Lý thuyết: Sự xuất hiện các tư tưởng triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các đặc điểm chính của chúng
Lý thuyết: Sự xuất hiện các tư tưởng triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các đặc điểm chính của chúng Triết học (philosophia theo tiếng Hy Lạp cổ là tình yêu sự thông thái) xuất hiện đồng thời ở cả Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại vào khoảng thế kỷ VI tr. CN ...
Lý thuyết: Sự xuất hiện các tư tưởng triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các đặc điểm chính của chúng
Triết học (philosophia theo tiếng Hy Lạp cổ là tình yêu sự thông thái) xuất hiện đồng thời ở cả Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại vào khoảng thế kỷ VI tr. CN
Triết học (philosophia theo tiếng Hy Lạp cổ là tình yêu sự thông thái) xuất hiện đồng thời ở cả Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại vào khoảng thế kỷ VI tr. CN. Sự xuất hiện triết học đánh dấu một bước phát triển lớn của tư tưởng nhân loại, từ cảm nhận vũ trụ một cách trực quan đến thế giới quan dựa trên các tri thức mang tính khái quát, trừu tượng hóa của tư duy.
Hiện nay các nhà sử học vẫn đang còn phải làm rõ tại sao ở thế kỷ VI tr. CN lại diễn ra bước phát triển nhảy vọt về trí tuệ của nhân loại như vậy. Một số các tiền đề xã hội, tư tưởng tạo ra bước nhảy vọt đó đã được vạch ra. Vào thế kỷ IX - VII tr. CN nền sản xuất chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cực kỳ phát triển. Đó là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Với việc xuất hiện các quan hệ tiền - hàng đã làm cho thương mại và trao đổi hàng hóa được tăng cường. Thời kỳ này người Hy Lạp đã có thể đóng được những chiến thuyền lớn cho phép họ vượt biên Địa Trung Hải tìm đến những miền đất mới.
Nhờ đó lãnh thổ của Hy Lạp và thuộc địa của nó được mở rộng, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội cũ bị đảo lộn. Nếu như trước đây các tổ chức xã hội cũ như bộ tộc, bộ lạc... mang tính cộng đồng cao, cuộc sống mỗi cá nhân hầu như hoàn toàn "hòa tan" vào cuộc sống cộng đồng, thì giờ đây xuất hiện các tư tưởng tư hữu và sau đó là chế độ tư hữu về của cải. Điều đó buộc mỗi người cần ý thức và suy nghĩ hơn về bản thân mình, cần có một lập trường sống riêng phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đòi của triết học, giúp con người không chỉ biết tuân theo những quan niệm trước đây, mà phê phán những giá trị và chuẩn mực xã hội cũ, đồng thời xây dựng một nền tảng thế giới quan mới. Điều đó lần đầu tiên được Xòcrát nhận thấy khi coi triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình.
Phân công lao động phát triển cho phép trong xã hội xuất hiện tầng lớp những người chuyên sống bằng lao động trí óc càng tạo điều kiện nảy sinh các tư tưởng triết học. Không có sự phân chia lao động và sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay thì không thể xuất hiện các tri thức triết học và khoa học làm phá vỡ ý thức hệ thần thoại và các tôn giáo nguyên thủy thống trị thời đó. Vì thế, ngay từ khi mới ra đời, các tư tưởng triết học đã mang tính giai cấp sâu sắc. Là thế giới quan của giai cấp chủ nô, các tri thức triết học dần dần trở thành các tư tưởng thống trị trong xã hội nô lệ, bởi vì như Mác, Ăngghen nhận xét: "Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị… Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần... Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị,... được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng".
Tuy nhiên, tất cả những điều đó được thể hiện ở các tư tưởng triết học thời cổ một cách tự phát. Nói cách khác, chúng không được các nhà triết học cổ đại ý thức một cách tự giác. Dưới con mắt của họ, triết học ra đời từ nhu cầu hiểu biết của con người. Quan niệm đó được Arixtốt viết: Chính "sự ngạc nhiên đã thức tỉnh mọi người triết lý. Lúc đầu họ ngạc nhiên bởi những điều trực tiếp làn họ băn khoăn, sau đó họ dần dần đặt ra những vấn đề cơ bản hơn, chẳng hạn như về sự thay đổi vị trí của mặt trăng, mặt trời và các vì sao, và cả về nguồn gốc Vũ trụ".
