Mẫu kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm
Mẫu kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm Kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng Kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc ...
Mẫu kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm
Kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm
là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Mẫu kế hoạch nêu rõ thông tin thời gian và địa điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra tổ chức Đảng... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng tại đây.
Nội dung cơ bản của mẫu kế hoạch kiểm tra tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm như sau:
ỦY BAN KIỂM TRA ................ ĐOÀN (TỔ) KIỂM TRA ............. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
.............., ngày...tháng...năm... |
KẾ HOẠCH
kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm đối với
(tổ chức đảng được kiểm tra)…..………………………………………………….
Thực hiện quyết định số….., ngày...tháng...năm... của UBKT…….. về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với (tổ chức đảng được kiểm tra)……………
Đoàn (tổ) kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
Kiểm tra nhằm giúp cho tổ chức đảng kịp thời nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) trong việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; nghị quyết, chỉ thị, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ và qui chế làm việc; về đoàn kết nội bộ (về giữ gìn phẩm chất đạo đức CM của của cán bộ, đảng viên); về chấp hành chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật nhà nước. Qua kiểm tra nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Kiểm tra theo đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; đảm bảo tính trung thực, khách quan, thực hiện đúng qui trình và thời gian kế hoạch.
II. Nội dung kiểm tra.
(Xác định cụ thể các nội dung cần kiểm tra).
III. Thời gian và phương pháp tiến hành.
A. Thời gian: Bắt đầu từ ……............. đến ……………………
B. Phương pháp tiến hành:
1. Thường trực UBKT và Đoàn (tổ) làm việc với tổ chức đảng được kiểm tra để thông báo quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và thống nhất lịch kiểm tra; Gợi ý chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung kiểm tra bằng văn bản; yêu cầu cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm tra.
2. Đoàn kiểm tra thu thập tài liệu, nhận bản giải trình của tổ chức đảng được kiểm tra, nghiên cứu và tiến hành thẩm tra, xác minh.
3. Tổ chức Hội nghị các tổ chức đảng, đoàn thể có liên quan để nghe tổ chức đảng được kiểm tra báo cáo giải trình (bằng văn bản ) về các nội dung kiểm tra. Hội nghị tham gia ý kiến, kết luận rõ có vi phạm hay không có vi phạm theo từng nội dung kiểm tra. (Trong trường hợp thấy vi phạm đã rõ, cần phải có hình thức kỷ luật thì tiến hành lấy phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật và các biện pháp khắc ph ục).Có đại diện tổ chức đảng cấp trên và đoàn (tổ) kiểm tra dự.
4. Đoàn (tổ) kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ và tổng hợp, dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
5. Đoàn (tổ) kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Tổ chức đảng được kiểm tra.
6. Đoàn (tổ) kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra và những kiến nghị đề xuất để UBKT cấp mình xem xét, kết luận.
Nơi nhận: - UBKT cấp mình; - Tổ chức đảng được kiểm tra; - Thành viên Đoàn (tổ) kiểm tra; - Lưu. |
T/M ĐOÀN (TỔ) KIỂM TRA |