27/05/2018, 01:35

Mẫu bảng cân đối số phát sinh trên excel

– bảng cân đối số phát sinh hay còn có tên khác là bảng cân đối tài khoản. Đây là loại báo cáo không thể thiếu được trong bất kỳ file kế toán excel nào. Chúng ta hay cũng tìm hiểu về mẫu cũng như cách lập bảng đối số phát sinh trong kế toán excel ở bài viết dưới đây. 1. Bảng cân đối số phát sinh là ...

– bảng cân đối số phát sinh hay còn có tên khác là bảng cân đối tài khoản. Đây là loại báo cáo không thể thiếu được trong bất kỳ file kế toán excel nào. Chúng ta hay cũng tìm hiểu về mẫu cũng như cách lập bảng đối số phát sinh trong kế toán excel ở bài viết dưới đây. 1. Bảng cân đối số phát sinh là gì? Bảng cân đối số phát sinh là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. 2. và cách làm bảng cân đối số phát sinh. Trên đây là mẫu bảng cân đối số phát sinh theo quyết định 15, bảng cân đối số phát sinh gồm: Phần tiêu đề: + Tên báo cáo “Bảng cân đối số phát sinh” và + Ngày bắt đầu – ngày kết thúc của kỳ kế toán. + Cũng như thông tin liên quan đến tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế. Cột “Số hiệu”: Là danh sách tất cả các tài khoản kế toán theo như danh mục tài khoản mà công ty xây dựng. Cột “Tên tài khoản”: Tên các tài khoản tương ứng với số hiệu tài khoản đã có Số dư đầu kỳ: Bạn chuyển toàn bộ số dư cuối kỳ của các tài khoản có số dư vào phần số dư đầu kỳ tương ứng bên nợ hoặc bên có trên bảng cân đối số phát sinh. Trong trường hợp bạn đã nhập số dư đầu kỳ vào phần danh mục tài khoản thì trong trường hợp này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng công thức để tìm kiếm. Nếu chưa, thì phải nhập tay từng giá trị một. Số phát sinh: Đây có thể nói là phần quan trọng nhất của bảng cân đối số phát sinh. Hàm excel nào được dùng để tổng hợp giá trị phát sinh trong kỳ của các tài khoản. Đó chính là hàm “SUMIF” Hàm tính tổng có điều kiện Cú pháp hàm sumif như sau: Áp dụng cụ thể trong trường hợp này thì cú pháp hàm sumif sẽ như sau: = Sumif (“Cột tài khoản hạch toán”, “Số tài khoản”, “Cột giá trị tiền phát sinh”) Tùy thuộc vào kỳ kế toán là một tháng, một quý hay một năm sẽ quyết định độ lớn của vùng điều kiện và vùng tính tổng trong hàm sumif. Mời bạn xem bài viết: Hàm sumif trong kế toán excel   Ảnh dưới đây là ví dụ về việc sử dụng hàm sumif để tính tổng số phát sinh bên nợ của tài khoản 111.   Số dư cuối kỳ: Dựa trên số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ, ta dễ dàng tính được số dư cuối kỳ trong bảng cân đối số phát sinh trên excel. Cú pháp hàm trong trường hợp này có thể rất đa dạng. Tùy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc: Số dư nợ cuối kỳ = số dư nợ đầu kỳ + số phát bên nợ – số phát sinh bên có Số dư có cuối kỳ = số dư có đầu kỳ + số phát bên có – số phát sinh bên nợ   Hình dưới đây chỉ là ví dụ cho một trong các cách tính số dư cuối kỳ trong mẫu bảng cân đối phát sinh trên excel. Bạn hãy comment ở phía dưới cách làm của mình nhé. 3. Bảng cân đồi số phát sinh theo quyết định 15 và 48 Bảng cân đối số phát sinh theo quyết định 15 có gì khác so với quyết định 48 hay không. – Về các cột cần có trong bảng cân đối số phát sinh: Số hiệu, tên tài khoản,… thì không có gì khác nhau giữa 2 quyết định này. – Điểm khác biệt rõ ràng nhất mà bạn dễ dàng nhận thấy đó là chính là hệ thống tài khoản, tên tài khoản mà bạn sử dụng trong bảng đối số phát sinh. Như bạn đã biết, theo quyết định 15 chi phí quản lý và chi phí bán hàng, ta có thể mở nhiều tiểu khoản để hạch toán và mỗi tài khoản chính có một số hiệu khác nhau: 641: Chi phí bán hàng 642: Chi phí quản lý Tuy nhiên theo quyết định 48, thì 2 loại chi phí trên đều có chung một tài khoản cấp: 642 Tương tự như ví dụ trên, còn nhiều điểm khác biệt về việc vận dụng hệ thống tài khoản và hạch toán giữa 2 quyết định. Dẫn đến bạn cần phải lưu ý tới vấn đề này khi xây dựng file kế toán excel cho doanh nghiệp của mình. 4. Kiểm tra chênh lệch khi lập bảng cân đối số phát sinh trên excel Trên thực tế, các mẫu file kế toán excel hay mẫu bảng cân đối số phát sinh trên excel hiện này có rất nhiều trên internet. Bạn hoàn toàn có thể lưu về máy và sử dụng cho công tác kế toán tại doanh nghiệp của mình. Tùy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: Bạn phải hiểu được cách dữ liệu được tổ chức như thế nào: Đặc biệt là dữ liệu nguồn = dữ liệu gốc nhập vào file kế toán excel Hệ thống lại danh mục hệ thống tài khoản Nguyên tắc vàng khi lập bảng cân đối số phát sinh: + Nếu tổng số phát sinh nợ khác tổng phát sinh có => Bạn chắc chắn làm sai + Nếu tổng số phát sinh nợ bằng tổng phát sinh có => Bạn chưa chắc đã làm đúng. Nhưng ít nhất là mình còn thấy yên tâm hơn trường hợp 1. + Tài khoản tài sản có số dư bên có/ tài khoản nguồn vốn có số dư nợ: Bạn chắc chắn phải kiểm tra lại thật kỹ các trường hợp này. Ví dụ như: Tài khoản 111 – tiền mặt có số dư bên có hoặc âm bên nợ Chắc chắn là bạn làm sai. Vì chẳng bao giờ tiền mặt âm được. Không có tiền thì làm sao mà mang đi tiêu được. Còn nếu mua chịu thì nó đã nằm ở 331 chứ không phải là có 111 nhé.   5. Download mẫu bảng cân đối số phát sinh trên excel Nhấn 1 trong 3 nút like phía dưới, link download sẽ hiện ra để bạn download. [sociallocker id=”515″]Mẫu Bảng CĐ SPS[/sociallocker] Hi vọng với những chia sẽ trên, bạn sẽ có được một cái nhìn rõ hơn về bảng cân đối phát sinh trên excel. Và cũng cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ Ad trong suốt thời gian qua.  
0