Mở rộng, phát triển nông nghiệp...
Mở rộng, phát triển nông nghiệp. Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi. Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng ...
Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống, đưa đất nước ngày càng cường thịnh.
Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ngày càng gia tăng. Vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển được khai phá. Nhiều xóm làng mới được thành lập. Các vua Tiền Lê, Lê hằng năm làm lễ cày ruộng để khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhà Trần khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo đi khai hoang, thành lập điền trang. Đại Việt đương thời thường xuyên bị nạn lụt đe doạ, gây nhiều khó khăn. Nhà Lý chú trọng cho dân xây dựng những con đê. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.
Theo nhận xét của sứ thần Trung Quốc : “Từ đó thuỷ tai không còn nữa mà đời sống của dân cũng được sung sướng, đất không bỏ sót một nguồn lợi nào”
Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định. Thời Lê sơ, nhà nước sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Các vua Lê cung cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điều phân chia ruộng công ở các làng xã.
Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp… Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngoài việc chăn nuôi và bảo vệ trâu, bò làm sức kéo, người dân còn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan…
Ngoài việc trồng lúa. nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác như sắn, khoai, đậu, kê và các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối, nhãn, vải… cùng một số cây công nghiệp như bông, dâu…
Nhiều vườn rau được hình thành xung quanh các khu đông dân. Mùa màng tốt tươi, nhân dân đủ ăn, đủ mặc, đã khiến các nhà thơ ngợi ca :
Đứng mãi nào hay ngày đã tận,
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh.
(Bùi Tông Quán; bản dịch)
Hoặc nhân dân thời Lê có câu :
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đấy đồng, trâu chẳng buồn ăn.