10/08/2018, 01:02

Lý giải vì sao sát thủ giết người hàng loạt thường được hàng xóm nhận xét là ngoan hiền

James Holmes, thanh niên 24 tuổi, kẻ vào năm 2012 đã giết 12 người tại buổi chiếu phim Dark Knight Rise ở Aurora, bang Colorado (Mỹ) luôn được bạn bè xem như mộ t "đứa trẻ siêu thân thiện". Một trường hợp khác, Ed Gein, còn được biết đến với tê n "Gã đồ tể vùng Plainfield" , kẻ đã giết 2 ...

James Holmes, thanh niên 24 tuổi, kẻ vào năm 2012 đã giết 12 người tại buổi chiếu phim Dark Knight Rise ở Aurora, bang Colorado (Mỹ) luôn được bạn bè xem như một "đứa trẻ siêu thân thiện".

Một trường hợp khác, Ed Gein, còn được biết đến với tên "Gã đồ tể vùng Plainfield", kẻ đã giết 2 người phụ nữ vào những năm 50 để thêm họ vào bộ sưu tập về xác chết hắn thu thập từ nghĩa địa. Hắn được hàng xóm mô tả như "một anh chàng thường được nhờ ngồi chơi với những đứa trẻ khi tôi và bà bạn già muốn đi hội chợ chơi".

Còn nhiều lời nhận xét tương tự về những tên tội phạm bạo lực khác cho thấy, sự tầm thường của những kẻ giết người hàng loạt giờ như thành một tiêu chuẩn, đến mức gần như sáo rỗng so với những tội ác tàn bạo đó. Nhưng những lời nhận xét của hàng xóm hay những người bạn thời thơ ấu không hề nhầm lẫn, chúng chính xác.


Gương mặt của James Holmes, kẻ sát thủ đã giết 12 người tại một buổi chiếu phim năm 2012.

Gần như không có cách đáng tin cậy nào để dự đoán, liệu ai đó có thể trở thành kẻ giết người hay không: khoa học không thể nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một người tưởng chừng bình thường đang trên đường trở thành tội phạm bạo lực.

Nhà thần kinh học Robert Burton cho biết, ngay cả sau 30 năm nỗ lực nghiên cứu và theo dõi các mô hình, các nhà tâm thần học và tâm lý học vẫn rất kém cỏi khi dự đoán hành vi bạo lực. Những kẻ có khả năng làm những điều khủng khiếp dường như giống như mọi người khác, cho đến một ngày họ bước qua ranh giới của hành vi bạo lực, và rồi đột nhiên, họ trở nên không giống chúng ta nữa.

Các hành vi quá khích là một phần trong bản tính sinh học của chúng ta

Điều đó đặt ra câu hỏi: Nếu chúng ta không có khả năng biết được người khác có khả năng gì, liệu chúng ta có biết chúng ta có thể làm những gì hay không? Trên hết, hầu như mọi người đều từng nghĩ đến việc giết người.

David Buss, giáo sư tâm lý học tại Đại học Texas Austin, người từng khảo sát 5.000 người cho cuốn sách của mình (Cuốn The Murderer Next Door: Why the Mind is Designed to Kill), nhận ra rằng 91% đàn ông và 84% phụ nữ đã nghĩ về việc giết hại một ai đó, với những nạn nhân và phương pháp cụ thể trong đầu.

91% đàn ông và 84% phụ nữ đã nghĩ về việc giết hại một ai đó, với những nạn nhân và phương pháp cụ thể trong đầu.
91% đàn ông và 84% phụ nữ đã nghĩ về việc giết hại một ai đó, với những nạn nhân và phương pháp cụ thể trong đầu.

Có một thực tế đáng sợ là, chúng ta được lập trình về sinh học để trở nên bạo lực trong những tình huống cụ thể. Douglas Fields, nhà tâm lý học và tác giả của cuốn sách Why We Snap, cho rằng bộ não của chúng ta đã tiến hóa để kiểm soát nguy hiểm và sự quá khích bùng phát như một cơ chế phòng thủ trước bất kỳ nguy hiểm nhận thức nào.

"Tất cả chúng ta đều có khả năng bạo lực bởi vì trong những tình huống nhất định, đó là điều cần thiết cho sự sống còn của chúng ta". Ông cho biết. "Bạn không cần được dạy về cách gây hấn phòng thủ, bởi vì đó là hành vi sinh tồn đôi khi cần thiết một cách đáng tiếc".

