18/06/2018, 11:12

Miếu Bà Phi Yến - Đền An Hải

Ở gần Họng Đầm, đối diện với Hòn Bà, có ngôi Miếu Bà dựng lên để ghi công người phụ nữ can đảm dám can chúa Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Sau khi Phi Yến chết, ngôi Đền thờ Bà được dựng lên tại làng An Hải, gần thị trấn Côn Đảo. Việc xây ngôi Đền thờ Bà tại An Hải có một lý do ...

Ở gần Họng Đầm, đối diện với Hòn Bà, có ngôi Miếu Bà dựng lên để ghi công người phụ nữ can đảm dám can chúa Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Sau khi Phi Yến chết, ngôi Đền thờ Bà được dựng lên tại làng An Hải, gần thị trấn Côn Đảo. Việc xây ngôi Đền thờ Bà tại An Hải có một lý do lịch sử.

Rằm tháng Bảy năm Ất Hợi (1785), ban hương chức làng An Hải cử đại diện qua làng Cỏ Ống rước bà về dự lễ xá tội vong nhân. Buổi lễ kéo dài đến khuya, sau đó bà nghỉ đêm trong nhà việc tại làng An Hải để ngày hôm sau về Cỏ Ống. Năm ấy Bà 24 tuổi, dung nhan còn lộng lẫy. Trong làng có tên đồ tể, tên là Biện Thi đem lòng tà dục, mò vào cấm phòng nắm lấy tay Bà. Nghe tiếng Bà tri hô, dân làng kéo đến đóng gông tên Biện Thi chờ ngày xử tội. Tuổi phận mình, Bà đã chặt đứt cánh tay bị xâm phạm rồi quyên sinh giữ trọn danh tiết.

Tên Biện Thi được giải về làng Cỏ Ống xử tội chết. Dân làng An Hải lập Đền thờ, tạ tội với Bà, hằng năm cúng kiếng, có đủ mặt giới chức và dân làng Cỏ Ống. Từ khi Pháp chiếm Côn Đảo lập nhà tù, thường dân bị đưa về đất liền. Ngôi Đền cổ uy nghi đã hoang tàn, xiêu vẹo. Năm 1958, những công chức trên Đảo đã xin phép nhà cầm quyền, quyên góp tiền bạc và huy động sức tù xây lại ngôi Đền trên vị trí của tòa Miếu cổ. Bài vị thờ Bà đặt tại ngôi chính điện, với đôi câu đối:

Mẫu nghi xưng hậu ấm công bang

Thánh đắc phối thiên an hải quốc

Hai bên tả - hữu Hoàng tử Cải và quan đô đốc Ngọc Lân, người đã can gián chúa Nguyễn xin Bà khỏi tội chết khi Ánh khép Bà vào tội thông đồng với Tây Sơn. Trên hàng cột trước cửa chùa, được khắc nổi hai câu đối:

Trung nghĩa gián quân thiên cổ chiếu

Tiết hạnh quyên sinh

Ngoài Côn Đảo, gần đường lên di tích Cầu Ma Thiên Lãnh, còn có Miếu Bà Phi Yến, còn có tên gọi An Sơn Miếu, cũng được giải thích theo câu chuyện trên .

0