25/05/2018, 00:11

Mã nguồn mở

P h ần m ề m m áy tín h , phần mềm tự do, phần m ề m nguồn m ở , phát minh - s áng c hế, bản quy ề n, tổng c hi phí sở h ữ u p hần m ề m ... vẫn là những thuật ngữ còn khá mới trong lịch sử phát ...

Phầnmmmáytính,phầnmềmtựdo,phầnmmnguồnm, phátminh- sáng chế,bảnquyn,tổngchiphísởhuphầnmm... vẫn là những thuật ngữ còn khá mới trong lịch sử phát triển cuả CNTT Việt nam. Thử hỏi một vài chuyên gia, bạn sẽ nhận được những lời giải thích khác nhau, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, sự hiểu biết và quan niệm cá nhân mỗi người ... theo kiểu “thấy bói xemvoi”.

Để hiểu rõ các khái niệm trên, cách tốt nhất là ta hãy xem những gì mà cộng đồng phát triển và những nhà phân phối các phần mềm nguồn mở đang làm, so sánh công việc của họ với hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại, công ty độc quyền trong lĩnh vực phát triển và mua bán quyền sử dụng phần mềm.

Đặc trưng quan trọng nhất của phong trào phần mềm nguồn mở là việc phát triển và sử dụng các phần mềm nguồn mở mang tính tựdo, mởcộngđồng. Ban đầu, phần mềm nguồn mở chỉ là một phương thức trao đổi tri thức trong cộng đồng nhà phát triển, nhưng nay đã lớn mạnh và trở thành một trào lưu lan toả ra khắp thế giới, trở thành “đimnóng” thu hút hầu hết các công ty phần mềm hàng đầu thế giới, từ IBM, Oracle, HP, Sun Microsystems cho đến Microsoft. Phầnmmnguồnmở đang được sử dụng rộng rãi, ngay cả trong một số lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm như tàicnh,ngânhàng,anninh-quốcphòng,mạng-vinthôngvà nhất là trong khu vực chínhph. Có thể so sánh hiện tượng phầnmềmnguồnmởcủa những năm 2000 với sự bùng nổ của mạngInternetWorld-widewebnửa cuối những năm 90 thế kỷ trước. Xu thế thươngmạihoátrong phần mềm nguồn mở cũng là một sáng tạo mới cuả phong trào nguồn mở và là điều không thể đảo ngược, một khi các công ty lớn đã bắt đầu vào cuộc.

Các chuyên gia tư vấn thường nói về lợiíchtàichính, sổnđịnhvàantoàn khi sử dụng phần mềm nguồn mở, nhưng cũng còn có nhiều lý do khác biện minh cho việc hoạch định chính sách quốc gia về phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở trong đó quan trọng nhất là tư tưởng chủ đạo cuả phong trào phần mềm nguồn mở.

Phầnmmnguồnmởnhữngcơngtrìnhmáynhđưccungcấpcùng vớinguồn vàbảnquyềnsử dụngnguồn,chophép ngườisdngcóthểtựdo càiđt,chỉnhsửaphânphốilạichúngkhôngphảitrchiphíbảnquynsở hutrí tuệ cho cộng đngcác tácgi”.

Tư tưởng trên tuy khá đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng rất to lớn và sâu sắc đến tính kinhtếvà tính năngđộngtrong sự phát triển cuả ngành côngnghipphần mềmmáytínhhiện nay. Phần mềm nguồn mở, nhờ vào bản chất mở và quyền cho phép sử dụng mã nguồn, đã và đang làm thay đổi xu hướng độc quyền trong mô hình phát triển và kinh doanh phần mềm sở hữu riêng. Các mã nguồn phần mềm một khi được công bố và có thể chia sẻ rộng rãi, sẽ trở thành nguồn tài sản cộng đồng rất có giá trị cho mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp và cá nhân. Hơn thế nữa, mô hình phát triển và kinh doanh phần mềm nguồn mở, với tư tưởng chia sẻ trithứcrộng lớn trên toàn thế giới, thật sự đã và đang đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, là cơ hội có một không hai cho mọi quốc gia, mọi dân tộc đang phát triển như Việt nam ta có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách số, để tiến kịp và hội nhập với thế giới.

Ngành công nghipphầnmmcho đến gần đây vẫn coi nguồncủa phần mềm là tài sản shuriêngcuả các công ty, chứa đựng những mậtcôngnghệnguồngốcphátsinhlinhuậntrongkinhdoanh. Khách hàng sử dụng các sản phẩm phần mềm shuriêngkhông thể mua mã nguồn cuả phần mềm, họ chỉ được mua quynsửdụngphần mềm với các điều kiện hạn chế và được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các phần mềm sở hữu riêng, hay nói đúng hơn các phần mềm có mã nguồn sở hữu riêng, không cho phép người dùng tự do thay đổi, chỉnh sửa, sử dụng các công cụ kỹnghệngưc(reverse-ingeneering) để viết lại mã nguồn, cho dù họ có nhu cầu và có đủ khả năng để làm điều này. Việc chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm sở hữu riêng do đó chỉ có thể được thực hiện bởi chính nhà sản xuất, với chi phí đôi khi khá cao cho công việc này.

Không thể phủ nhận mô hình kinh doanh vì lợi nhuận là động lực to lớn, giúp phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nâng cao năng xuất lao động, tạo nên sức cạnh tranh và sức sống cho các sản phẩm, trong đó có cả các sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cuả cơ chế thị trường, vẫn còn những vấn đề, những mặt trái cuả cơ chế thị trường mà chính chúng ta, một dân tộc đã trải qua nhiều biến động và thử thách qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất. Đó là chân lý “không có gì quý hơn độc lập và tự do”. Trong một cuộc Hội thảo khoa học gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh, một học giả nước ngoài đã phát biểu với chúng tôi một nhận xét rất đáng suy nghĩ như sau: “Tôi rất cảm phục Việt nam đã dũng cảm dương cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập dân tộc trong quá khứ. Với một tinh thần và quyết tâm cao như vậy, tôi tin tưởng các bạn sẽ có những đóng góp tích cực cho tư tưởng và phong trào phần mềm nguồn mở ...”

