14/01/2018, 09:23

Mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non

Mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non Mẫu báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng trường mầm non là mẫu bản báo cáo mới nhất về tự đánh giá trường mầm non. VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết mẫu ...

Mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non

là mẫu bản báo cáo mới nhất về tự đánh giá trường mầm non. VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non để bạn đọc cùng tham khảo và có thể lập được bản báo cáo riêng cho trường của mình, qua đó có thể thấy nâng cao chất lượng giáo dục của trường mình.

Báo cáo tự đánh giá trường tiểu học

Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non

Bộ sưu tập mẫu chữ thường, chữ hoa, chữ nghệ thuật đẹp nhất

TỰ ĐÁNH GIÁ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường mầm non ........................ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng .... năm ......... Nhà trường được Uỷ ban nhân dân .............. đầu tư xây dựng địa điểm tại khu trung tâm khu dân cư phường ................ Tổng diện tích là > ....... m2, trong đó diện tích phòng học là .... m2, diện tích sân chơi là >........ m2. Khoảng cách từ trường tới các khóm, khu dân cư trong bán kính ..........m thuận tiện cho việc đưa đón trẻ đến trường. Tại điểm chính trường xây dựng gồm ...... phòng học và các phòng chức năng cùng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ hiện đại đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu. Bắt đầu từ năm học ...... - ....... trường có thêm điểm phụ có ..... lớp được xây dựng khang trang, rộng thoáng, từng bước trường có trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi bên trong, đồ chơi ngoài trời.

Trong ....... năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ năm ........ - ............ liên tục đạt tập thể " Lao động xuất sắc". Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc, Chi bộ liên tục đạt "Trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Trường đang thực hiện hồ sơ công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 2 giai đoạn .......-..........

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố, Đảng ủy – Uỷ Ban Nhân dân phường ........... Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố .............. cùng với sự quan tâm kết hợp chặt chẽ của Ban đại diện Cha mẹ học Sinh.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ theo Điều lệ trường mầm non. Có tư cách đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình, có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trình độ chuyên môn của cán bộ và giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 93,3%. Kết quả xét chuẩn nghề nghiệp giáo viên đều được đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên. Tuy nhiên, so với giáo viên được đào tạo chính qui thì giáo viên vừa học vừa làm có nhiều hạn chế về mặt chuyên môn hơn, nên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt chất lượng chưa cao.

Trẻ đến trường ngoan, lễ phép, mạnh dạn trong giao tiếp, tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ có nề nếp tốt trong việc thực hiện các hoạt động như học tập, vui chơi, vệ sinh, lao động...

Việc xây dựng một trường mầm non khang trang, rộng rải; sự tận tâm phục vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên thực sự tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân nên số trẻ mầm non ra lớp tăng nhanh, nhu cầu gửi con của phụ huynh ngày càng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì sĩ số hàng ngày.

Trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh chưa đồng đều, một số cha mẹ trẻ nhận thức về công tác giáo dục trẻ mầm non còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của các trường mầm non nói chung. Trường mầm non ................. đã triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo nội dung tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Mục đích của việc tự đánh giá này là nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thông qua kết quả tự đánh giá giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của trường. Từ đó có biện pháp khai thác, khắc phục phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của nhà trường trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định.

Thông qua việc tự đánh giá, nhận thức của lãnh đạo và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo và hoàn thiện chất lượng được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Công tác quản lý nhà trường ngày một chặt chẽ và nền nếp hơn. Công tác tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá được dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.

Để triển khai và hoàn thành tốt công tác tự đánh giá, nhà trường đã huy động tất cả các nguồn lực sẵn có. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng gồm cán bộ chủ chốt của trường, người đứng đầu các đoàn thể, các bộ phận chức năng, đại diện Đoàn thanh niên, Công đoàn, giáo viên có năng lực. Ban thư ký là các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm. Hội đồng tự đánh giá của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm chuyên trách.

Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác và ban thư ký đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá các điểm mạnh và những tồn tại để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tìm biện pháp để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Ban thư ký có trách nhiệm tập hợp các phiếu tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn và viết báo cáo tự đánh giá. Sau khi viết báo cáo, nhà trường sẽ công khai báo cáo tự đánh giá.

II. TỰ ĐÁNH GIÁ:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Mở đầu: Trường mầm non .................. hiện nay có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý so với quy định. Có hội đồng trường theo quyết định của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, trường có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; Thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động.

Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước; luôn chú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

Tiêu chí 1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà trường).

b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

c) Có các tổ chức chính trị- xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.

1. Mô tả hiện trạng:

Từ ngày đầu mới thành lập ( tháng 8.2010) đã có Bà Lê Thị Thanh làm Hiệu trưởng theo Quyết định Số .................. Ngày ..........................., Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú là Phó hiệu trưởng được chuyển về được 2 năm theo Quyết định Số ................... Ngày ..............................Phòng Giáo dục và Đào Tạo đã bổ nhiệm thêm 01 Phó hiệu trưởng là bà .........................; theo tình hình từng năm nhà trường có thành lập các Hội đồng trường, hiện nhà trường có hội đồng trường gồm 9 thành viên theo Quyết định Số ...................., Hội đồng Thi đua – khen thưởng gồm 9 thành viên được Hiệu trưởng ra Quyết Số ..................., ngoài ra còn có hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, Hội đồng chấm thi đồ dùng dạy học. Hội đồng chấm thi GVDG-cô nuôi giỏi

Hàng năm theo qui định, sau khi tham khảo ý kiến của các ĐD đoàn thể, chi bộ nhà trường, trình Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định, Hiệu trưởng đều có Quyết định thành lập các tổ chuyên môn và Văn phòng. Năm học ......................... theo số lượng các nhóm lớp, nhà trường có 3 tổ chăm sóc giáo dục 01 tổ chăm sóc nuôi dưỡng và 01 tổ văn phòng. Tổ Mẫu giáo Mầm – chồi có 11 giáo viên dạy 2 lớp Mầm và 4 lớp Chồi; tổ Mẫu giáo Lá có 8 giáo viên dạy 4 lớp Lá; tổ Nhà trẻ có 11 giáo viên dạy 2 nhóm trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tổ văn phòng có 05 người gốm: kế toán , thủ quỹ, bảo vệ, y sĩ, tạp vụ; tổ cấp dưỡng có 07 người. Ngoài ra còn thành lập được tổ chuyên môn gồm có 9 thành viên mỗi thành viên phụ trách một lĩnh vực, số lượng các thành viên trong mỗi tổ có sự chênh lệch khá cao; có tổ có 5 thành viên có tổ 11 thành viên. Hồ sơ sinh hoạt của tổ được lưu trữ đầy đủ, có ghi chép nội dung các cuộc họp sinh hoạt tổ sinh hoạt chuyên môn, xét thi đua.

Nhà trường đã có chi b, số lượng đảng viên tăng dần từ 04 đồng chí lên 23 đồng chí trong đó 15 chính thức, các Đảng viên đều là cán bộ nòng cốt của trường; Công đoàn cơ sở được thành lập từ tháng 11.2011 sau khi nhà trường đi vào hoạt động được 03 tháng số lượng Công đoàn viên phát triển dần từ 06 người lên được 42 người, hoạt động theo Điều lệ của Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam; Tổ chức Chi đoàn được thành lậ tổ chức này hiện có 23 Đoàn viên Thanh niên trực thuộc Phường Đoàn phường ...................

2. Điểm mạnh:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đã có đầy đủ theo qui định của Điều lệ trường mầm non, nhà trường có quan tâm hoạt động các tổ chức đoàn thể.

3. Điểm yếu:

Ban Giám hiệu còn thiếu 01 Phó hiệu trưởng do nhà trường mới thành lập chưa có qui hoạch đào tạo cán bộ đáp ứng kịp thời.

