Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh của chú bé Lượm
Đề bài: Đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh là đoạn thơ gây xúc động mạnh mẽ nhất trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ đó? Có lẽ đọc bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu người ta không thể nào quên hình ảnh cậu bé hồn nhiên, tinh nghịch và dũng cảm. Xuyên suốt bài ...
Đề bài: Đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh là đoạn thơ gây xúc động mạnh mẽ nhất trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ đó? Có lẽ đọc bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu người ta không thể nào quên hình ảnh cậu bé hồn nhiên, tinh nghịch và dũng cảm. Xuyên suốt bài thơ là tình cảm chan chưa mà tác giả đã dành cho Lượm.Và có lẽ khổ thơ khiến người đọc ấn tượng và xúc động nhất là cảnh Lượm đi liên lạc và hi sinh: “Một hôm nào đó Như bao ...
Đề bài: Đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh là đoạn thơ gây xúc động mạnh mẽ nhất trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ đó?
Có lẽ đọc bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu người ta không thể nào quên hình ảnh cậu bé hồn nhiên, tinh nghịch và dũng cảm. Xuyên suốt bài thơ là tình cảm chan chưa mà tác giả đã dành cho Lượm.Và có lẽ khổ thơ khiến người đọc ấn tượng và xúc động nhất là cảnh Lượm đi liên lạc và hi sinh:
“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”
Chú bé LượmĐoạn thơ như một lời xúc động nghẹn ngào về hình ảnh chú đồng chí nhỏ đã hi sinh. Rồi một hôm nào đó, như bao hôm nào cậu đi làm nhiệm vụ của mình trong lúc nguy hiểm nhất:
“ Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chị hiểm nghèo”
Để rồi tất cả bỗng nghẹn ngào khi :
“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi”
Tác giả đã gọi “ chú đồng chí nhỏ” ở đây Tố Hữu đã coi Lượm như một chiến sĩ thực thụ đã hi sinh và ngã xuống như bao người khác . Đó có thể xem như lòng cảm phục của cán bộ cách mạng với thiếu nhi anh hùng.
Và có lẽ với tác giả không chỉ là tình cảm đồng chí đồng đội mà còn là tình cảm chú cháu :
“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”
Lượm hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương nơi em hàng ngày vẫn tung tăng làm nhiệm vụ của mình. Tay của em vẫn nắm chặt bông lúa. Cái chết như nhẹ nhàng bình lặng. Thiên thần bé nhỏ đã bay đi nhưng có lẽ kỉ niệm và nỗi nhớ về em thì không bao giờ tác giả hay mỗi chúng ta có thể quên. Tố Hữu buông một lời đau xót day dứt như một lời chua sót:
“Lượm ơi! Còn không?”
Và đến hai khổ thơ cuối là những hình ảnh kỉ niệm về một cậu bé hồn nhiên tinh nghịch của ngày nào. Lượm ra đi nhưng hình ảnh về chú đồng chí nhỏ mãi sống trong lòng bạn đọc.
Bốn khổ thơ mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nghẹn ngào nhất. Chú đồng chí nhỏ đã hi sinh, những hình ảnh tinh nghịch, hồn nhiên và dũng cảm thì sẽ mãi mãi còn đó, một tấm gương anh hùng của đất nước.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Cảm nghĩ của anh chị khi đọc đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh của chú bé Lượm
Anh chị cảm nghĩ gì khi đọc đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh của chú bé Lượm
Em cảm nghĩ gì khi đọc đoạn thơ miêu tả cảnh đi liên lạc và hy sinh của chú bé Lượm
Cam nghi cua em khi doc doan tho mieu ta canh lien lac va hy sinh cua chu be Luom