Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn văn ‘Tức nước vỡ bờ’ của Ngô Tất Tố
Em hãy trình bày Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” trích từ “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. MB: – Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930 – 1945. – Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng ...
Em hãy trình bày Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” trích từ “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
MB:
– Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930 – 1945.
– Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân với những phẩm chất quý báu.
– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách của chị Dậu.
TB:
+ Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng thương chồng:
– Anh Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn, hoảng sợ vì bị bọn cường hào hành hạ dã man.
– May được bà lão hàng xóm cho bát gạo, nấu nồi cháo loãng, cố dỗ dành chồng húp cháo cho đỡ mệt.
– Trong lúc khốn khổ, túng quẫn, chị Dậu một mình xoay xở, chống đỡ. Chị thành trụ cột của cả gia đình.
+ Chị Dậu là người phụ nữ dũng cảm chống lại áp bức, bất công:
– Lúc đầu, chị cố gắng nhẫn nhục, van xin cái tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu.
– Khi chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt vì tức giận nhưng vẫn ráng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, tiếp tục van xin.
– Khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến chỗ anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh cáo hắn.
– Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chueir chúng cho hả giận.
– Sau lời cảnh cáo là hành động phản kháng dữ dội, đánh lại bọn tay sai tàn ác.
– Diễn biến tâm trạng, hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh.
+ Nhận xét:
– Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chững tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác.
– Đây mới là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người dân đã được giác ngộ cách mạng.
KB:
– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”.
– Nhà văn đã dành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu.
– Chị Dậu đã chiếm được cảm tình của đông đảo người đọc từ trước tới nay.