Những vấn đề nào đáng để cho chúng ta suy nghĩ khi tìm hiểu và so sánh phần mềm nguồn mở và phần mềm sở hữu riêng ?

Các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng về bản chất không cho phép chia sẻ. Các công ty đối thủ có sản phẩm cạnh tranh sẽ không có lựa chọn nào khác là phải “phátminhlạicáibánhxe”, để triển khai được những chức năng mà sản phẩm cạnh tranh khác đang có. Đôi khi công việc này được làm với dụng ý ràng buộc khách hàng với sản phẩm và nhà cung cấp, đòi hỏi họ phải trả thêm các chi phí, đôi khi khá cao. Trong nhiều trường hợp, khách hàng không còn có lựa chọn nào khác hơn việc phải chấp nhận những điều kiện bất lợi, bởi vì chi phí để sáng tạo lại sản phẩm có thể là rất lớn.

Mô hình phát triển phần mềm sở hữu riêng chạy theo thị hiếu, thị trường và vì lợi nhuận như hiện nay đã khuyến khích nhiều công ty phần mềm, kể cả những công ty lớn như Microsoft, đưa ra các sản phẩm chưa hoàn thiện, còn có nhiều lỗi và kém về bảo mật. Sự thiếu vắng cuả các đối thủ cạnh tranh còn cho phép các công ty độc quyền xem nhẹ quyền lợi của khách hàng. Kiến trúc đóng của các phần mềm sở hữu riêng cũng là vấn đề đáng lưu ý, bởi vì phần lớn các lỗi trong phần mềm thường xuất phát từ kiến trúc kém hoàn thiện, chỉ do một nhóm kỹ sư của một công ty phát triển dù cho họ có thể là những người rất giỏi về kỹ thuật.

Đây là một trong các nguyên nhân đẫn đến tình trạng khủnghoảngvề phần mềm hiện nay trên thế giới. Theo thống kê của tạp chí “NhàquảnCNTT” (CIO), trong năm 2001, các công ty thương mại lớn đã mất đi 78tỷ USD chỉ vì đã “lỡ” mua hay đầu tư vào những phần mềm bị lỗi, phần mềm chưa hoàn thiện và phần mềm không thể khai thác, sử dụng được theo đúng nhu cầu. Con số này còn lớn hơn tổng lợi nhuận của nhóm 500 công ty hàng đầu thế giới nằm trong danh sách Fortune 500, với tổng lợi nhuận hàng năm khoảng 60tỷ USD. Năm 2002, ngân sách liên bang Mỹ dành cho CNTT lên đến 59tỷ USD, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng có khoảng

80% trong số này đã bị tiêu tốn một cách phí phạm, trong đó có phần đáng kể là lỗi của phần mềm, lỗi về bảo mật, do sự phá hoạt của virus và chi phí để trang bị thêm các công cụ phần mềm bảo mật, phòng chống virus, v.v...

Tại Việt nam, tuy chưa có con số thống kê nào về hiệu quả sử dụng phần mềm, nhưng với như cầu sử dụng ngày càng nhiều phần mềm, trong đó đa số là các phần mềm sở hữu riêng, việc phải tôn trọng bản quyền phần mềm khi tham gia các định chế thương mại quốc tế sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí tương tự.

Một quan niệm sai lầm và phổ biến là phần mềm nguồn mở giống như “của chùa”, không có liên quan gì đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tế, các phần mềm máy tính, giống như mọi sản phẩm trí tuệ khác, luôn phát sinh quyền tác giả và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, tác giả của phần mềm nguồn mở cho phép mọi người tự do sử dụng sản phẩm của họ chỉ với một số hạn chế về bản quyền. Điều này có nghĩa là tác giả (hay đồng tác giả) của những phần mềm nguồn mở có toàn quyền đối với sản phẩm trí tuệ của họ, như quyền chuyển giao, mua bán, đăng ký phát minh, sáng chế, thay đổi điều kiện giấy phép về bản quyền. Khá nhiều công ty thương mại sau một thời gian phát triển sản phẩm theo mô hình nguồn mở đã chuyển qua kinh doanh sản phẩm nguồn mở bằng cách bán quynsdụngmãnhịphâncủa phần mềm (binary software licence) kèm theo dịch vụ hỗ trợ, trong khi vẫn cung cấp nguồn theo một số giấy phép bản quyền phần mềm.

a) Giấy phép GNU/GPL (General Public License): cho phép người dùng tự do sao chép, phân phối, thay đổi chương trình. Các hạn chế về bản quyền chỉ phát sinh khi người dùng chuyển giao sản phẩm cho người dùng khác. Cụ thể là:

Việc phân phối sản phẩm theo giấy phép GPL phải kèm theo mã nguồn.

Mọi thay đổi liên quan đến sản phẩm GPL cũng phải tuân thủ giấy phép GPL.

Nhà phân phối không có quyền áp dụng các hạn chế trái với giấy phép GPL đối với người sử dụng.

Người sử dụng san phẩm GPL cũng có những quyền sao chép, phân phối, chỉnh sửa phần mềm như người phân phôi.

