Lý thuyết về công nghệ giáo dục
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LÊ CHÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU Quận Lê chân, ngày 12 tháng 10 năm 2013 CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT NGHỆ GIÁO DỤC LỚP 1 NĂM HỌC 2013- 2014 Kính thưa : Giáo sư - tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc ...
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LÊ CHÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
Quận Lê chân, ngày 12 tháng 10 năm 2013
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT NGHỆ GIÁO DỤC LỚP 1 NĂM HỌC 2013- 2014
Kính thưa: Giáo sư - tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại
Kính thưa: Các đ/c lãnh đạo chuyên viên vụ GD tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kính thưa: đ/c Vũ Thị Phương Vinh, phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Các đ/c lãnh đạo - chuyên viên phòng giáo dục tiểu học, Sở giáo dục-ĐT,
- Các đ/c lãnh đạo - chuyên viên phòng GD- ĐT các đơn vị quận huyện, các đ/c cán bộ giáo viên các trường tiểu học của thành phố và trường phổ thông cơ sở thực nghiệm ( Hà Nội)
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm học 2013-2014 của GDTH HP, hôm nay tại trường tiểu học Võ Thị Sáu tổ chức chuyên đề: Dạy tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục. Thay mặt 102 cán bộ giáo viên công nhân viên và 2.336 học sinh toàn trường, xin được gửi tới các đ/c lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Kính thưa quý thầy, quý cô!
Tôi xin phép được trình bày: Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ giáo dục tiếng Việt lớp 1 năm học 2013 - 2014 của trường tiểu học Võ Thị Sáu, Quận Lê Chân với 2 nội dung:
1, Nhận thức của cán bộ quán lý và giáo viên về chương trình công nghệ giáo dục
2, Công tác chỉ đạo thực hiện
Phần thứ nhất
I. NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
- Bản chất của Công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ sư phạm, để HS lớp 1 chiếm lĩnh được ngữ âm ngay từ đầu, biết cách phân tích ngữ âm, đọc thông viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả, không tái mù chữ…
- Công nghệ giáo dục là công trình nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại, bắt đầu thí điểm năm 1978 tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm (Hà Nội). Năm 1990, đề tài quốc gia Công nghệ Giáo dục được nghiệm thu, thành lập Trung tâm Công nghệ Giáo dục. Đến năm 2001 thì dừng lại vì cả nước sử dụng “một chương trình, một bộ sách giáo khoa”. Công nghệ giáo dục kể từ đó chỉ còn áp dụng tại trường thực nghiệm. Năm học 2012-2013, ngành giáo dục đã thí điểm trở lại chương trình công nghệ giáo dục ở môn Tiếng Việt lớp 1 với sự tham gia của 19 tỉnh thành. Năm học 2013-2014, giáo dục tiểu học HP tham gia chương trình này và trường chúng tôi là đơn vị duy nhất của Quận Lê Chân tham gia chương trình.
- Vì sao trường tiểu học Võ Thị sáu lại tích cực tham gia chương trình công nghệ giáo dục? (có 2 lý do)
1, Nói như giáo sư tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại: “Học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy”. Sự vững chắc nhờ hai yếu tố:
- Giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội.
- Chương trình phù hợp với mọi đối tượng dù là học sinh người Kinh hay người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng thuận lợi hay vùng khó khăn, học sinh có được chuẩn bị Tiếng Việt trước khi vào lớp 1 hay chưa có sự chuẩn bị.
2, Chương trình đã tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với cả HS và giáo viên:
a, Về phía học sinh:
- HS rất hứng thú với chương trình công nghệ, các em nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của GV. Nhiều em trả lời được rành mạch, nói đủ câu rõ ràng”.
- HS có khả năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và thực hành cũng như giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
- HS nắm chắc được về ngữ âm, về luật chính tả, đọc tốt, viết tốt
-> Như vậy: Việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, thông qua các thao tác học. Các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình.
b, Về phía giáo viên
- Giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm.
- Giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để.
