Lý thuyết trừ hai số thập phân, a) Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m,...
a) Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m. Lý thuyết trừ hai số thập phân – Tiết 20: Trừ hai số thập phân a) Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét? Ta phải thực hiện phép trừ: 4,29 – 1,84 = ? m Ta có: 4,29m = 429 cm ...
a) Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
Ta phải thực hiện phép trừ: 4,29 – 1,84 = ? m
Ta có: 4,29m = 429 cm
1,84m = 184 cm
Vậy: 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
b) Ví dụ 2: 45,8 – 19,26 = ?
Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ các số tự nhiên.
Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ.
Muốn trừu một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
-Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
-Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như số tự nhiên.