Giấy phép GPL ảnh hưởng tới khoảng 75% số dự án phần mềm nguồn mở, nó đảm bảo các sản phẩm nguồn mở không thể bị hạn chế khi chuyển giao hay trở thành các sản phẩm sở hữu riêng.

b) Giấy phép kiểu BSD (Berkeley System Distribution): cho phép người sử dụng có nhiều quyền tự do đối với sản phẩm, ngoài một số ràng buộc:

· Phải tôn trọng mã nguồn, tác giả và quyền tác giả cuả mã nguồn phần mềm.

· Không cho phép ràng buộc các thiệt hại vì sử dụng phần mềm BSD (nếu có) với tác giả mã nguồn hay người cấp quyền.

Với các điều kiện cuả giấy phép kiểu BSD, các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng có thể sử dụng mã nguồn cuả phần mềm BSD. Ngay cả công ty Microsoft cũng đã sử dụng một số mã nguồn BSD trong sản phẩm thương mại cuả mình. Nhiều công ty bán phần mềm thương mại có kèm theo những phần mềm kiểu BSD như hệ điều hành UNIX FreeBSD, NetBSD, OpenBSD, Apache web server, Xfree86 Window System, Sendmail, .... Khác với GPL, giấy phép BSD không yêu cầu phải phân phối lại mã nguồn (đã sửa đổi) kèm theo sản phẩm thương mại và tất nhiên cũng không cho phép phân phối lại các sản phẩm này.

Trên đây là thí dụ cuả hai trong số trên 50 giấy phép bản quyền liên quan đến phần mềm nguồn mở, và cũng chỉ có một hoặc hai giấy phép trong đó hạn chế việc thương mại hoá các sản phẩm nguồn mở. Có khá nhiều giấy phép nguồn mở khuyến khích việc thương mại hoá sản phẩm, nhiều giấy phép do chính các công ty phần mềm lớn như Sun, IBM, Apple cung cấp. Trong xu hướng cạnh tranh cuả thị trường sản phẩm sở hữu trí tuệ nói chung và phần mềm máy tính nói riêng, các đối thủ cạnh tranh thường áp dụng những chiến thuật kinh doanh để giành lợi thế về mình, đôi khi phát sinh những trường hợp kiện tụng liên quan đến bản quyền, kể cả bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến phần mềm nguồn mở. Do đó vai trò định hướng và điều tiết của chính phủ trong lĩnh vực này là rất quan trọng, nhất là trong phạm vi quốc gia và lãnh thổ để bảo vệ và khuyến khích phát triển nền công nghiệp phần mềm nội địa.

Vậy những động lực nào cần thiết cho pháttrinphần mềm nguồn mở dùng cho ngdụngnói riêng, và cho sự phát triển cuả cả ngành côngnghipphầnmm nói chung ? Liệu điều này có mâuthuẫnvới các quan niệm và giá trị thực tiễn hiện nay về mô hình phát triển phần mềm sở hữu riêng đang tồn tại trên thế giới và ở Việt nam hay không ?

Ngày nay, đã và đang có nhiều chính phủ cuả nhiều quốc gia cổ vũ và dành ưu tiên để phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở, thông qua các chính sách về mua sắm sản phẩm, đầu tư phát triển và sử dụng các công nghệ mở. Nhưng nếu chỉ coi việc sửdụngphầnmmnguồnmởnhư một giải pháp thay thế phần mềm sở hữu riêng và để tránh tình trạng độc quyền nâng giá, thì cơ chế thị trường sẽ là yếu tố điều tiết giúp trào lưu “phầnmềmnguồnm” phát triển và chính phủ Việt nam có lẽ cũng không có nhiều lý do để ưu tư về hiện trạng hiện nay. Mộtđấtnướcmớibắt đupháttrinCôngnghệthôngtin,vớinộilựccònkhạnchếnhưViệtnam khôngthểbỏquahộiđitiênphongtrongpháttriểnphầnmmnguồnmởvàng dngphầnmềmnguồnmsẽgiúpmanglạilợiíchthựcsự! Đây mới chính là thách thccuả một dân tộc luôn khát khao tìm cho mình con đường đi tắt, đón đầu, đuổi kịp và vượt một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới !

Sau đây là 10lý do ảnh hưởng đến việc hoạch định mục tiêu và định hướng chính sách quốc gia trong phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở, giúp mang lại những giá trị địch thực cho nền công nghệ thông tin Việt nam.

Các lý d o m a n g tí n h qu ốc gia ( k hông thể chậm trễ hơn ) :

1. Bảo đảm an ninh quốc gia.

2. Giúp phát triển tiềm lực CNTT trong nước.

3. Tiết giảm chi phí nhập khẩu phần mềm.

4. Cải thiện tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm.

5. Cơ hội phát triển các sản phẩm nội địa và bản địa hoá.

Các lý d o m a n g tí n h k i n h doa n h ( c ó đ i u ki n và cần sự c huẩn b ):

1. Tiết giảm tổng chi phí sở hữu phần mềm. (khôngphải mọi lúcmọi nơi)

2. An toàn và bảo mật (còn tuthuộc vàotrình độ tiếp nhận công ngh)

3. Tránh sự phụ thuộc vào nhà cung cấp (đặcbiệttừ nướcngoài)

Các lý d o m a n g t ín h x ã hội ( c ần sự t uy ê n truyề n , nâ n g c ao n hận t h c ):

1. Giúp phổ cập các sản phẩm cuả công nghệ thông tin – truyền thông.

2. Giúp giáo dục ý thức công dân tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo đảm an ninh quốc gia:

Các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng chỉ được phân phối với mã nhị phân, như các “hộp đen”, không cho phép chính phủ kiểm soát hoạt động bên trong cuả phần mềm. Việc phần phối mã nhị phân không kèm theo mã nguồn tuy có giúp bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất, nhưng cũng là lý do để người sử dụng hoài nghi về tính trung thực và những cam kết của họ trong thực tế. Liệu có “cổng hậu” nào được cố ý cài đặt bên trong các phần mềm sở hữu riêng hay không ? Dù cho có cam kết gì thì câu trả lời sẽ không bao giờ làm hài lòng chính phủ, vì thực tế, việc lợi dụng các “cổng hậu” do virus tạo ra trong một số sản phẩm (của Microsoft) đã kịp gây ra một số hậu quả ...

