Lý thuyết hệ tọa độ trong không gian
Lý thuyết hệ tọa độ trong không gian Hệ tọa độ Đề-các trong không gian. ...
Lý thuyết hệ tọa độ trong không gian
Hệ tọa độ Đề-các trong không gian.
1. Trong không gian cho ba trục tọa độ chung gốc (O), đôi một vuông góc với nhau (x'Ox ; y'Oy ; z'Oz). Hệ ba trục tọa độ như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Đề-các vuông góc (Oxyz); (O) là gốc tọa tọa độ. Giả sử (overrightarrow{i},overrightarrow{j},overrightarrow{k}) lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục (x'Ox, y'Oy, z'Oz) (h. 52)
Với điểm (M) thuộc không gian (Oxyz) thì tồn tại duy nhất bộ số ((x ; y ; z)) để
(overrightarrow{OM}= x.overrightarrow{i}+y.overrightarrow{j}+z.overrightarrow{k}),
bộ ((x ; y ; z)) được gọi là tọa độ của điểm (M(x ; y ; z)).
Trong không gian Oxyz cho vectơ (overrightarrow{a}), khi đó (overrightarrow{a}= a_{1}overrightarrow{i}+a_{2}overrightarrow{j}+a_{3}overrightarrow{k})
Ta viết (overrightarrow{a})(a1 ; a2 ; a3) và nói (overrightarrow{a}) có các tọa độ (a1 ; a2 ; a3) .
2. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
Giả sử (overrightarrow{a})= (a1 ; a2 ; a3) và (overrightarrow{b}) = (b1 ; b2 ; b3), thì:
(overrightarrow{a}) + (overrightarrow{b}) = (a1 + b1 ; a2 + b2 ; a3 + b3 ).
(overrightarrow{a}) - (overrightarrow{b}) = (a1 - b1 ; a2 - b2 ; a3 - b3 ).
k.(overrightarrow{a}) = (ka1 ; k a2 ; ka3).
3. Tích vô hướng.
Cho (overrightarrow{a})(a1 ; a2 ; a3) và (overrightarrow{b})(b1 ; b2 ; b3) thì tích vô hướng
(overrightarrow{a}).(overrightarrow{b}) = a1.b1 + a2.b2 + a3.b3.
Ta có: (|overrightarrow{a}|=sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+a_{3}^{2}}.)
Đặt (varphi =left (widehat{overrightarrow{a},overrightarrow{b}} ight )) , 0 ≤ (varphi) ≤ 1800 thì (cosvarphi =frac{a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+a_{3}b_{3} }{sqrt{a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+a_{3}^{2}}sqrt{b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+b_{3}^{2}}}) (với (overrightarrow{a}) ≠ (overrightarrow{0}), (overrightarrow{b})≠ (overrightarrow{0}))
4. Phương trình mặt cầu.
Trong không gian (Oxyz), mặt cầu ((S) ) tâm (I(a ; b ; c)) bán kính (r) có phương trình:
(x - a)2 + (y – b)2 + (z – c)2 = r2.