25/05/2018, 13:05

Trà đá

là một dạng đồ uống với nguyên liệu là nước trà nguội với nước đá đập vụn rất thịnh hành ở Việt Nam hiện nay, và có lẽ cũng phổ biến ở nhiều xứ nóng trên thế giới. Hầu hết các quán nước bình dân Việt Nam đều bán loại nước trà này với giá thành bằng hoặc ...

là một dạng đồ uống với nguyên liệu là nước trà nguội với nước đá đập vụn rất thịnh hành ở Việt Nam hiện nay, và có lẽ cũng phổ biến ở nhiều xứ nóng trên thế giới. Hầu hết các quán nước bình dân Việt Nam đều bán loại nước trà này với giá thành bằng hoặc cao hơn cốc nước chè nóng một chút. phổ dụng vì tiện lợi, dễ làm, có hương vị thơm mát và dùng giải khát rất tốt.

Khó có thể xác định trà đá xuất hiện từ bao giờ, ở Việt Nam không có băng tuyết, và các dụng cụ sản xuất nước đá mới chỉ dần được phổ biến trong những thập niên cuối thế kỷ 20. Nước chè nguội có lẽ được người dân sử dụng phổ biến ở xứ nóng như miền Nam Việt Nam, trong khi người Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung thường chỉ uống trà pha nóng (kể cả với mục đích giải nhiệt). Đây cũng là do đặc tính khí hậu khiến cho văn hóa ẩm thực mỗi miền mỗi khác. Khi các dụng cụ làm đá, như tủ lạnh, trở nên thịnh hành hơn thì thay vì trà nguội, một số người đã bắt đầu đập nước đá vào cốc và rót nước chè vào để uống cho mát, hình thành nên món trà đá mà "bản quyền" của sản phẩm chắc chắn thuộc về miền Nam Việt Nam, cụ thể là ở Sài Gòn. Bởi vì ở miền Nam do nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, tác phong làm việc đã dẫn đến việc người ta cho thêm đá vào cốc trà hằng ngày để tăng tính giải khát mà vẫn giữ được hương vị của trà.

Trong khoảng những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, trà đá bắt đầu xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người miền Bắc Việt Nam, đầu tiên ở Hà Nội, cùng với món nước mía. Ban đầu nó không được ủng hộ mấy, thậm chí đã từng bị một số báo chỉ trích rằng bản chất của chè đã lạnh, thêm đá vào uống có hại cho sức khỏe vì dễ gây lạnh bụng. Tuy nhiên, nó đã không mất nhiều sức thuyết phục để ảnh hưởng đến giới trẻ bình dân (sinh viên) và người cần lao ngoại tỉnh về Hà Nội làm ăn. Nnhững ngày nóng nực của mùa hè Bắc Bộ, sự ngột ngạt có thể được giải tỏa lập tức bằng một cốc trà đá thật mát với giá rất rẻ, đã khiến trà đá ngày càng phổ biến ở miền Bắc và ngày nay, việc vào quán nước ven đường gọi một cốc trà đá uống cho đỡ khát và giải nhiệt là một điều bình thường ở miền Bắc trong những ngày nóng nực của mùa hè. Còn trong những ngày đông giá Bắc bộ hiếm khi thấy các quán nước bán loại đồ uống này.

Nói chung trên thế giới ít phổ biến các đồ uống lạnh với chè là nguyên liệu chính ngoại trừ các quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam. xuất hiện ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt của người dân Nam Bộ và cả người miền Bắc trong mùa hè.

Tuy nhiên, vượt qua đèo Hải Vân vào "đàng trong", đặc tính trà đá so với miền Bắc đã khác biệt hoàn toàn. của người miền Nam Trung Bộ hoặc miền Nam nói chung pha rất loãng, hầu hết chỉ còn hương vị trà nhưng không chát vị trà, với rất nhiều đá đập vụn trong cốc, sử dụng các loại trà đã được ướp hương như chè sen, chè nhài v.v. Trong khi đó, trà đá ở miền Bắc thường đậm vị hơn và không thơm hương như trà đá miền Nam, thường dùng đá cục to phổ biến hơn là đá vụn. thường có thể dùng nước chè pha hoàn toàn mới với dụng ý làm trà đá hoặc nước chè xanh hãm bằng lá chè còn tươi, sau đó cho đá vào. Tuy nhiên, nhiều quán trà đá dạng "quán cóc" thường tận dụng nước chè cuối, nước chè đã bị nguội hoặc đã quá nhạt, chỉ còn mỗi mùi chè mà không còn vị chè, với mục đích làm giảm giá thành của sản phẩm và điều đó ít nhiều gây bất lợi cho người sử dụng.

0