Giúp phát triển tiềm lực CNTT trong nước:

Các nước mới bắt đầu phát triển CNTT như Việt nam luôn gặp phải vấn đề thiếu hụt về tiềm lực tài chính, nhân lực và công nghệ. Việc ưu tiên phát triển phần mềm nguồn mở không phải để giúp nền công nghiệp phần mềm hầu như chưa tồn tại cuả ta có sức cạnh tranh quốc tế, mà chính là để tạo ra cú hích ban đầu, giúp hình thành và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông trong nước tới một mức độ đủ mạnh, đủ để ta làm chủ công nghệ, đủ điều kiện tiếp nhận lợi ích thực sự mà lĩnh vực công nghệ cao này đem lại cho đất nước. Yếu tố quan trọng cuả mô hình kinh doanh phần mềm nguồn mở là các công ty nội địa sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán dịch vụ triển khai và hỗ trợ, chứ không phải từ bán sản phẩm, điều này sẽ giúp kích thích sự định hướng cuả các công ty vào nguồn mở. Có ba lý do chính để chứng minh cho luận điểm này:

1. Phầnmmnguồnmởlàmgimkhoảngcáchxuấtphátbanđầu:Với bản chất mở và cho phép người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi và qua đó học hỏi được công nghệ, các trường đại học và các công ty sử dụng nguồn mở sẽ dễ dàng tiến hành nghiên cứu, nắm bắt công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực. Phần mềm sở hữu riêng bản thân nó không thể cung cấp sự hấp dẫn này vì lý do bí mật thương mại, vì những hạn chế pháp lý về bản quyền, mức độ đầu tư, tiếp thị và thương mại hoá lớn khiến cho các công ty nội địa không thể tiếp cận công nghệ hay cạnh tranh.

2. Phầnmmnguồnmởmôitrưngngchođàotạovànghiêncu:Tính mở và tính cộng đồng cuả nguồn mở là đảm bảo tốt cho việc tạo lập môi trường này. Các công cụ phát triển ứng dụng phong phú, các tài liệu công nghệ có thể tự do tải về từ mạng Internet, các kho mã nguồn do cộng đồng nguồn mở trên thế giới phát triển và cung cấp miễn phí là những tài sản to lớn, trị giá nghìn, hàng triệu đô la, hoàn toàn có thể thay thế các sản phẩm thương mại mà ta không phải bỏ tiền để mua.

3. Phần mềm nguồn mở là nguồn xây dựng các hệ thống mở và các chuẩn mở: Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức khi lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin rất cần các chuẩn mực chung. Nếu phải sử dụng phần mềm sở hữu riêng để là chuẩn xử lý và lưu trữ dữ liệu thì quả là bất cập. Trên thực tế, Việt nam và một số quốc gia khác đã không sử dụng phiên bản địa phương hoá và cách thức xử lý ngôn ngữ bản địa cuả hệ điều hành cuả Microsoft. Chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm không mấy tốt lành, khi bắt buộc phải thay đổi chuẩn quốc gia TCVN-3 sang TCVN-

6909, chỉ vì một số mã định dạng tiếng Việt (như ký tự ư) không thể hiển thị được trong các phiên bản tiếp theo cuả trình duyệt Internet Explorer trên hệ điều hành

Microsoft.

Tiết giảm chi phí nhập khẩu phần mềm

Một phần rất lớn lợi nhuận cuả nền công nghiệp phần mềm nằm tại một vài quốc gia và một vài công ty lớn: các hệ điều hành máy tính thương mại cuả IBM, HP, Sun Microsystems, Microsoft, các phần mềm ứng dụng kinh doanh và cơ sở dữ liệu cuả Oracle, SAP, PeopleSoft, Microsoft ..., các phần mềm phục vụ kỹ thuật cuả Adobe, Intergraph, Autodesk.... Phần đông các quốc gia đang phát triển phải mua các sản phẩm phần mềm cuả các quốc gia phát triển với chi phí khá cao, là gánh năng đáng kể cho nền kinh tế còn non yếu. Phần mềm nguồn mở, nếu được ứng dụng tốt, sẽ là giải pháp thay thế khá hiệu quả, hoặc cho dù không làm giảm đáng kế chi phí thì quốc gia đó cũng không phải bỏ nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phần mềm: Mô hình kinh doanh phần mềm nguồn mở chủ yếu dựa trên dịch vụ, chứ không phải sản phẩm, sẽ giúp giải quyết vấn đề lao động trong nước, giúp các công ty nội địa tăng trưởng và nhà nước có thể tăng thu các khoản thuế từ dịch vụ (hiện nay, thuế xuất nhập khẩu phần mềm của Việt nam là 0%, thuế dịch vụ từ 5 - 10 %).

Cải thiện tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm

Vi phạm bản quyền phần mềm là vấn đề cuả khá nhiều quốc gia. Hiệp hội kinh doanh phần mềm quốc tế ước tính thiệt hại cuả ngành phần mềm năm 2002 từ vi phạm bản quyền lên tới 13.08 tỷ USD. Việt nam hiện có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới, năm 2003 khoảng 95%. Đây là một cản trở lớn đối với chúng ta khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và các định chế thương mại và tài chính khác. Các hiệp định song phương và đa phương mà Việt nam ký kết cũng nêu rõ các điều kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sự kiện gần đây, các cơ quan chức năng cuả ta đã tiến hành xử phạt một số công ty bán máy tính cài đặt những phần mềm không có bản quyền là một bước đi bắt buộc. Tình trạng này nếu không có giải pháp khác phục sẽ là cản trở to lớn đến sự phát triển cuả bản thân ngành CNTT và đặc biệt ngành công nghiệp phần mềm nội địa.