Những phản ứng này phải nhanh, để đối phó hiệu quả với các tình huống nguy hiểm. Nhưng vấn đề là, chúng có thể trở nên nhạy cảm quá mức. "Tất nhiên, đôi khi nó trở nên sai lầm, cũng như bất kỳ hệ thống báo động nào cũng sẽ có lúc báo nhầm". Fields cho biết. "Bộ não của chúng ta không bao giờ tiến hóa để đối phó với các tình huống và mối đe dọa gặp phải trong môi trường đó. Thế giới hiện đại thúc ép cơ chế phòng vệ theo cách có thể dẫn đến sai lầm".

Chúng ta vẫn thường thấy điều này, khi ai đó phát khùng lên vì ùn tắc giao thông hoặc đáp lại những lời lăng mạ bằng các hành vi quá khích về thể chất. Chúng ta có thể cho rằng, những người đang nổi cáu vì giao thông là có vấn đề gì đó, và nó không thể xảy ra với mình. Nhưng ông Fields nhấn mạnh rằng stress có thể làm bất cứ ai trở nên quá nhạy cảm với các mối đe dọa tiềm tàng. Ngay cả những người bình thường có vẻ tốt – thậm chí cả bạn – cũng có thể bị thúc ép để làm điều gì đó khủng khiếp.

"Đó không phải là một quan niệm, đó là thực tế", Fields cho biết. "Hãy nhìn vào số lượng tội phạm gây án trong lúc giận dữ, không phải tội phạm có kế hoạch mà là các phản ứng quá khích do nóng giận. Đó là những người mà trước đó, không có lý do nào tin rằng họ lại có xu hướng hung hãn như vậy".

Việc nhận thức được cách bộ não chúng ta hoạt động có thể giúp chúng ta bình tĩnh phản ứng với các mối đe dọa nhận thức.
Việc nhận thức được cách bộ não chúng ta hoạt động có thể giúp chúng ta bình tĩnh phản ứng với các mối đe dọa nhận thức.

Nhận thức để kiểm soát và khống chế sự quá khích

Điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hoàn toàn đi theo các phản xạ quá khích này. Fields cho rằng việc nhận thức được cách bộ não chúng ta hoạt động có thể giúp chúng ta bình tĩnh phản ứng với các mối đe dọa nhận thức. Lý tưởng nhất, chúng ta nhận thấy rằng stress làm mình trở nên nhạy cảm quá mức, và vì vậy hiểu rằng, việc bạn cảm thấy giận dữ khi ai đó đang cản trở giao thông của bạn vào lúc bạn đang muộn một cuộc họp là một sai lầm, thay vì là một phản ứng thích hợp.

Theo Fields, các học sinh cấp 2 và cấp 3 nên được dạy về các tác nhân kích thích sinh học, được xem như nhiệm vụ của phần vỏ não trước trán – một phần của bộ não nhằm kiềm chế và kiểm soát cơ chế phát hiện mối đe dọa – chưa phát triển đầy đủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

"Bạn có thể sử dụng sinh học để giúp một thanh thiếu niên hiểu cụ thể tại sao họ lại tức giận, và rằng đó là một sai lầm, vì vậy không có lợi gì cho một phản ứng quá khích". Fields cho biết. "Tôi nghĩ sẽ điều đó sẽ hữu ích và tốt hơn việc nói với họ hãy kiểm soát cơn giận dữ của mình. Bạn đang yêu cầu họ làm điều gì đó mà bộ não của họ không được trang bị để làm nó".

Các áp lực xã hội, bao gồm cả các tiêu chuẩn văn hóa và pháp lý, gây ra các xung lực sinh học hướng chúng ta tới việc giết người, và tỷ lệ bạo lực con người đã thay đổi đáng kể qua các thời kỳ và các nền văn hóa khác nhau. Nhưng trong khi chúng ta không bị kiểm soát bởi các xung lực tiến hóa trong bộ não của mình, chúng ta cũng không hoàn toàn tự do khỏi chúng. Thật thoải mái khi nghĩ rằng bất kỳ sử dụng bạo lực đều là tội phạm và về cơ bản khác biệt với mình. Nhiều tên tội phạm cũng từng nghĩ như vậy.

0