Quan niệm trên mặc đù được thể hiện dưới hình thức ngây thơ, phù hợp với nhận thức của con người thời cổ, nhưng nó để cập một khía cạnh rất sâu sắc về cơ sở nhận thức luận của việc hình thành triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Chính sự xuất hiện các tri thức khoa học sơ khai, như việc phát minh ra lịch một năm gồm 12 tháng, với 365 ngày của Talét, những phát kiến về toán học của Talét và Pitago, hình học của ơclít, vật lý học của Ácsimét... đã tạo điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành triết học. Chúng làm cho các quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo nguyên thủy vào khoảng thế kỷ VII - VI tr. CN đã không còn đáp ứng và lý giải được những vấn đề mới của thế giới quan. Những khám phá khoa học đầu tiên của người cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của các tôn giáo và thần thoại, đòi hỏi con người phải có cách lý giải mới về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình.
Vì vậy, một số nhà nghiên cứu đã sai lầm khi cho rằng triết học xuất hiện từ bản thân thần thoại bằng con đường phát triển nội tại của nó, tức sự thay đổi hình thức của nó bởi sự thay thế các hình ảnh, hình tượng thần thoại bằng cấu trúc khái niệm và tư duy lôgíc. Trên thực tế, mặc dù triết học cổ Hy - La ra đời trên nền tảng thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, nhưng khác với chúng, triết học là một dạng thế giới quan hoàn toàn mới dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc. Những kết luậnvà tri thức triết học mang tính lý luận khái quát cao được nảy sinh, đã đẩy các dạng thế giới quan trước chúng vào lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, hay sáng tác dân gian. Bản thân khái niệm "thông thái" của người cổ đại đã chứa đựng một ý nghĩa cao cả, đối lập với lối suy nghĩ thông thường. Nó hàm chứa khát vọng trí tuệ của con người hiểu thế giới như một chỉnh thể, dựa trên một nền tảng thống nhất. Nó không phải thể hiện sự hiểu biết về những sự vật cá biệt, mà đem lại những tri thức mang tính khái quát trí tuệ cao về thế giới, về bản chất cuộc sống con người, về số phận cũng như mục đích cuộc đời con người. Giá trị của sự thông thái được thể hiện ở chỗ nó đem lại cho con người những cách giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống con người đặt ra, giúp họ có được cách sống hợp tý trong xã hội. Nhà thông thái (tức nhà triết học) phải là người uyên bác trong mọi lĩnh vực thế giới quan của con người.
Nhưng điều đó không có nghĩa triết học được đồng nhất với thế giới quan của con người nói chung. Các quan niệm triết học khác với các dạng thế giới quan khác ở Hy Lạp và La Mã cổ đại không chỉ bởi tính lý luận, khái quát cao của chúng. Mặc dù cũng để cập nhiều đến các vấn đề về bản chất của thế giới, cuộc sống con người... nhưng trong thần thoại chưa có sự phân định rõ ràng thế giới với con người, tư tưởng với các cảm xúc, tri thức với các hình tượng nghệ thuật V.V., những đề tài mà ngay từ đầu đã được các nhà triết học để cập. Cũng như giữa tôn giáo và triết học với tính cách là những hình thái ý thức xã hội, có nhiều điểm tương đồng, nhưng sự khác nhau của chúng rất lớn. Các quan niệm triết học là sản phẩm tự do suy nghĩ của các nhà triết học. Chúng ta lại càng thấy rõ hơn sự khác nhau đó khi nghiên cứu cuộc đấu tranh của các nhà triết học và khoa học sau này đòi tự do tư tưởng. Ở thời cổ dại cũng như nhiều thế kỳ sau này, việc tự do suy nghĩ chỉ có thể được thực hiện ở một số ít người có khả năng. Do vậy, nó đòi hỏi phải có một thời gian đài, cùng với sự phát triển của thực tiễn xã hội và nhận thức con người, các quan, niệm triết học mới được phổ biến rộng rãi và được mọi ngưòi thừa nhận. Vì thế dễ hiểu tại sao ở Hy Lạp và La Mã cổ đại không phải thần thoại hay tôn giáo, mà chỉ triết học là "tình yêu đối với sự thông thái", và chính nhà triết học chứ không phải ai khác được coi là nhà thông thái.
Chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn những điều khẳng định trên khi phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Đặc điểm thứ nhất của triết học Hy - La cổ đại thể hiện ở chỗ nó là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp và La Mã lúc bấy giờ. Như vậy, ngay từ đầu nó đã mang tính giai cấp sâu sắc. Bất chấp mọi bất công và tệ nạn xã hội thời đó, triết học cổ Hy - La vẫn là một công cụ lý luận nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô. Vì thế dễ hiểu tại sao phần lớn các nhà triết học thời kỳ này đều coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là công cụ biết nói. Chẳng hạn, Platôn coi nông dân và thợ thủ công là hạng người thấp nhất trong "nhà nước lý tưởng” của ông.