Phần mềm nguồn mở là một giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống lại tình trạng vi phạm bản quyền, nhờ vào chi phí khá thấp, điều kiện sử dụng rộng rãi về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta hy vọng Việt nam sẽ có những bước tiến bộ đáng kể để cải thiện tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm bằng cách mạnh dạn chuyển qua sử dụng phần mềm nguồn mở, trước mắt là trong các trưòng đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cơ hội phát triển các sản phẩm nội địa và bản địa hoá

Ở các quốc gia mà tiếng Anh không phải là phổ biến như Việt nam, rào cản ngôn ngữ là một điều đáng kể khiến cộng đồng dân cư không thể dễ dàng sử dụng máy tính và hưởng thụ trọn vẹn các thành quả mà CNTT và truyền thông mang lại. Vì lợi nhuận, không phải nhà cung cấp sản phẩm phần mềm nào cũng lưu tâm đầu tư phiên bản địa phương hoá cuả mình, điều này càng tạo thêm rào cản ứng dụng CNTT.

Bản địa hoá là một trong các lĩnh vực mà phần mềm nguồn mở có ưu thế lớn. Người sử dụng phần mềm nguồn mở hoàn toàn có thể phát triển phiên bản địa phương hoá, với chi phí không phải là quá lớn. Thực tế thời gian qua, chỉ với nội lực cuả mình, nhiều công ty và nhiều nhóm phát triển phần mềm nguồn mở Việt nam đã tiến hành Việt hoá thành công nhiều bản Linux distro, góp phần phổ cập hệ điều hành nguồn mở này cho đông đảo công đồng.

Cần chú ý rằng chương trình phổ cập tin học cho thanh niên Việt nam là một cơ hội lớn để chúng ta phát triển các phiên bản địa phương hoá (tiếng Việt) cuả các ứng dụng văn phòng, trình duyệt, thư điện tử, các sản phẩm phần mềm nguồn mở khác cho thanh niên nông thôn, vùng sâu vùng xa với trình độ ngoại ngữ khá hạn chế có thể tiếp cận được những thành tựu cuả CNTT và hưởng lợi từ những hoạt động này.

Tiết giảm tổng chi phí sở hữu phần mềm

Việc sử dụng các phần mềm nguồn mở mà không phải trả chi phí bản quyền phần mềm, chỉ trả tiền cho các dịch vụ cài đặt, cấu hình, chỉnh sửa và đào tạo rõ ràng là một điều hấp dẫn lớn. Trên thực tế nhiều công ty khi chuyển qua sử dụng phần mềm nguồn mở đã thông báo những khoản tiết kiệm lớn: Intel tiết kiệm đến

200 triệu USD từ việc chuyển qua dùng GNU/Linux thay cho UNIX, Công ty Amazon tiết kiệm 17 triện USD khi sử dụng các máy chủ GNU/Linux. Đó chỉ là hai trong số hàng trăm các công ty lớn khác thông báo về sự tiết giảm tổng chi phí sở hữu khi chuyên qua phần mềm nguồn mở. Trong khu vực chính phủ, chỉ tính một thành phố nhỏ cuả Hoa kỳ (Largo) khi chuyên qua nguồn mở đã tiết giảm được 1 triệu USD/năm chi phí vận hành hệ thống IT, với hạ tầng IT sử dụng nguồn mở chỉ với 40% chi phí so với các hệ thống tương tự sử dụng phần mềm thưong mại. Chính phủ Thuỵ điển thông báo tiết kiệm đến 1 tỷ USD một năm, còn chính phủ Đan mạch cho biết khoản tiết kiệm vào khoảng 480 triệu đến 730 triện USD hàng năm. Tuy nhiên, không phải bao giờ chuyển qua nguồn mở cũng dễ chịu, nhất là khi thói quen con người lại gắn chặt với nếp suy nghĩ thực dụng và đôi khi bảo thủ.

An toàn và bảo mật thông tin

Sẽ không có hệ thống máy tính nào là tuyệt đối an toàn, tuy nhiên những yếu tố như phương thức phát triển phần mềm, kiến trúc chương trình, những áp lực kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường đôi khi ảnh hưởng khá lớn đến tính an toàn và bảo mật cuả hệ thống. Có thể liệt kê một vào yếu tổ cho thấy các hệ thống nguồn mở tương đối có nhiều ưu thế về bảo mật hơn, so với các hệ thống sở hữu riêng:

· Thời gian khắc phục lỗi cuả một số phần mềm phát triển trên nền tảng nguồn mở nhanh hơn, tuy không phải mọi lúc mọi nơi.

· Với nguồn mở và mô hình cộng đồng trong phát triển phần mềm nguồn mở, khả năng sinh lỗi cố tình hay vô tình sẽ giảm thiểu.

· Các hacker hiện nay tập trung viết virus và tấn công các hệ điều hành thương mại như cuả Microsoft nhiều hơn vào các hệ điều hành nguồn mở.

· Các công cụ an ninh và bảo mật trên nền nguồn mở là khá phong phú, ngược lại các công cụ tương tự cho các hệ điều hành thương mại khá đắt tiền.

