Mẫu sổ tay khi nhận bàn giao nhà
Mẫu sổ tay khi nhận bàn giao nhà Sổ tay khi nhận bàn giao nhà là mẫu sổ tay bàn giao bao gồm những tiêu chí đánh giá, nhận xét, kiểm tra về những bộ phận trong ngôi nhà khi có sự bàn giao và nhận nhà ...
Mẫu sổ tay khi nhận bàn giao nhà
là mẫu sổ tay bàn giao bao gồm những tiêu chí đánh giá, nhận xét, kiểm tra về những bộ phận trong ngôi nhà khi có sự bàn giao và nhận nhà ở giữa người mua và người bán. Mẫu sổ tay nêu rõ những tiêu chí đánh giá, kiểm tra nhà ở như các tiêu chí đối với thiết bị điện, các tiêu chí đối với trần nhà... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu sổ tay khi nhận bàn giao nhà tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Mẫu đơn xin giao đất làm nhà ở
Mẫu bản tường trình đã được hưởng chính sách về nhà ở, đất ở
Chủ đầu tư xây dựng khi bàn giao căn hộ gồm các thiết bị vệ sinh, chiếu sáng cơ bản, tủ bếp nên cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Đối với các thiết bị điện:
Kiểm tra tủ điện: Các Aptomat phải ở tình trạng giật xuống là tắt, kéo lên là bật, KHÔNG BỊ KẸT.
Kiểm tra ổ cắm để xem tình trạng CÓ ĐIỆN của các ổ.
Kiểm tra quạt gió vệ sinh, máy hút mùi: Có thể châm điếu thuốc lá, hít một hơi, phả khói vào gần quạt rồi theo dõi xem tốc độ hút.
Tắt mở công tắc kiểm tra bóng đèn, yêu cầu SÁNG ĐỀU không bị nháy.
Dùng bút thử kiểm tra rò điện. Nên kiểm tra ngẫu hứng trên tường, khu xung quanh công tắc và ổ điện.
2. Đối với tường, trần:
Nhìn màu sơn phải đồng đều, không loang lổ, lưu ý các chỗ quanh công tắc, miệng điều hòa, quạt gió là hay lỗi nhất.
Kiểm tra độ phẳng của tường: dùng thước nhôm áp lên tường và nhìn qua khe hở giữa thước và tường, tắt đèn và dùng đèn pin soi ngược lại xem ánh sáng lọt ngược lại.
Kiểm tra đặc biệt ở cao độ khoảng 1,5m đến 1,8m (chỗ giáp lai giữa hai tầm giáo) là hay bị lỗi nhất.
3. Đối với phần sàn gỗ:
Màu sắc: đều màu, kiểm tra lớp phủ vân bề mặt, nếu xước, lỗi bắt thay.
Kiểm tra độ phẳng của sàn bằng thước nhôm, kết hợp đèn pin như kiểm tra tường, nếu không phẳng, yêu cầu sửa lại.
Kiểm tra các khe hở giữa 2 tấm gỗ, nếu hở lớn, yêu cầu sửa lại.
Kiểm tra toàn bộ mặt sàn xem có chỗ nào phồng, rộp không (chú ý các góc nhà, cạnh tường và cửa toilet), nếu có lỗi, yêu cầu sửa.
Đi lại trên sàn phải không có tiếng cọt kẹt, cứ đi lại và nhún trên sàn thì sẽ phát hiện ra.
Kiểm tra nẹp chân tường: Phải đồng mầu, chỗ nối đấu đầu nẹp chân tường phải phẳng, không nhìn thấy nốt đinh trên mặt nẹp, các đoạn nối không được quá ngắn, phải lớn hơn 1,5 – 2m cho mỗi đoạn, chỗ tiếp giáp giữa nẹp chận tường và sàn gỗ không được hở khe theo mặt bằng và mặt đứng.
Nếu hở mặt bằng tức là sàn gỗ bị hụt, hở mặt đứng là nẹp chân tường bị lẹm hoặc cong.