Tính giai cấp của một học thuyết triết học, theo các nhà nghiên cứu, không chỉ thể hiện ỏ chỗ học thuyết đó biểu hiện lập trường của một giai cấp hay đảng phái nào đó, mà còn là ở chỗ nó thể hiện tư tưởng của một khuynh hướng, trào lưu triết học nhất định. Những mâu thuẫn trong xã hội cổ đại được thể hiện trong sự xung đột về tư tưởng của các nhà triết học cổ Hy - La, tiêu biểu nhất là sự xung đột giữa "đường lối Đêmôcrít" và "đường lối Platôn". Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại, như Ph. Ăngghen chỉ rõ, đã chứa đựng dưới dạng mầm mống mọi dạng thế giới quan sau này.
Đặc điểm thứ hai của triết học cổ Hy - La thể hiện ở tính bao trùm của nó về mọi lĩnh vực thế giới quan của con người cổ đại. Ra đời trong bối cảnh các tri thức khoa học còn quá ít và sơ khai nên trình độ phát triển của tư tưởng và của văn hóa tinh thần nhân loại lúc bấy giờ nói chung còn thấp. Mặc đù triết học thời này không hoàn toàn đồng nhất với thế giới quan, nhưng nó đề cập đến những vấn đề thế giới quan cơ bản của con người như: Tồn tại là gì ? Nguồn gốc và bản chất của thế giới ra sao ? Cuộc đời và số phận con người như thế nào ?... Việc lý giải các vấn đề mang tính bao quát đó do cuộc sống và nhu cầu hiểu biết của con người đặt ra được coi là những nhiệm vụ cơ bản của nhà triết học. Tuy nhiên, ở thời kỳ này do sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay quá lớn, cho nên nhìn chung các quan niệm triết học còn mang nặng tính tư biện. Chuẩn mực của "sự thông thái" được bàn đến chủ yếu ở khía cạnh nhận thức.
Đặc điểm thứ ba của triết học cổ Hy - La là coi trọng vấn đề con người. Mặc dù giữa các nhà triết học vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề này nhưng nhìn chung họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa. Tư tưỏng ấy được thể hiện rõ qua luận điểm nổi tiếng của Pitago: "Con người là thước đo tất thảy mọi vật". Triết học Xôcrát đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển tư tưởng triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, từ chỗ nó chủ yếu bàn về các vấn đề căn nguyên, bản chất của thế giới và sự nhận thức chúng tới việc coi triết học là tự ý thức của con người về chính bản thân mình. Từ đây, những vấn đề thiết thực của cuộc sống con người trở thành một trong những đề tài chính của triết học. Tuy nhiên, thứ nhất, con người thời cổ đại được nhìn nhận chủ yếu với tổ chức cá thể; thứ hai, giá trị con người chủ yếu chỉ được bàn đến ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận. Phép biện chứng được hiểu như nghệ thuật tranh luận được đặc biệt coi trọng. Hoạt động thực tiễn của con người hầu như không được bàn đến.
Đặc điểm thứ tư của triết học cổ Hy - La là tính biện chứng sơ khai của nó. Mặc dù ngay thời kỳ này sự phân chia khuynh hướng triết học đã khá rõ rệt nhưng nhìn chung nó mang tính duy vật tự phát. Ngay khi mới ra đời, nó đã tìm cách giải thích thế giới như một chỉnh thể thống nhất trong đó các sự vật vận động và biến đổi không ngừng. Hêraclít đã nhận ra một chân lý nổi tiếng: trong cùng một thời điểm sự vật đồng thời vừa là nó lại vừa là cái khác. Vì vậy "không thể tắm hai lần trong một dòng sông' đã trở thành luận điểm bất hủ của ông.
Nhìn chung, như Ăngghen nói, người Hy Lạp cổ đại quan tâm đến mối quan hệ giữa các sự vật, đến các quá trình phát triển sự vật hơn chính bản thân chúng tồn tại một cách riêng lẻ. Họ nhấn mạnh tính chỉnh thể của thế giới hơn từng bộ phận riêng lẻ của thế giới ấy. Tuy nhiên, những quan niệm biện chứng sơ khai đó là kết quả trực giác thiên tài của người cổ Hy Lạp, thiếu những cứ liệu khoa học cụ thể. Phân tích các học thuyết triết học cụ thể thời kỳ này sẽ làm rõ hơn những điều khẳng định trên.
soanbailop6.com