Lý thuyết và khung mẫu lý thuyết trong xã hội học đương đại
Trong bài "Lý thuyết", A. Giddens viết "chúng ta có thể phân biệt khái niệm cách tiếp cận có tính lý thuyết với khái niệm lý thuyết . Cách tiếp cận có tính lý thuyết là những định hướng lớn bao trùm đối với đối tượng của xã hội học. Các lý ...
Trong bài "Lý thuyết", A. Giddens viết "chúng ta có thể phân biệt khái niệm cách tiếp cận có tính lý thuyết với khái niệm lý thuyết. Cách tiếp cận có tính lý thuyết là những định hướng lớn bao trùm đối với đối tượng của xã hội học. Các lý thuyết có tính tập trung hẹp hơn và là những nỗ lực nhằm giải thích diện các điều kiện xã hội hay các sự kiện nhất định, các lý thuyết thường được hình thành như một bộ phận
của quá trình nghiên cứu và đến lượt mình, chúng gợi ra các vấn đề mà các nghiên cứu cần tập trung vào". Có nhiều cách tiếp cận lý thuyết và rất nhiều lý thuyết trong xã hội học. Điều này đã được tất cả các nhà xã hội học thừa nhận. Trong bài "Lý thuyết" nêu trên, Giddens viết: "Người ta đã phát triển vô số các lý thuyết trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau mà trong đó các nhà xã hội học làm việc". Sách "Nhập môn xã hộihọc"2 khẳng định: "...do không có kiểu phát triển duy nhất của xã hội học nên không
có quan điểm xã hội học duy nhất"... "Xã hội học là khoa học gồm các lý thuyết cạn tranh về việc xác định và lý giải đời sống xã hội". Để làm rõ sự khác biệt, thậm chí đối lập, loại trừ nhau giữa các cách tiếp cận lý thuyết hoặc giữa các lý thuyết cần phải tiến hành so sánh, đối chiếu các đặc trưng lý thuyết.
Xem chi tiết tại đây