13/01/2018, 21:40

[Mới] Cùng tham khảo đề thi môn Văn lớp 6 học kì 2 – Vĩnh Phúc năm 2017

[Mới] Cùng tham khảo đề thi môn Văn lớp 6 học kì 2 – Vĩnh Phúc năm 2017 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017 . Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời. I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp ...

[Mới] Cùng tham khảo đề thi môn Văn lớp 6 học kì 2 – Vĩnh Phúc năm 2017

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017. Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau.

1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?

A. Võ Quảng.B.Đoàn Giỏi.C.Tô Hoài.D.Duy Khán.

2. Văn bản “Lao xao” được trích từ tác phẩm:

A. Quê nội.B.Tuổi thơ im lặng.
C.Đất rừng phương Nam.D.Tuổi thơ dữ dội.

3. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích “Cô Tô” là một bức tranh như thế nào?

A. Duyên dáng và mềm mại.B.Rực rỡ và tráng lệ.
C.Dịu dàng và bình lặng.D.Hùng vĩ và lẫm liệt.

4. Yếu tố nào thường không có trong thể kí?

A. Cốt truyện.B.Sự việc.
C.Lời kể.D.Nhân vật người kể chuyện.

5.Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả và tự sự.B.Tự sự và biểu cảm.
C.Miêu tả và biểu cảm.D.Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

6.Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phó từ?

A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

B.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

C.Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

D.Sợi râu tôi dài và uốn cong.

7. Nếu viết: “Cho đến chiều tối, vượt qua thác Cổ Cò” thì câu văn mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ.B.Thiếu vị ngữ.
C.Sai về quan hệ ngữ nghĩa.D.Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

8. Khi tả chân dung người thì chi tiết nào là quan trọng nhất?

A. Tính nết.B.Nghề nghiệp.C.Sở thích.D.Ngoại hình.

II. Tự luận: (8 điểm)

9 (3 điểm):

Cho đoạn văn: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong câu: “Tre là cánh tay của người nông dân.” Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên?

10 (5 điểm):Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6 – VĨNH TƯỜNG

Phần I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được  0,25 điểm.

Câu12345678
Đáp ánCBBADDAD

Phần II. Tự luận. ( 8 điểm).

CâuÝ

Nội dung

Điểm
9a– Đoạn văn trích trong tác phẩm  «Cây tre Việt Nam »0.5
– Tác giả: Thép Mới0.5
bTre/ là cánh tay của người nông dân.

CN             VN

0.5
– Câu trên là câu trần thuật đơn có từ là0.5
C-Biện pháp nghệ thuật : Nhân hóa (Tre ăn ở, giúp người),so sánh (Tre là cánh tay của người nông dân.”)0.5
– Tác dụng: Nhờ có biện pháp so sánh và nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người. Tre hiện lên với tất cả những phẩm chất cao quý, tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống.0.5
10*Yêu cầu chung : Học sinh biết viết một bài văn miêu tả có bố cục ba phần rõ ràng ; ngôn ngữ trong sáng, lời văn rõ ràng, mạch lạc ; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (Có bài làm mẫu bên dưới)
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày các ý cơ bản sau:
1.MB: : Giới thiệu chung về khu vườn0.5
2.TB::

– Tả bao quát khu vườn: những nét chung đặc sắc của toàn cảnh ( khu vườn rộng hay hẹp, không khí trong vườn như thế nào, bầu trời, cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị… có gì đặc biệt)

4.0
– Tả cụ thể cảnh khu vườn : chọn những cảnh tiêu biểu để tả (Vườn trồng những loại cây gì, đặc điểm của từng loại cây,  sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật, của con người…).

– Lợi ích của khu vườn đối với gia đình em.

3KB::Cảm nghĩ của em:0.5
+ Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh đẹp của khu vườn.
+ Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc để khu vườn ngày càng tươi đẹp.

Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời

Bài làm mẫu 1

Cách đây sáu năm, sau khi về hưu, ông nội em bắt tay vào cải tạo mảnh đất bỏ hoang sau nhà, biến nó thành một vườn cây trái xanh tươi, mùa nào thức nấy. Khu vườn không chỉ đem lại những lợi ích vật chất hằng ngày mà nó còn là niềm tự hào, niềm vui to lớn của gia đình em.

Từ sáng sớm, hai ông cháu em đã ra vườn. Ông trìu mến ngắm nhìn những hàng cây lá còn ướt đẫm sương đêm. Hơn chục gốc xoài cát Hòa Lộc đã ra trái bói, từng chùm nặng trĩu. Hai dãy nhãn đang độ trổ bông. Hoa nhãn màu vàng, hương thơm ngọt ngào quyến rũ bầy ong mật tìm đến hút nhụy: Ông em bảo với thời tiết thuận lợi như thế này, chắc chắn năm nay nhãn sẽ được mùa.

Ngoài những loại cây được coi là nguồn thu nhập thêm của gia đình, ông em còn trồng mỗi thứ một vài cây để có trái ăn quanh năm như đu đủ, vú sữa, mận, bưởi và mít. Mấy cây đu đủ trái đeo lúc lỉu nhìn thật thích mắt. Bốn cây mít ở bốn góc vườn, trái lớn, trái nhỏ trổ ra từ thân, từ cành, có chùm gần chục trái. Cây vú sữa đứng một mình bởi thân cao, tàn lá rộng. Mùa trái chín, ông em dùng chiếc sào đầu có gắn chiếc giỏ đặc biệt để hái. Vị ngọt thơm của trái vú sữa thật hấp dẫn, khó quên. Mùa nào thức nấy, gia đình em được thưởng thức đủ mọi hương vị của cây trái vườn nhà.

Mặt trời đã lên. Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm… tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình chốn làng quê.

Cũng như ông bà, cha mẹ, em rất yêu mảnh vườn nhà. Ngày ngày, lúc rảnh rỗi là em lại cùng ông chăm sóc, tưới nước, bắt sâu để vườn cây ngày càng tươi tốt.

Bài làm mẫu 2

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu “tục tục” gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu “quác quác” có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

0