Luyện từ và câu: câu kể, Câu 1. Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ? Bu-ra-ti-nô là một chú bé...
Trong quán ăn – Luyện từ và câu: câu kể. Câu 1. Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ? Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở ...
Câu 1. Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ?
Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu ?
Câu 2. Những câu còn lại trong đoạn văn trên được dùng làm gì ? Cuối mỗi câu có dấu gì ?
Câu 3. Ba câu sau đây cũng là câu kể. Theo em, chúng được dùng làm gì ?
Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói :
– Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
Trả lời:
Câu 1. Câu in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi (?).
Câu 2. Các câu còn lại trong đoạn được dùng để:
– Giới thiệu (Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ).
– Miêu tả (chú có cái mũi rất dài).
– Kể về một sự việc liên quan đến Bu-ra-ti-nô (chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.)
Cuối các câu này có dấu chấm. Đó là các câu kể.
Câu 3. Bua-ra-ba uống rượu đã say: kể về Ba-ra-ba Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói, kể về Ba-ra-ba
Bắt được thằng người gỗ ta sẽ tống cổ nó vào cái lò sưởi này: nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.