Tránh sự phụ thuộc vào nhà cung cấp

Sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm cuả một công ty, người sử dụng có thể phát hiện ra rằng họ đã quá bị phụ thuộc vào các sản phẩm cuả công ty độc quyền, có thể dẫn tới tình trạng bị ép buộc phải nâng cấp phần mềm hay trang bị những tính năng mà họ không có nhu cầu sử dụng đến. Đã có một cuộc tranh luận liệu có nên triển khai phần mềm sở hữu riêng trong khu vực chính phủ hay không, vì điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng phụ thuộc tiếp tục vào những nhà cung cấp phần mềm sở hữu riêng. Một khi các chuẩn sở hữu riêng được thiết lập, thì người dùng cũng phải tuân theo các chuẩn đó. Khi mở rộng hệ thống, do yêu cầu về tính tương thích với chuẩn sở hữu riêng bắt buộc hệ thống phải có khuynh hướng ưu tiên đối với các nhà cung cấp phần mềm sở hữu riêng, từ đó xảy ra tình trạng bị phụ thuộc lâu dài.

Giúp phổ cập các sản phẩm cuả công nghệ thông tin – truyền thông

Các tư tưởng mang tính tự do và cộng đồng của phần mềm nguồn mở luôn đi kèm theo các giá trị về mặt xã hội. Phần mềm, đặc biệt là phần mềm nguồn mở, tượng trưng cho tri thức con người về các quy luật, thủ tục và cách thức thao tác, xử lý dữ liệu. Trong hệ thống các giá trị mang tính xã hội ngày nay, tri thức giúp nâng cao năng xuất lao động, làm ra các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao luôn được nhà nước ưu tiên đầu tư để trở thành tài sản chung cuả quốc gia, cuả nhân loại, và sản phẩm trí tuệ này cần được chia sẻ một cách tự do và rộng rãi. Ý tưởng phổ biến các công cụ phát triển phần mềm theo hướng mở có đặc trưng đáng chú ý: việc khai thác hiệu quả các công cụ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có tính cạnh tranh chỉ nên giới hạn bởi trình độ, kiến thức, kỹ năng và sức sáng tạo cuả nhà sản xuất, không nên bị ràng buộc bởi bản quyền sử dụng, giá cả chuyển giao công nghệ hoặc các áp đặt mang tính quyền lực cuả quốc gia hay công ty độc quyền. Yếu tố mang tính xã hội sâu sắc này trong các báo cáo gần đây, khi so sánh hai mô hình kinh doanh phần mềm nguồn mở và phần mềm sở hữu riêng, thường bị cố ý lờ đi, gây ra những ngộ nhận nơi người sử dụng.

Giúp giáo dục ý thức công dân tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ

Thông thường các hệ thống nguồn mở luôn sẵn sàng để cho bất cứ ai có nhu cầu có thể tìm hiểu và sử dụng, nên rất khó cho bất cứ công ty nào đòi hỏi quyền sở hữu riêng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Một công ty khi bỏ tiền để quảng cáo cho sản phẩm Linux sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công ty cung cấp các sản phẩm dựa trên Linux, bao gồm cả những đối thủ cạnh tranh. Do đó các nỗ lực tiếp thị, quảng bá, nâng cao nhận thức xã hội về phần mềm nguồn mở cần được nhà nước đầu tư và đẩy mạnh để phong trào nguồn mở mang tính cộng đồng. Thông qua hoạt động này, ý thức cộng đồng, ý thức công dân sẽ được nâng cao, nhất là những nhận thức đúng đắn và tôn trọng các giá trị cuả sản phẩm trí tuệ, cuả phần mềm và các lợi ích chung mà ứng dụng CNTT có thể mang lại cho xã hội. Lãnh đạo, các tổ chức và người dân sẽ có được định hướng rõ ràng hợn, mạnh dạn hơn trong các quyết định chọn mua sản phẩm phần mềm và dịch vụ kèm theo phù hợp với nhu cầu và khả năng cuả mình, giữa phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở, phần mềm trong nước sản xuất và phần mềm nhập khẩu. Đồng thời sẽ tránh được những hành vi thiếu ý thức và sự cố đáng tiếc như phát tán virus, ăn cắp mật khẩu và thông tin trên mạng cuả giới trẻ Việt nam.

Đánh giá chung về các giá trị cuả phần mềm nguồn mở đã trình bày ở trên ta thấy chỉ có ba điểm mang ý nghĩa vì kinh doanh và lợi nhuận. Do đó khi quyết định lựa chọn phương án đầu tư phát triển hay mua sắm phần mềm, các nhà hoạch định chính sách cần có cái nhìn tổng thể hơn để tìm ra giá trị đích thực mà phần mềm nguồn mở có thể đem lại, nhất là những giá trị giúp phát triển bền vững ngành CNTT trong nước, hướng tới xuất khẩu phần mềm.

Từ kinh nghiệm cuả một số quốc gia trong khu vực, chúng ta có thể tìm hiểu học tập một số mô hình sau về đào tạo nhân lực, tăng cường tiềm lực phát triển phần mềm nguồn mở:

1. Xây dựng các phòng máy tính chỉ trang bị phần mềm nguồn mở trong các cơ sở đào tạo, phổ cập tin học. Tiến tới đầu tư xây dựng những trung tâm tài năng về nguồn mở cấp thành phố, cấp quốc gia.

2. Thay đổi, điều chỉnh chương trình đào tạo về sử dụng máy tính nói riêng và công nghệ thông tin nói chung không dựa trên một môi trường cứng nhắc (hiện nay phần lớn chương trình phổ cập tin học, kể cả chương trình quốc gia đều được xây dựng dựa trên hệ điều hành và sản phẩm cuả Microsoft)

3. Mở rộng các hoạt động tuyên truyền xã hội, tổ chức các cuộc thi sản phẩm phần mềm nguồn mở. (cuộc thi Trí tuệ Việt nam năm 2004 đã có định hướng ưu tiên các sản phẩm nguồn mở hay sử dụng các thư viện nguồn mở)

4. Mở rộng các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ, kể cả chứng chỉ quốc tế theo định hướng nguồn mở. Khuyến khích các công ty đầu tư, xây dựng chương trình và triển khai các hoạt động đào tạo này.

