Lý Thái Tổ
Tượng ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu (tên húy là Lý Công Uẩn ; 974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện ...
(tên húy là Lý Công Uẩn ; 974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long.
Lý Công Uẩn sinh năm 974, là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ). Mẹ là Phạm Thị. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đi tu từ đó. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh - anh trai sư Lý Khánh Văn, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông. Ông đã được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ khen như sau:
“ Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.”
- Sư Vạn Hạnh -
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ông 35 tuổi. Lực lượng của quan Chi nội là Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên ngôi hoàng đế. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép Lê Long Đĩnh mất ở trong cung, Đại Việt sử lược cũng chỉ chép Đến năm thứ 2 niên hiệu Cảnh Trị (năm Kỷ Dậu- 1009- ND). Ngọa Triều Mất, con nối ngôi thì còn nhỏ. Tuy vậy, Đại Việt sử ký tiền biên trang 185 lại khẳng định Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi và truy đặt thụy hiệu xấu (Ngọa Triều):
“ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép.”
—Đại Việt sử ký tiền biên
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khi nghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng:
“ Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua”
—Đại Việt Sử ký Toàn thư.
Tượng đài tại trung thành phố Bắc NinhĐại Việt sử lược có ghi chép:
“Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đó có những câu:
Phiên âm:
Thụ căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành...
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám hạt thành...”
Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhà Lý (thập + bát + tử thành chữ lý) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nói với Lý Công Uẩn rằng: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận". Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn".
Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, Quyển I thì nêu ra lời phê về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua:
“ Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?”
—Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái Hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Thái Tử. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu.
Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trởthấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận:
“Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.
Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.
Tôn giáo
Tượng thờ vua ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà NộiTriều Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nên những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông được nhà vua trọng đãi. Tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 9 (Mậu Ngọ 1018), sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.
Chính trị
Lúc bấy giờ nhà Tống của Trung Quốc bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi gì với Đại Cồ Việt. Bởi vậy khi lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà Tống cho làm Giao Chỉ quận vương, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Năm Thuận Thiên thứ 11 (Canh Thân 1020), ông lệnh cho con đem quân đi đánh Chiêm Thành, và giành chiến thắng.
Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Năm 1013, lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Ông cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy.
còn thực hiện chính sách "thân dân". Dưới triều ông, có nhiều lần nhân dân được xá thuế, chẳng hạn như tô thuế được xá 3 năm vào năm 1016. Đến năm 1017, tô ruộng cũng được xá.
Đánh dẹp
Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân ra chiến trường, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tháng hai năm Tân Hợi 1011, tức là năm Thuận Thiên thứ hai, vua mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về.
Tháng 10 năm Thuận Thiên thứ 4 (Quý Sửu 1013), vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, quân ông giành chiến thắng.
Có lần ông đem quân đi đánh Diễn Châu. Khi ông về tới Vũng Biện, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời:
"Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét".
Sau khi ông khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.
Năm Thuận Thiên thứ 5 (Giáp Dần 1014), được lệnh của , Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man. Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống.
Năm Thuận Thiên thứ 13 (Nhâm Tuất 1022), ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch.
Năm Thuận Thiên thứ 15 (Giáp Tý 1024), Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Thành Thăng Long được xây.
Năm Thuận Thiên thứ 18 (Mậu Thìn 1028), Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.
Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe nhà vua không được tốt. Ông qua đời ở điện Long An vào ngày Mậu Tuất. Ông ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế.
Khi vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử. Được sự giúp đỡ của Lê Phụng Hiểu, Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là vua Lý Thái Tông - vị vua thứ hai của nhà Lý.
* Cha: không rõ (được truy tôn là Hiển Khánh vương)
* Mẹ: Phạm thị (được truy tôn là Minh Đức thái hậu)
* Anh em trai:
o Vũ Uy vương (anh, không rõ tên)
o Dực Thánh vương (em, không rõ tên)
* Vợ: 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu hoặc họ:
o Tá Quốc
o Lập Nguyên
o Lập Giáo
o Lê Thị (không rõ danh hiệu, mẹ của thái tử Phật Mã) [13]
* Con trai:
o Lý Phật Mã (1000-1054)
o Đông Chinh vương Lý Lực
o Vũ Đức vương (không rõ tên, ? - 1028)
o Khai Quốc vương Lý Bồ
* Con gái: 13 người, chỉ có 1 người được sử ghi danh hiệu:
o An Quốc công chúa (gả cho Đào Cam Mộc)
Các sử gia phong kiến Việt Nam theo quan điểm Nho giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ.
Sử gia Lê Văn Hưu phê bình trong Đại Việt sử ký:
“ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?”
—sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt sử ký toàn thư.
Cũng trong Đại Việt Sử ký, Lê Văn Hưu so sánh:
“ Có người hỏi: Lê Đại Hành với ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng lo tính lâu dài hơn. Thế thì hơn ư? Đáp: Hơn thì không biết, chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê, vì thế nên nói theo họ Lý.”
—sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt Sử ký Toàn thư,
Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử ký Toàn thư bình rằng:
“ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém.”
—Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định:
“ Nhà Lý được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô chủ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai?”
—Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.
và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư.
Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho một số đường phố: phố ở Hà Nội, phố Lý Công Uẩn ở Hải Dương… Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông.
Tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhiều đơn vị đã lên kế hoạch làm phim về Lý Công Uẩn với quy mô lớn như các bộ phim Chiếu dời đô, Đường tới thành Thăng Long, người con của rồng,...