Chất lượng sinh hoạt các tổ chưa có biểu hiện hiệu quả, ít có ý kiến đóng góp, không đi sâu vào chuyên môn, chỉ tổ trưởng triển khai xong – về. Tổ trưởng hàng tuần chưa phân rõ ràng nên cuối tháng nhận xét, đánh giá GV còn mang tính cào bằng, chất lượng công tác mọi người như nhau.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hiệu trưởng có trách nhiệm làm hồ sơ đề nghị Phòng Giáo Dục và Đào Tạo bổ nhiệm từ đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường.

Phân công PHT chăm sóc giáo dục luôn theo dõi hướng dẫn các tổ tổ chức sinh hoạt chuyên môn, cách ghi chép, lưu trữ......

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt

Chỉ số b: Đạt

Chỉ số c: Đạt

5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.

Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

a) Lớp học được tổ chức theo qui định;

b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo quy định;

c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo qui định.

1. Mô tả hiện trạng:

Trong năm qua, số trẻ trong độ tuổi đến trường tăng lên dần, đến nay đã đạt kế hoạch đề ra, trẻ được học theo đúng độ tuổi. Hiện toàn trường có tổng số 12 nhóm lớp, tại điểm chính có 10 lớp, điểm phụ 2 lớp. Có 1 lớp cho trẻ dưới 24 tháng và 1 lớp từ 25-36 tháng; 2 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 4 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, mẫu giáo 5-6 tuổi có 4 lớp. Số lớp ở mỗi độ tuổi tăng giảm theo từng năm học, mỗi nhóm lớp vẫn được sắp xếp một phòng - có cùng độ tuổi; Có nhóm trẻ từ 6-24 tháng thường ra lớp ít, số trẻ không đủ tổ chức một phòng nên độ tuổi này thường được ghép từ 6-24 tháng vào chung một phòng. Đến năm học 2........................... các nhóm lớp đều được tổ chức bán trú

Trẻ đến trường được phân chia theo các độ tuổi, trẻ từ 06- 24 tháng, 25 - 36 tháng tuổi; trẻ 3 - 4 tuổi; trẻ 4 - 5 tuổi; trẻ 5 - 6 tuổi. Hằng năm nhà trường thường tập trung cho công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi nên phòng học cho các độ tuổi mẩu giáo, trẻ độ tuổi nhà trẻ còn 2 phòng (2 lớp), từ đó tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ thường thấp.

  Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017
Sĩ số bình quân trẻ trên lớp          

Hiện nhà trường có 2 điểm. Tại điểm chính trường được đặt tại khu trung tâm khu dân cư Tân thuận, đây là khu dân cư mới được huy hoạch phát triển nhanh có nhiều đường giao thông, gần chợ, có trạm y tế... rộng, thoáng yên tỉnh. Điểm phụ chỉ được bàn giao từ trường Mẫu giáo .................. từ năm học .............., cách điểm chính khoảng 200m. Được sửa chữa nâng cấp rộng thoáng mát được tiện đường đi lại trong khu dân cư ............. có lắp đặt điện, nước... đầy đủ. Tuy nhiên quá rộng so với qui mô nhóm lớp, khoảng đất trống còn nhiều cỏ nên việc vệ sinh hàng ngày quá vất vã đối với giáo viên nhất là những lúc mưa gió nhiều.

2. Điểm mạnh:

Trường tổ chức các lớp học trong độ tuổi mầm non, nhất là nhận trẻ dưới 12 tháng. Các cháu được phân chia theo đúng độ tuổi đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non. 100% trẻ điểm chính được ăn bán trú tại trường kể cả trẻ điểm phụ.

3. Điểm yếu:

Trẻ nhà trẻ ra lớp chưa đạt chỉ tiêu, hàng năm thường đạt từ. Điểm phụ đất trống còn nhiều cỏ nên mất nhiều thời gian để làm cỏ, quét sân.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Đầu năm học ..................... Hiệu trưởng sẽ có phối hợp với ban ngành đoàn thể địa phương huy động trẻ nhà trẻ đến lớp, dành thêm phòng học cho độ tuổi nhà trẻ. Dành thêm kinh phí để hợp đồng nhân viên hàng tháng tổng vệ sinh hỗ trợ các giáo viên điểm phụ.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt

Chỉ số b: Đạt

Chỉ số c: Đạt

5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

0