5. Khuyến khích các dự án nghiên cứu phát triển phần mềm nguồn mở, ứng dụng nguồn mở trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như Sinh học, Vật lý, Hoá học, Môi trường, Y- dược, v.v... Các dự án nghiên cứu nhận kinh phí nhà nước khi mua sắm phần mềm ứng dụng cần ưu tiên lựa chọn phần mềm nguồn mở.

Phần mềm nguồn mở không phải cây gậy thần giải quyết mọi vấn đề cuả quốc gia trong phát triển CNTT. Các lợi ích mà phần mềm nguồn mở mang lại tuy rõ nét, nhưng đòi hỏi phải có quyết tâm và sự phối hợp đồng bộ trong triển khai.

Đó là thách thức lớn nhất và cũng là cơ hội lớn nhất cho chúng ta, một cơ hội đòi hỏi phải nỗ lực chạy đua với thời gian và tập trung tiềm lực cuả cả cộng đồng mới có thể trở thành hiện thực.

Giới thiệu về mã nguồn mở Joomla

Joomla là gì ?

Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Và do kết nối đến CSDL MySQL cho nên việc quản trị một website với Joomla trở nên rất dễ dàng.

Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Với đặc tính dễ sử dụng của mình, cho dù bạn là một người lập trình web chuyên nghiệp, một người quản trị website hay chỉ đơn giản là một người mới làm quen với thiết kế web, bạn cũng có thể sử dụng Joomla để tạo 1 website cho mình. Và vì vậy, Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.

Và một đặc điểm hết sức nổi bật của Joomla là có mã nguồn mở, do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. Ngoài ra, bạn có thể cùng nhau xây dựng và phát triển hệ thống này để cho nó ngày càng toàn diện hơn.

Vài nét về lịch sử của Joomla

Joomla là "sản phẩm anh em" với Mambo của tập đoàn Miro Software Solutions - Úc (hãng đang nắm giữ Mambo) với những người phát triển nòng cốt. Ban đầu công ty Miro đã phát triển Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn đóng. Đến tháng 4 năm 2001, công ty đã thông qua một chính sách bản quyền kép, nghĩa là phát hành Mambo theo cả giấy phép GPL.

Đến ngày 17 tháng 8 năm 2005, do sự tranh chấp về mặt pháp lý cũng như mong muốn vào sự phát triển của Mambo dựa trên quỹ tài trợ và sự hỗ trợ của cộng đồng nên toàn bộ đội phát triển nòng cốt của Mambo đã rời khỏi dự án trong khi đang làm việc với phiên bản 4.5.3.

Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm (Software Freedom Law Center - SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là Open Source Matters, để hỗ trợ về mặt tổ chức, pháp lý và kinh phí cho dự án mã nguồn mở còn chưa được đặt tên của họ. Ngay ngày hôm sau, 1000 người đã gia nhập diễn đàn OpenSourceMatters, hầu hết các bài viết cho diễn đàn đều khuyến khích và đồng tình với hành động của Nhóm Phát triển. Tin trên đã nhanh chóng được đăng tải trên các tạp chí newsforge.com, eweek.com và ZDnet.com.

Trong một thông báo của Eddie (người đứng đầu dự án) 2 tuần sau đó, các nhóm đã được tổ chức lại và cộng đồng Joomla tiếp tục tăng trưởng. Tới ngày 1 tháng 9 năm 2005 tên mới của dự án đã được thông báo cho khoảng 3000 người theo dõi đội Phát triển và đến ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra đời Joomla 1.0.

Các phiên bản hiện tại của Joomla

Hiện Joomla! có 2 dòng phiên bản chính:• Joomla! 1.0.x: Phiên bản phát hành (ổn định)

- Phiên bản phát hành đầu tiên: Joomla! 1.0.0 (15/09/2005).

- Phiên bản phát hành mới nhất: Joomla! 1.0.13 (21/07/2007).

• Joomla! 1.5.x: Phiên bản phát triển (chưa ổn định)o Phiên bản phát triển mới nhất: Joomla! 1.5 RC3 (ngày 6 tháng 10 năm 2007)

Kiến trúc

Joomla gồm có 3 tầng hệ thống. Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và các plugin (còn được biết với tên gọi mambot). Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp JApplication. Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation, JAdministrator và JSite. Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng này có các thành phần (component), mô đun (module) và giao diện (template) được thực thi và thể hiện.

Đối với người sử dụng cuối

Việc cài đặt Joomla! khá dễ dàng và nhanh chóng, thậm chí cả đối với những lập trình viên nghiệp dư. Joomla có một cộng đồng người sử dụng và phát triển rất lớn và tăng trưởng không ngừng. Các thành viên và các lập trình viên rất nhiệt tình và sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ khi người sử dụng gặp khó khăn.

Joomla cung cấp giao diện web trực quan do vậy khá dễ dàng để thêm một nội dung mới hay một mục mới, quản lý các phòng ban, danh mục nghề nghiệp, ảnh các sản phẩm... và tạo không giới hạn số phần, mục, chuyên mục cũng như các nội dung của Website.

Hiện tại ở Việt Nam chúng ta, cộng đồng Joomla đã và đang phát triển mạnh mẽ tại diễn đàn http://www.joomlaviet.org.