4. Đối với phần gạch ốp
Các mạch ốp phải thẳng, đều và sắc nét. Toàn bộ bề mặt kết cấu phải làm sạch vữa, bột trát mạch và các vết bẩn ố trên bề mặt ốp. Công tác kiểm tra chất lượng ốp tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
Độ phẳng của mặt ốp, làm tương tự như kiểm tra tường.
Độ đặc chắc và bám dính của nền ốp với vật liệu ốp – gõ vào bề mặt gạch ốp.
Độ đồng đều của của mặt ốp về màu sắc, hoa văn, các mạch ốp, chi tiết trang trí.
Đối với các phòng khác cũng kiểm tra tương tự, về độ phẳng, đồng đều màu sắc, không bị nứt, vỡ, các mạch gạch phải được đầy và cùng màu sàn gạch.
Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dáng, kích thước hình học theo yêu cầu của thiết kế.
Vật liệu ốp phải đúng quy cách về chủng loại, kích thước và màu sắc, không cong vênh, sứt mẻ, không có khuyết tật.
Màu sắc của mặt ốp bằng vật liệu nhân tạo phải đồng nhất.
Vữa trát trên kết cấu phải chắc đặc. Khi kiểm tra vỗ lên mặt ốp không có tiếng bộp. Những viên bị bộp và long chân phải tháo ra ốp lại.
Trên mặt ốp không được có vết nứt, vết ố do vữa, sơn, vôi hoặc do các loại hoá chất gây ra.
Khi kiểm tra bằng thước dài 2m đặt áp sát vào mặt ốp, khe hở giữa thước và mặt ốp không quá 2mm.
5. Đối với hệ thống cửa
Cửa sổ, cửa ban công: Kính không bị nứt vỡ, các rãnh ray cửa trơn, dễ đóng mở, tay nắm khóa vặn trơn. Cửa đóng khít, bản lề không cong vênh không phát ra tiếng kêu.
Cửa ra vào và thông phòng: Cửa không bị sệ, không trầy sước, khung cửa chắc chắn, tay nắm cửa chắc và dễ đóng mở.
6. Tủ bếp và khu bếp
Mặt tủ bếp sơn đồng màu, phẳng không bị sứt.
Mở tủ bếp trên và dưới để kiểm tra các bản lề, thanh ray đóng mở trơn mượt.
Đèn chiếu sáng khu bếp sáng tốt, máy hút mùi hoạt động.
Các phụ kiện đi kèm tủ bếp hoạt động tốt.
Bếp ga nguyên vẹn, sử dụng tốt.
7. Các hệ thống khác như đồng hồ điện, nước, gas
Kiểm tra hệ thống vòi nước, vòi rửa, wc có xả nước tốt không;
Kiểm tra hệ thống thoát nước ở sàn trong wc và ngoài ban công bằng cách đổ chậu nước ra sàn và quan sát khả năng thoát nước (theo nguyên tắc sàn sẽ dốc về lỗ thoát sàn để đảm bảo nước chảy về lỗ thoát sàn).
Kiểm tra thông tin đồng hồ điện, nước, gas có đúng tên căn hộ không, đề phòng nhầm lẫn sai tên.
8. Xác nhận lại diện tích thực tế và các mục khác
Chuẩn bị bản vẽ căn hộ 2D để xác nhận lại diện tích thực tế căn hộ nhà mình;
Kiểm tra các chìa khóa liên quan đến căn hộ của mình (tốt nhất nên niêm phong dán lại các mục đã nghiệm thu, và thay lõi chìa khóa mới đề phòng nhà thầu hoặc ai đó đã đánh "sơ cua" chìa khóa nhà mình để vào đổi các thiết bị –> phòng xa).
Chụp lại các chỉ số ở công tơ điện, nước, gas để tránh bị phát sinh mà không phải nhà mình dùng.
Yêu cầu bên CĐT bàn giao các sơ đồ điện, nước để phòng sau này sửa chữa căn hộ, không bị khoan đục vào đường điện nước.
Việc cuối cùng là làm việc với Ban Quản lý tòa nhà để khai báo chủ sở hữu căn hộ, lấy thẻ thang máy, thẻ giữ xe, Internet, truyền hình cáp, KT3 ....