Bỏ túi kỹ năng thoát hiểm khi đi phượt
Bỏ túi kỹ năng thoát hiểm khi đi phượt Những kỹ năng thoát hiểm khi đi phượt bạn nên biết Đi phượt luôn là một trong những sở thích của đa số những người ưa khám phá. Tuy nhiên, việc trang bị kiến thức ...
Bỏ túi kỹ năng thoát hiểm khi đi phượt
Đi phượt luôn là một trong những sở thích của đa số những người ưa khám phá. Tuy nhiên, việc trang bị kiến thức tốt nhất cho chuyến đi an toàn thì không phải ai cũng biết. Vậy nên dù là dân phượt chuyên nghiệp bạn cũng nên lưu ý, khắc ghi những kỹ năng cần thiết để thoát hiểm trong chuyến du lịch của mình.
Kỹ năng thoát hiểm khi thang máy gặp sự cố
10 kỹ năng cần thiết trong cuộc sống giúp bạn cứu nguy khi cần thiết
Kỹ năng sống cần dạy con để không bị bắt cóc
1. Ngộ độc thực phẩm
Trong chuyến phiêu lưu, bạn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị nhiễm độc hoặc nấu chưa chín. Côn trùng hoặc cây độc cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Xử lý: Dùng tay kích thích họng để nôn mửa nhằm đẩy thức ăn hoặc chất độc ra ngoài càng sớm càng tốt. Uống nhiều nước lọc, nước pha đường, nước dừa hoặc nước hoa quả, nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm.
2. Bị thương chảy máu
Vết thương chảy máu có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
Xử lý: Đặt người bị thương nằm xuống, đầu thấp hơn thân hoặc nâng cao vùng bị thương, đắp khăn hoặc quần áo lên người để tránh hạ thân nhiệt. Đeo găng tay hoặc rửa sạch tay rồi loại bỏ bụi bẩn hoặc các mảnh vụn từ vết thương. Dùng băng vô trùng hoặc vải sạch rịt lên vết thương, giữ ít nhất 20 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
Nếu máu tiếp tục chảy, bạn đắp thêm gạc, bóp chặt động mạch chính đưa máu đến khu vực đó. Ở chân, bạn nên nhấn ở sau đầu gối và háng. Giữ yên vùng bị thương khi máu đã ngừng chảy, băng bó và đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Cầm máu rồi băng bó vết thương cho nạn nhân
3. Hạ thân nhiệt, hoại tử do bỏng lạnh
Lạnh có thể giết chết một con người. Nếu bị mắc kẹt ở nơi giá rét, những dấu hiệu sau đây cho thấy bạn đang bị giảm thân nhiệt: nói lắp, cứng khớp, run không kiểm soát, mất kiểm soát bàng quang, mặt sưng húp, rối loạn tinh thần,... Thời gian mắc kẹt càng dài, bạn có thể bị bỏng lạnh, dẫn đến hoại tử.
Xử lý: Tìm nơi trú ẩn, tránh gió, che chắn cơ thể với bất cứ thứ gì bạn có như chăn, túi ngủ, gối hoặc vài tờ báo. Nếu quần áo bị ẩm ướt, hãy thay đồ khô ngay. Nếu không có quần áo khô, bạn tìm cách đốt lửa và hong khô quần áo. Nếu không có gì để làm khô quần áo, bạn có thể cởi đồ ra chờ cho khô. Hãy nhớ không mặc quần áo vẫn tốt hơn mặc một bộ đồ ướt. Bạn nên bịt tai lại, kẹp hai bàn tay dưới nách để làm ấm các ngón tay.
4. Mất nước
Khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể, hiện tượng mất nước có thể xảy ra trong bất kỳ thời tiết nào. Dấu hiệu cơ thể thiếu nước gồm: ít nước bọt, ít đi tiểu, lượng nước tiểu thấp, nước tiểu đậm màu và nặng mùi, khô miệng, khô mắt, nhịp tim nhanh, khó chịu,...
Xử lý: Tránh ánh nắng trực tiếp, đặc biệt tránh để nắng chiếu thẳng vào gáy. Uống nhiều nước, hạn chế nước uống có gas, trà hoặc caffeine, cồn.
Uống nhiều nước lọc để tránh mất nước
5. Đói
Một người có thể tồn tại 4-8 tuần mà không cần thức ăn, miễn là có nước để uống. Tuy nhiên, điều này còn tùy vào thể trạng của từng người và các yếu tố khác.
Xử lý: Khi đói, bạn hãy tìm nguồn thức ăn từ thực vật và côn trùng. Tránh ăn các loài côn trùng hay thực vật có màu sắc rực rỡ, có gai hoặc mùi hăng mạnh...
6. Say nắng
Nếu phải di chuyển dưới ánh nắng chói chang liên tục, cơ thể không điều chỉnh được nhiệt độ do mất nước và muối quá nhiều khi đổ mồ hôi, bạn sẽ bị say nắng và kiệt sức. Các triệu chứng thường là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, co giật cơ hoặc co thắt, sốt, tăng nhịp tim, ảo giác, bất tỉnh.
Xử lý: Tìm ngay bóng râm, nằm xuống, nâng bàn chân lên, nới lỏng quần áo và uống nước. Bạn có thể tử vong vì say nắng, do vậy đừng xem nhẹ tình trạng này. Nếu có miếng gạc làm mát trong túi cứu thương, bạn đắp vào nách, bẹn và cổ. Tiếp tục ở trong bóng râm cho đến khi cơ thể hạ nhiệt, dạ dày và nhịp tim ổn định, khi đó bạn hãy tiếp tục hành trình.