Lý thuyết đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng...
Lý thuyết đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng. Đặc điểm (hình 51.1, 2): Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mồi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc I – CÁC Bỏ MÓNG GUỐC Đặc điểm (hình ...
I – CÁC Bỏ MÓNG GUỐC
Đặc điểm (hình 51.1, 2): Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mồi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. Thú móng guốc di chuyến nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.
Thú móng guốc gồm ba bộ :
– Bộ Guốc chẵn : gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại’*)
Đợi diện: Lợn. bò, hươu.
– Bộ Guốc lẻ: gồm thuộc móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại. không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón).
Đại diện : Tê giác, ngựa.
– Bộ Voi : Gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhò, cỏ vòi, có ngà, da dày. thiếu lông, sống đàn. ăn thực vật không nhai lại.
(*) Nhai lại : Tập tinh ợ thức ăn đã nhai lên miệng để nhai lại lần thứ hai.
Đại diện : Voi.
II- Bộ LINH TRƯỞNG**)
Đặc điểm : Gồm những thú đi bằng hàn chân, thích nghi với đời sống ờ cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm. leo trèo : bàn tay. bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
Đại diện : Khi. vượn, khi hình người (đười ươi. tinh tinh, gôrila).
III – VAI TRÒ CỦA THÚ
Ở nước ta, các loài thú phong phú. Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như : sừng nhung (sừng non) của hươu nai. xương (hổ, gấu. hươu nai…), mật gấu : những nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị : da. lông (hổ. báo…), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò…), xạ hương (tuyến xạ hươu xạ. cầy giông, cầy hương), vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ…). Tất cả các loài gia súc
(trâu bò, lợn…) đêu lá nguồn thực phẩm và một số loài có vai trò sức kéo quan trọng. Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng… có ích vì đà tiêu diệt gặm nhâm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
Vì những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đã bị săn bất, buôn bán. Số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, do đó cần có ý thức và đấy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh ‘ế, góp phần bào vệ môi trường sống hiện nay.