẹ hình thức.
– Hình thức biểu hiện nội dung: “Cái răng cái tóc là góc con người”.
– Hình thức góp phần nâng cao giá trị nội dung. Trong trường hợp này, hình thức và nội dung là thống nhất. Một đồ vật có chất liệu tốt, lại có nước sơn đẹp, màu sắc hài hòa thì đồ vật đó càng quý, giá trị càng lớn. Một con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, có trình độ văn hóa cao, lại xinh đẹp, cân đối, ăn mặc chỉnh tề, hợp thời trang, cử chỉ lịch thiệp thì con người đó càng được mọi người quý mến.
KB:
– Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ khăng khít.
– Nội dung quyết định hình thức. Hình thức biểu hiện nội dung và góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
– Khi xem xét, đánh giá một con người, không nên dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà phải lấy phẩm chất đạo đức, năng lực của con người đó làm căn cứ.
– Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đến nay vẫn để lại bài học quý giá cho chúng ta trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật và con người.