12/01/2018, 17:53

Luyện tập: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 88 SGK Ngữ văn 10

Luyện tập: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 88 SGK Ngữ văn 10 Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích ...

Luyện tập: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 88 SGK Ngữ văn 10

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích

Câu 1. Phân tích đăc điểm của ngôn ngữ viết trong đoan trích (SGK tr.88).

HS dựa vào phần lí thuyết mục II để chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích. Cụ thể:

a. Đặc điểm 1: Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác...

Với đoạn trích bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đây là bài viết trên báo, không phải bài nói chuyện, người tiếp nhận bằng cách đọc (chứ không phải nghe), đúng với đặc điểm nêu trên.

b. Đặc điểm 2: Ngôn ngữ viết rất đa dạng, có nhiều yếu tố phi ngôn ngữ

Trong đoạn trích: Ngữ điệu được ghi lại bằng các dấu câu. Trong các lời thoại, câu cảm, câu kể, câu hỏi liên tục thay đổi, cùng với các dấu chấm, dấu phẩy liên tục, báo hiệu ngữ diệu luôn thay đổi. Các yếu tố phi ngôn ngữ kèm theo hỗ trợ thường xuyên như: "Mấy cô gái lại cứ đẩy cô ả này ra với hắn, cười như nắn nẻ", "Thị cong cớn"; "Tràng ngoái cổ lại, vuốt mồ hôi trên mặt cười"; "Thị liếc mắt, cười tít"...

c. Đặc điểm 3: Từ ngữ đa dạng, sinh động, chưa gọt giũa, nhiều trợ từ, thán từ, từ đệm, đưa đây đan xen; nhiều câu tỉnh lược, nhưng cũng nhiều yếu tô" dư thừa (nhưng cần thiết).

Câu 2. Phân tích đăc của điểm ngôn ngữ nói trong đoạn trích (SGK tr.88)

Trong đoạn trích: Từ ngữ trong các lòi thoại có rất nhiều từ ngữ đưa đẩy, các thán từ, hô ngữ (Kìa, đấy, thật đấy, này, nhỉ...) nhiều từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ, từ địa phương... (Có khối cơm trắng mấy giò đấy...); có nhiều câu tỉnh lược (Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!)...

Câu 3. Phân tích lỗi và sửa lai các câu dưới dây cho phù hợp với ngôn ngữ viết (SGK, tr. 89)

Câu a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý

- Lỗi: nhầm phong cách ngôn ngữ nói vói phong cách ngôn ngữ viết. Cụ thể: xem xét lại các từ thì, đã hết ý trong câu (dư thừa và không đúng phong cách).

- Có thể chữa lại là: Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.

Câu b. Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vông lên đến mức vô tội vạ.

- Lỗi: Thừa các từ "như", "thì"; sai phong cách các từ ngữ: "khai vống lên", "vô tội vạ".

- Có thể sửa lại là: Máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên đến mức không có giới hạn. Câu c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cá, ốc, tôm, cua... chúng chẳng chừa ai sất.

- Lỗi: sai nhiều, cả về từ ngữ lẫn diễn đạt.

- Có thể sửa lại là: Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng... chúng chẳng chừa thứ nào hết.

- Hoặc: Cá, rùa, ba ba, ếch, nhái... cá ốc, tôm, cua... chim ở gần nước (như cò, vạc, vịt, ngỗng...) chẳng chừa thứ nào hết.




0