28/05/2017, 20:01

Miêu tả Công việc của người thợ rèn chợ quê

Đề bài: Em hãy miêu tả hoạt động của người thợ rèn mà em nhìn thấy tại một buổi chợ quê. Mỗi lần cùng mẹ đi chợ, em lại ấn tượng với những người thợ rèn ở chợ quê. Họ ngồi ở một góc nhỏ trong chợ khá chật chội nhưng rất đông người ghé qua để mua dao và vật dụng khác. Có lẽ những ông thợ rèn chỉ còn ...

Đề bài: Em hãy miêu tả hoạt động của người thợ rèn mà em nhìn thấy tại một buổi chợ quê. Mỗi lần cùng mẹ đi chợ, em lại ấn tượng với những người thợ rèn ở chợ quê. Họ ngồi ở một góc nhỏ trong chợ khá chật chội nhưng rất đông người ghé qua để mua dao và vật dụng khác. Có lẽ những ông thợ rèn chỉ còn xuất hiện ở những khu chợ quê, khi mà các vật dụng gia đình được thay thế bằng các loại dụng cụ hiện đại như dao bằng inox người ta không mấy khi ra các lò rèn để rèn nữa. Chỉ ...

Đề bài: Em hãy miêu tả hoạt động của người thợ rèn mà em nhìn thấy tại một buổi chợ quê.

Mỗi lần cùng mẹ đi chợ, em lại ấn tượng với những người thợ rèn ở chợ quê. Họ ngồi ở một góc nhỏ trong chợ khá chật chội nhưng rất đông người ghé qua để mua dao và vật dụng khác.

Có lẽ những ông thợ rèn chỉ còn xuất hiện ở những khu chợ quê, khi mà các vật dụng gia đình được thay thế bằng các loại dụng cụ hiện đại như dao bằng inox người ta không mấy khi ra các lò rèn để rèn nữa. Chỉ còn những người nông dân chính gốc họ vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của các ông thợ lò rèn để sửa chữa những vật dụng. Đi chợ quê không khó để bắt gặp một ông thợ rèn với những con dao, lưỡi cuốc, xẻng, liềm gặt… bày bán ngay trước những lò rèn của mình.

Người dân ở quê chủ yếu mua dao hay các dụng cụ lao động như lưỡi cuốc, liềm ở những lò rèn ở chợ. Những người thợ rèn thường ngồi một góc chợ thường thì những góc này rất ít người qua lại vì chỉ có những người cần đến họ sẽ tự tìm đến. Phía ngoài mỗi lò rèn của có cái bảng ghi dòng chữ nhỏ: nhận sửa liềm, rèn lại dao. Không phải mời gọi nhưng cứ đến gần mùa gặt những lò rèn này lại tấp nập người qua lại để mua liềm, rẽ lưỡi liềm náo loạn cả một khu chợ.

tho-ren                                        Thợ rèn chợ quê

Bên ngoài những lò rèn là các mặt hàng mà chủ rèn bày bán, bên trong là một bếp than hồng rực để người thợ rèn làm việc. Để có một bếp than hồng người thợ rèn phải đến chợ từ rất sớm để chuẩn bị nhóm bếp và thắp lửa, chuẩn bị trả hàng cho khách đã đặt hàng từ trước. Bếp than hồng làm sáng cả một khu lều của người thợ. Người thợ rèn ngồi trong lán ngoài 40, tóc điểm những sợ bạc rõ rệt. Người thợ rèn vừa cho một chiếc liềm vào trong lò than. Nếu như trước họ phải thổi cho than hồng rực bằng những lò quay bằng tay giống như những cái quay tơ, thì giờ họ đã dùng lò để giữ than nóng lâu hơn. Đôi tay dẻo dai, không sợ nóng vẫn cho những chiếc dao hay chiếc liềm vào đống than đợi cho đến khi đỏ rực thì rút ra nhúng vào nước lạnh.

Những động tác được người thợ rèn làm nhanh thoăn thoắt như một nghệ nhân đã rất quen thuộc và điêu luyện với công việc của mình. Sau khi đưa những chiếc dao hay cái liềm ra khỏi lò nung các bác thợ rèn nhúng qua nước lạnh rồi lấy búa để đập nó trên một cái bệ bằng sắt để nó mỏng dẹt ra rồi sau khi nguội lại cho vào lò nung cho tới khi hồng đỏ rồi lại mang ra. Công việc chỉ có vậy nhưng làm việc bên cạnh một lò than đỏ rực thì những giọt mồ hôi rơi ra ướt hết cả chiếc áo mặc trên người mồ hôi rơi xuống mặt cứ lúc lúc bác lại phải ngơi tay để lấy chiếc khăn mặt quàng lên cổ lau mồ hôi một lần. Mồ hôi rơi như tắm có người thợ rèn không chịu được sức nóng vừa quạt cũng phải cởi áo ra vì không chịu được nóng.

Với bàn tay khéo léo sau khi những công đoạn trong lò đã hoàn thành thì người thợ rèn lại phải chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm của mình hơn nữa. Chỉ nhìn thôi cũng chưa được họ kiểm tra rồi cắt thử nếu được rồi mới trả cho khách. Người thợ rèn trong bếp lửa đỏ khuôn mặt ửng đỏ lên những vệt mồ hôi dài lăn trên má. Những mảnh tro tàn từ lớp than thỉnh thoảng bay lên phủ lên mái tóc nửa bạc, bay cả vào quần áo của người thợ. Tiếng gõ, tiếng đập dồn dập, làm cho một góc chợ không chỉ có tiếng nói của người mua, người bán mà còn có tiếng của bác thợ rèn với tiếng kêu vang một góc chợ quê. Âm thanh ấy khiến nhiều người trở nên quen thuộc và thấy vui hơn khi mỗi lần đi chợ. Người ta không chỉ thấy một không khí mua sắm, mà còn thấy được cái âm thanh của những lò rèn đỏ lửa phục vụ bà con nông dân trong những phiên chợ nghèo dưới mái lá đơn sơ. Bác thợ rèn với đôi tay chắc khỏe, rám nắng đang đội những nhát búa đanh thép để một con dao, một cái liềm hay một cái lưỡi quốc được xuất ra bán.

Tiếng cười nói xôn xao của khu chợ không thể lấp đi tiếng búa của người thợ rèn, những nhát búa đanh thép chắc chắn. Hình ảnh người thợ với những giọt mồ hôi lăn dài trên mặt cùng với bếp lửa hồng có lẽ làm cho mỗi người không thể nào quên mỗi lần ghé qua chợ quê.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Anh chị 

Em hãy 

Mieu ta cong viec cua mot nguoi tho ren cho que

Anh chi Mieu ta cong viec cua mot nguoi tho ren cho que

0