24/05/2018, 22:42

Mối quan hệ ECG-MCG

Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa ECG và MCG thông thường đã được nói đến trong các phần 12.9 và 12.10. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ khảo sát mối quan hệ này bằng các phép đo tín hiệu thật. Hình 20.19 minh họa vector điện tim trung bình của 1 người đàn ...

Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa ECG và MCG thông thường đã được nói đến trong các phần 12.9 và 12.10. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ khảo sát mối quan hệ này bằng các phép đo tín hiệu thật. Hình 20.19 minh họa vector điện tim trung bình của 1 người đàn ông 30 tuổi, khỏe mạnh, được ghi lại với hệ thống đạo trình Frank. Vector từ tim trung bình cũng của người đó, được ghi lại với hệ thống đạo trình đơn điểm đã hiệu chỉnh, được minh họa trong hình 20.20 (theo Nousiainen, Lekkala, và Malmivuo, 1986; Nousiainen, 1991).

Từ các hình 20.19 và 20.20, chúng ta có thể thấy rằng tại đỉnh của đoạn sóng QRS, các vector điện tim và từ tim gần như tạo với nhau góc 90°. Điều này cũng có thể dự đoán được theo lý thuyết (theo Wikswo và các cộng sự, 1979). Nếu góc luôn chính xác đạt 90o, thì cũng không còn thông tin gì mới có thể nhận được trong MCG. Tuy nhiên, người ta đã nhận thấy góc này thay đổi đáng kể trong suốt giai đoạn sóng QRS, từ bệnh nhân tới bệnh nhân lẫn trong các sự rối loạn khác nhau của tim. Hình 20.21 chỉ cho ta thấy sự thay đổi của góc này theo thời gian, và là trị trung bình của 17 người bình thường. Mũi tên chỉ ra thời điểm đạt cực đại của đoạn sóng QRS (Nousiainen, Lekkala, và Malmivuo, 1986; Nousiainen, 1991).

Không chỉ góc giữa vector điện tim (EHV) và từ tim (MHV) thay đổi trong giai đoạn QRS mà cả tỉ số biên độ giữa chúng cũng thay đổi. hình 20.22 sẽ minh họa cho chúng ta thấy điều này. Chúng ta có thể nhìn thấy 3 đỉnh trong đường cong biên độ MHV, được đặt tên là M1, M2, M3. Chúng ta đã đề cập trong phần 18.3, đỉnh M1 được tạo nên bởi lực hướng tâm, M2 tạo bởi lực hướng tâm và lực tiếp tuyến, còn M3 chủ yếu được tạo nên bởi các lực tiếp tuyến. như đã chỉ ra trong các phần trước, trong trường hợp lý tưởng, đạo trình điện nhạy cảm với các lực hướng tâm như với các lực tiếp tuyến, nhưng đạo trình từ lại chỉ nhạy với các lực tiếp tuyến.

Hình 20.22 minh họa một cách rõ ràng bằng cách nào mà phép đo điện, nhạy cảm hơn với các lực điện hướng tâm, lại có thể xác định được đỉnh M1 với một độ nhạy tương đối cao hơn. Đỉnh M3, tạo nên chủ yếu bởi các lực điện tiếp tuyến, được nhận biết hoàn toàn riêng biệt trong phép đo. Tuy nhiên, tại thời điểm bắt đầu của đỉnh này, tín hiệu điện lại lớn hơn. Nguyên nhân của vấn đề này vẫn chưaEHV trung bình của 1 người đàn ông 30 tuổi khỏe mạnh, ghi lại với hệ thống đạo trình Frank. được làm rõ.

MHV trung bình của người đàn ông đó, ghi lại với hệ thống đạo trình đơn điểm đã hiệu chỉnh.

Góc tức thời giữa EHV và MHV trong khoảng thời gian đã chuẩn hoá của đoạn sóng QRS. Mũi tên chỉ ra giá trị cực đại của MHV. Đường cong là giá trị trung bình trên toàn bộ đoạn sóng QRS của 17 đối tượng.

Các đồ thị tức thời của đường cong biên độ của EHV (đường màu xanh) và của MHV trong đoạn sóng QRS .

0