Mẹo nhìn mắt đoán suy nghĩ người đối diện
Mẹo nhìn mắt đoán suy nghĩ người đối diện Cách đọc suy nghĩ của người khác qua ánh mắt Đôi mắt vốn được xem là cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiện những tâm tư, tình cảm của con người. Bạn có thể kiểm soát ...
Mẹo nhìn mắt đoán suy nghĩ người đối diện
Đôi mắt vốn được xem là cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiện những tâm tư, tình cảm của con người. Bạn có thể kiểm soát lời nói, nét mặt của mình khi nói dối nhưng ánh mắt thì khó có thể che giấu được. Mọi sắc thái tình cảm của chúng ta đều có thể thể hiện qua đôi mắt, từ sự quan tâm, kinh ngạc, đến hoài nghi hay gian dối. Sau đây là một số điểm bạn có thể nhận dạng suy nghĩ của người đối diện qua ánh mắt.
11 dấu hiệu nhận biết người nói dối
Dấu hiệu 7 bệnh nguy hiểm thể hiện qua đôi mắt
Đôi mắt biết cười
Từ xưa các cụ đã thường nhấn mạnh vẻ đẹp của một cô gái qua cụm từ "đôi mắt biết cười". Các nhà khoa học cũng cho biết, nụ cười chân thành thường bắt đầu từ đôi mắt. Khi chúng ta hạnh phúc, vùng da quanh mắt sẽ được nâng cao lên, còn những "nụ cười xã giao" thường chỉ xuất hiện ở môi, không ảnh hưởng đến mắt.
Như vậy một nụ cười chân thật là nụ cười có thể làm biến đổi cả ánh mắt.
Chớp mắt liên tục
Tin nhận định từ các chuyên gia tâm lý và ngôn ngữ cơ thể, khi con người căng thẳng hoặc bối rối thì tần số chớp mắt sẽ tăng lên. Bạn có thể quan sát ánh mắt để nhận biết tâm thế của người đối diện. Hành vi này thường được đánh đồng với thói quen của những kẻ dối trá, mặc dù quan niệm này cũng chẳng mấy chính xác.
Ánh mắt toan tính
Khi ánh mắt của một người nào đó di chuyển từ bên này sang bên kia hoặc nhìn xuống thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đang trong quá trình xử lý thông tin. Tuy nhiên, trong các buổi phỏng vấn xin việc, ánh mắt này của các ứng viên thường bị đánh giá là dấu hiệu của sự gian dối hoặc đang che đậy điều gì đó. Vì vậy, hãy chú ý đừng đánh mắt quá nhiều trong khi giao tiếp với người khác.
Ánh mắt ngại ngùng
Nhiều người thường né tránh giao tiếp bằng mắt với người đối diện trong cuộc nói chuyện và thường bị cho là có dấu hiệu gian dối, không đáng tin cậy. Thông tin thực tế cho thấy, điều nay không phải lúc nào cũng chính xác.
Một số người có thể do thiếu tự tin nên mới lảng tránh hoặc không dám nhìn thẳng. Đôi khi đó là biểu hiện của sự ngại ngần, căng thẳng hoặc buồn chán.
Nhắm mắt khi nói
Thông tin từ các chuyên gia tâm lý và ngôn ngữ cơ thể cho biết, con người khi nhắm mắt hoặc dùng tay che mắt, hạ mí mắt khi nói là biểu hiện cho thấy đang cố gắng ngăn chặn những điều không muốn nghe.
Ánh mắt thờ ơ
Những người có ánh nhìn xa xăm, trống rỗng, thậm chí không chớp mắt khi nghe bạn nói. Một dấu hiệu rõ ràng của sự nhàm chán đối với câu chuyện của bạn là khi người nghe ngước mắt lên hoặc đưa ánh mắt sang phải.
Mắt nheo
Nheo mắt hoặc thu nhỏ mắt cho thấy sự khó chịu, căng thẳng và thậm chí là giận dữ. Nếu bạn nhận được cái nheo mắt của người người đối diện khi nói ra thông tin gì đó thì có thể họ đang nghi ngờ lời bạn nói, không đồng ý hoặc không hiểu hết thông điệp bạn truyền tải.
Ánh mắt hứng thú, quan tâm
Nếu khi đưa ra một lời nào đó mà nhận được ánh mắt có vẻ như tròng giãn ra chứng tỏ người đó đang quan tâm và hứng thú với điều bạn nói.
Ánh mắt như sáng ra
Đó là biểu hiện của một người nào đó hạnh phúc khi nghe bạn nói. Khi hạnh phúc thì trông họ giống như có tia sáng phát ra. Nếu bạn bắt gặp ánh mắt của ai đó bỗng dưng long lanh hơn hẳn so với bình thường thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy họ đang thích thú với điều bạn nói.
Mắt nhìn lên phía trái – Ký ức hình ảnh
Khi mắt một người nhìn hướng lên về phía bên trái nghĩa là họ đang nhớ lại một hình ảnh trong quá khứ, trừ khi ký ức ấy xuất hiện ngay lập tức.
Mắt nhìn lên phía phải – Dựng lên hình ảnh
Mắt hướng lên về phía phải nghĩa là người ấy đang dựng lên một hình ảnh trong đầu. Những người nói dối sẽ nhìn theo hướng này khi họ cố bịa ra một hình ảnh nào đó.
Mắt nhìn ngang sang trái – Ký ức âm thanh
Khi bố bạn cố nhớ điểm nút của một câu chuyện cười dở tệ, mắt ông thường sẽ nhìn ngang sang trái. Cử chỉ này chứng tỏ người ấy đang cố nhớ lại một âm thanh trong quá khứ.
Bạn có thể dùng cách này để xác định xem liệu một người có đang kể lại đúng câu chuyện mà họ khẳng định là thật hay không. Trẻ con thường nhìn theo hướng này, ví dụ, khi chúng lặp lại những từ ngữ chính trị hay tôn giáo của cha mẹ chúng.
Nhìn ngang sang phải – Dựng lên âm thanh
Nếu ai đó đang nói dối rằng họ đã có một cuộc đối thoại, họ sẽ nhìn ngang sang phải. Hướng nhìn này chứng tỏ họ đang cố bịa ra một câu chuyện.
Nhìn xuống phía trái – Độc thoại
Quỷ dữ không hẳn ngồi trên vai trái của bạn đâu, mà là trên xương đòn trái của bạn ấy. Nếu ai đó đang độc thoại nội tâm, họ thường sẽ nhìn xuống bên trái mình. Điều này chứng tỏ họ đang đắm chìm trong suy nghĩ hay những câu hỏi của riêng mình.
Nhìn xuống phía phải – Cảm giác
Nhớ về cảm giác sẽ khiến mắt ta đưa sang phải. Không tin tôi sao? Khi nhắm mắt, hãy đưa mắt bạn hướng lên phía trái và cố hình dung cảm giác khi bạn chạm vào chiếc áo lông thú xem. Sau đó hãy thử lại với mắt nhìn xuống phía phải. Cách nào làm bạn thấy dễ chịu hơn?