Cài đặt Joomla

Bạn có thể cài đặt phiên bản Jomla 1.0.x hoặc 1.5 cho việc quản lý Website của mình. Tuy nhiên, phiên bản 1.5 đang trong giai đoạn xây dựng nên chưa hoàn thiện, trong khi đó phiên bản 1.0.13 là phiên bản hoàn thiện nhất của dòng 1.0.x, phiên bản này đã được xây dựng và phát triển nhiều module cũng như template cho bạn lựa chọn. Trong phạm vi bài viết này, người viết cũng sử dụng phiên bản Joomla 1.0.13.

Download Joomla và upload lên server

Để download bộ source cài đặt Joomla, bạn có thể vào trang Joomlaviet.org, vinaora.com hoặc trực tiếp vào trang Joomlacode.org, sau đó chọn download từ các link có sẵn. Bộ source cài đặt này có dung lượng nhỏ (2.7MB - file .zip) do đó việc download rất nhanh chóng.

Sau khi download xong bạn giải nén và lưu ý một điều là bạn phải xóa thuộc tính chỉ đọc (read only) của các tập tin và thư mục cài đặt. Nếu bạn không thực hiện điều này thì trong quá trình cài đặt của bạn sẽ bị thông báo lỗi do các thông số cài đặt không được cập nhật vào các file read only này.

Bạn có thể dùng 1 công cụ FTP (file transfer protocol) để cho quá trình upload được nhanh hơn hoặc dùng công cụ upload mà host của bạn hỗ trợ (có thể upload file .zip và bung nén trực tiếp trên server sẽ nhanh hơn nếu host của bạn hỗ trợ điều này, tuy nhiên bạn sẽ gặp lỗi các file read only).

Cài đặt Joomla trên server

Sau khi upload toàn bộ thư mục Joomla lên server. Bạn chỉ cần mở trình duyệt và gõ địa chỉ tên miền của website của mình, mọi bước cài đặt sẽ diễn ra theo trình tự được hướng dẫn. (Ở đây người viết dùng hostfree tại zymic.com để thử nghiệm. Bạn có thể dùng hostfree tại trang này với dung lượng và băng thông khá lớn).

Bước 1: Joomla sẽ kiểm tra các thông số của host mà bạn đang sử dụng có phù hợp với những yêu cầu của Joomla hay không. Trong bước này, thông số nào mang màu đỏ là bạn cần điều chỉnh lại, hoặc báo với nhà cung cấp host để được điều chỉnh. Và một điều lưu ý nữa là khi chọn host để lưu trữ website Joomla bạn nên chọn máy chủ Linux với chế độ safe mode là off.

Bước 2: Bạn được xem những quy định của giấy phép GNU/GPL

Bước 3: Nhập các thông số của CSDL MySQL. (lưu ý host của bạn phải hỗ trợ CSDL MySQL)

Bước 4: Thiết lập các thông số FTP cho site của bạn như tên host FTP, username, password để truy nhập FTP.

Bước 5: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn như tên site, email của bạn và cài đặt những dữ liệu mẫu.

Bước 6: Kết thúc - Ở bước này Joomla sẽ ghi các cấu hình của site vào file configuration.php. Nếu như quá trình ghi các thông tin cấu hình vào file này bị lỗi thì Joomla cho phép bạn copy đoạn mã cấu hình để bạn tạo một tập tin configuration.php và upload trở lên host.

Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã nhập ở bước 6. Đến đây bạn có thể vào website hoặc trang quản trị bằng cách ấn vào site hoặc admin.

Lưu ý: sau khi cài đặt xong Joomla, bạn cần xóa thư mục Installation trên Host đi để hoàn tất quá trình cài đặt.

Các khái niệm, thuật ngữ trong Joomla

Do kết nối với CSDL nên với một website bạn quản trị bằng Joomla bạn rất dễ dàng cập nhật thông tin trên nó và dễ dàng tương tác với người truy cập. Tuy nhiên có những khái niệm và thuật ngữ bạn cần nắm rõ trước khi quản trị với Joomla.

Một trong những khái niệm quan trọng khi quản trị site với Joomla là Section, Category và Content

- Section: Có thể hiểu là các chuyên mục chính thuộc website của bạn muốn đề cập đến.

- Category: Các danh mục con thuộc chuyên mục chính.

- Content: Các bài viết thuộc danh mục con.

Module:

Module là một trong 3 thành phần mở rộng chính của Joomla. Đó là một đoạn mã nhỏ thường được dùng để truy vấn các thông tin từ cơ sở dữ liệu và hiển thị các kết quả tìm được. Nó có thể được nạp vào một vị trí bất kỳ trên website (vị trí left, right, top, bottom... hoặc vị trí do người dùng định nghĩa); có thể hiện trên tất cả các trang của Website hay một số trang được ấn định.

- Trong file index.php của site, các module được gọi ra bắt đầu bằng module, mỗi module được chứa trong 1 file php khác nhau và vị trí xuất hiện của module trong trang chính do bạn xử lý trong index.php.

- Chúng ta có các module thông dụng:

PHP Code:

• Lastest News (mod_latestnews): Module hiển thị các tin mới nhất • Popular News (mod_mostreads): Module hiển thị các bài được quan tâm 

nhiều nhất • Related Items (mod_related_items): Module hiển thị các bài viết liên quan • Random Image (mod_random_image): Module hiển thị các ảnh ngẫu nhiên • Search Module (mod_search): Module công cụ tìm kiếm • Login Module (mod_login): Module hiển thị form đăng nhập hệ thống

• Stats Module (mod_stats): Module hiển thị các thông tin thống kê về 

hệ thống

• Menu Module (mod_mainmenu): Module hiển thị các menu của website • Banners Module (mod_banners): Moudule hiển thị các banner quảng cáo

0