- Theo giáo sư tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại, dạy chương trình này, GV không phải soạn bài nên có nhiều thời gian để quan tâm đến HS hơn, nghiên cứu tài liệu, hiểu tâm sinh lý lứa tuổi, cách thức tổ chức thực hiện lên lớp đối với HS.
Trên đây là những nhận thức và hiểu biết ban đầu của cán bộ quản lý và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh của trường chúng tôi về chương trình công nghệ giáo dục này. Chúng tôi tuyên truyền qua các buổi họp, buổi sinh hoạt, qua bảng tin, qua trang Web của nhà trường. Đến nay BGH, GV, PH đều nhất nhất, đồng sức động lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi chương trình học công nghệ tiếng Việt lớp 1 và nhiệm vụ năm học mới.
Phần thứ 2
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1, Thuận lợi và khó khăn
a, Thuận lợi
- BGH đều là những người đã trực tiếp dạy và chỉ đạo chương trình công nghệ giáo dục cũ đã biết được tính ưu Việt của nó.
- Đội ngũ giáo viên lớp 1 đạt trình độ trên chuẩn và là giáo viên dạy giỏi các cấp,
- Giáo viên nhà trường nói chung và giáo viên dạy lớp 1 nói riêng sống cởi mở, thân thiện, có trách nhiệm cao, thương yêu con trẻ, được phụ huynh và học sinh tin yêu quý trọng. Họ luôn trao dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc cập nhật kiến thức, luôn đổi mới và biết làm mới mình trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm.
- Giáo viên hứng thú và có sự quyết tâm vào cuộc ngày từ khi nhà trường đăng ký chương trình công nghệ giáo dục này.
b, khó khăn
- Ban giám hiệu và giáo viên khối 1 rất lo lắng vì là năm đầu tiên thực hiện chương trình công nghệ giáo dục.
- Chương trình mới so với chương trình công nghệ cũ (trước 2001) thì thay đổi nhiều.
- Một số giáo viên trẻ chưa hiểu nhiều về chương trình công nghệ.
- Trong khối 1 hiện có 3 mô hình học tập khác nhau: bán trú, 2 buổi ngày, 1 buổi ngày. Vậy dạy như thế nào để có chất lượng đồng đều.
2, Triển khai thực hiện
a, Chuẩn bị CSVC
- Bố trí 13 lớp 1 có bàn ghế chuẩn, có đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng, quạt, máy điều hòa, mành rèm và camera nối mạng để phụ huynh xem trực tuyến ở bất kỳ nơi nào (trong điện thoại, trong máy tính).
- Có ti vi màn hình lớn thay cho màn chiếu.
- Có bếp ăn đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, được BGD và SGD đánh giá xuất sắc.
- Có môi trường cảnh quan thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
b, Chuẩn bị đội ngũ giáo viên:
Trẻ trung, xinh đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đổi mới và biết làm mới mình.
* Trường tiểu học Võ Thị Sáu vừa được nhận bằng khen thành phố: có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013 và được tặng cờ thi đua suất sắc.
c, Kết quả bước đầu sau gần 2 tháng thực hiện chương trình
- BGH dự giờ, rút kinh nghiệm cho 18 tiết tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục và nhận định:
+ GV đã nắm bắt được phương pháp giảng dạy, làm tốt quy trình 4 việc, có sự linh hoạt cho phù hợp với tình hình lớp chủ nhiệm.
+ HS đã vào nền nếp, thực hiện đủ các thao tác, tích cực làm việc. Giờ học thoải mái hiệu quả, phụ huynh phấn khởi khi con em được học mô hình này.
-> Trên đây là một số vấn đề về Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ giáo dục tiếng Việt lớp 1 năm học 2013 - 2014 của trường tiểu học Võ Thị Sáu, Quận Lê Chân. Thời gian triển khai chưa nhiều, mới chỉ là bước đầu, rất mong nhận được sự giúp đỡ của các đ/c để trường tiểu học Võ Thị Sáu thành công trong việc thực hiện chương trình công nghệ giáo dục.
Cuối cùng, xin chúc các đ/c mạnh khỏe, thành công!
Xin trân trọng cản ơn!