Lưu thông tiền tệ
Khái niệm và vai trò của lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế để thực hiện các quan hệ thương mại, hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành nguồn vốn và phúc lợi xã hội. Có thể nói, sự ...
Khái niệm và vai trò của lưu thông tiền tệ
là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế để thực hiện các quan hệ thương mại, hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành nguồn vốn và phúc lợi xã hội.
Có thể nói, sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế đóng vai trò như hệ thống mạch máu trong một cơ thể sống, nếu hệ thống mạch máu này hoạt động tốt thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh và phát triển, ngược lại nếu hệ thống mạch máu trặc, hoặc này hoạt động trục hơn thế nữa là bị tắc nghẽn thì cơ thể sẽ ốm yếu và sẽ không thể phát triển bình thường.
Các hình thức lưu thông tiền tệ
Lưu thông bằng tiền mặt
Khái niện: Đó là sự vận động của tiền mặt trong nền kinh tế phục vụ cho các quan hệ thương mại với quy mô nhỏ và trong nội bộ dân cư là chính.
Đây là hình thức trong đó tiền tệ và hàng hoá đồng thời vận động với nhau.
Ưu điểm : Đây là hình thức đơn giản, chu chuyển nhanh, không gây ách tắc trong chu chuyển và nó có hiệu quả kinh tế cao đối với người tham gia lưu thông.
Nhược điểm :
- Tốn kém về mặt chi phí lưu thông tiền tệ như : in ấn, bảo quản, tổ chức lưu thông…
- Gây ra những hiện tượng tiêu cực xã hội : Trộm cắp, rửa tiền, trốn thuế…
- Nạn tiền giả.
Lưu thông không dùng tiền mặt
Khái niệm: Đây là hình thức lưu thông trong đó tiền tệ và hàng hoá vận động tương đối độc lập với nhau, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với quy mô lớn, thông thường là các doanh nghiệp.
Nhược điểm :
- Phải có trình độ nhất định mới tham gia được.
- Mọi thanh toán phải thông qua ngân hàng.
- Trang bị cơ sở vật chất ban đầu khá tốn kém.
- Vấn đề bảo mật.
Ưu điểm :
- Khắc phục được một phần chi phí lưu thông.
- Tăng cường khả năng kiểm soát của nhà nước, của ngân hàng.
- Tạo ra sự văn minh lịch sự trong thanh toán.
Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, thì sự tồn tại của mối quan hệ Tiền – Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau.
Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tự nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất đơn giản con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề là trao đổi như thế nào. Vấn đề trùng lắp nhu cầu xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lắp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hoá người ta nghĩ tới một hàng hoá mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật ngang giá chung – hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang giá chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò vỏ hến hay con bò, miếng đồng…Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung thế nào đó dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chọn vàng.
Sản suất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá đưa vào lưu thông càng nhiều, đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào thêm đáp ứng nhu cầu của hàng hoá đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và nó đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông ngày một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như : Chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm…Hơn nữa trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong một giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một kinh tế mới giai đoạn phát triển.Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển của tiền tệ.
Sự cần thiết phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Đồng thời nó cũng là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất xã hội. Tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách trôi chảy nhịp nhàng. Ngược lại việc thanh toán bị trục trặc, ách tắc thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ lâm vào trì trệ.
Hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển sang một giai đoạn mới, lúc này ngân hàng phải phát huy đầy đủ các chức năng của mình đó là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế.
Ở đây ta hiểu thanh toán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán giữa các tổ chức cá nhân trong xã hội bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.
Đối với nền kinh tế thị trường thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất lớn.
Đối với nền kinh tế nói chung :
- Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
- Thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá , vật tư, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.
Đối với ngân hàng :
- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng tập chung được các nguồn vốn trong dân cư.
- Giúp cho ngân hàng có được khoản thu từ phí cung cấp dịch vụ thanh toán ổn định và an toàn.
- Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước kiểm soát và điều tiết lượng tiền đi vào lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp tác động vào nền kinh tế.
- Với vai trò là các trung gian tài chính việc thanh toán qua ngân hàng giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và sự chuyển dịch vốn trong nền kinh tế. Tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tư được tốt hơn.
Đối với xã hội :
- Tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanh chóng.
- Giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
- Hạn chế nạn tiền giả, rửa tiền, thành lập các quỹ đen…
Theo quyết định 22/NH 21/01/1994 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm : Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Thư tín dụng, Ngân phiếu thanh toán, Thẻ thanh toán.
Quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/12/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là văn bản hướng dẫn đầy đủ nhất về TTKDTM. Tuy nhiên, bản thân nội dung văn bản này cũng nhiều bất cập. Điều 7 Quyết định đưa ra các hình thức TTKDTM: séc, ủy nhiệm chi - chuyển tiền, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán. Một số chuyên gia cho rằng ngân phiếu thanh toán không phải là TTKDTM mà chẳng qua là một loại tiền mệnh giá lớn. Cũng nếu coi ủy nhiệm chi - chuyển tiền là một thể thức TTKDTM thì là sai về khái niệm, và ủy nhiệm chi là một thể thức thanh tóan, nhưng chuyển tiền lại là phương thức thanh toán...
Gần đây nhất theo quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày 27/03/2002 của thống đốc NHNN về việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh toán. Theo đó kể từ ngày 1/4/2002 NHNN sẽ không phát hành ngân phiếu thanh toán nữa. Vậy nên với nội dung chính của đề tài là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay tại Việt Nam nên xin không đề cập đến hình thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi.
Thanh toán bằng Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng để trả cho người cầm Séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ Séc ( tổ chức kinh tế hay cá nhân ).
Séc là một mệnh lệnh, chứ không phải là một yêu cầu, do đó khi nhận được Séc Ngân hàng chấp nhận vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản của người phát hành không đủ hoặc không có tiền trả.
Cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt của nước ta quy định về xử phạt những tờ Séc phát hành quá số dư tiền gửi hoặc tiền lưu ký như sau :
- Người phát hành Séc phải chịu phạt bằng 30% số tiền phát hành quá số dư.
- Người phát hành Séc phải chịu phạt về chậm trả ( kể từ ngày tờ Séc quay về ngân hàng phục vụ người phát hành Séc đến ngày có đủ tiền thanh toán).
Ngoài ra nếu người chủ tài khoản vi phạm phát hành Séc đến tờ thứ hai, Ngân hàng nhà nước trung ương sẽ thông báo đến tất cả các ngân hàng, khách hàng phát hành Séc quá số dư sẽ bị đình chỉ việc sử dụng loại Séc đó, thời gian đình chỉ tối thiểu là 3 tháng. Trường hợp việc vi phạm nguyên tắc phát hành Séc dẫn tới hậu quả nghiêm trọng thì Người phát hành Séc sẽ bị truy tố theo quy định của pháp luật.
Các loại Séc bao gồm :
- Séc chuyển khoản.
Séc chuyển khoản – Séc thông thường là loại Séc được sử dụng rộng rãi, nó có giá trị thanh toán như tiền tệ, do đó trên tờ séc phải có đầy đủ những yếu tố bắt buộc theo luật định. Thông thường séc được in sẵn, người phát hành chỉ việc điền vào chỗ quy định bằng loại mực không phai.
Việc ghi trên tờ séc phải bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp đối với việc sử dụng Séc. Séc chuyển khoản cũng như các loại séc khác chỉ có hiệu lực trong phạm vi thời hạn nhất định. Bởi vậy trong thời hạn hiệu lực của tờ Séc ngân hàng phải thanh toán ngay khi người thụ hưởng Séc nộp Séc vào ngân hàng. Cơ chế sử dụng Séc chuyển khoản hiện nay quy định : Thời hạn hiệu lực của Séc là 10 ngày và séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở một chi nhánh ngân hàng hoặc khác chi nhánh ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày.
Séc bảo chi và Séc định mức.
Séc bảo chi và Séc định mức là loại Séc xác nhận được ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán và chống lại việc phát hành khống.
- Séc chuyển tiền.
Séc chuyển tiền hay Séc chuyển tiền cầm tay là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Việc chuyển tiền mặt giữa các tỉnh thành phố qua ngân hàng được các ngân hàng thực hiện bằng phương thức chuyển tiền nhanh bằng điện đến địa chỉ người lĩnh tiền, hoặc cấp séc chuyển tiền cho khách hàng.
- Séc cá nhân.
Séc cá nhân được áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tên cá nhân tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác.
Hiện nay theo quy định của ngân hàng Séc cá nhân có số tiền trên 5 triệu phải làm thủ tục bảo chi Séc, người thụ hưởng phải yêu cầu người phát Séc xuất trình CMND để kiểm tra và chỉ nhận Séc do đích thân người có tên trên và sau tờ Séc và phải ký tên tại chỗ.
Thời hạn hiệu lực của Séc cá nhân là 10 ngày và chỉ được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở một chi nhánh ngân hàng hoặc khác chi nhánh ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày.
Thanh toán bằng hình thức thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình ( các doanh nghiệp, cá nhân ) để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán nợ và lĩnh tiền mặt. Ở một số nước các hãng, các công ty lớn cũng phát hành thẻ thanh toán để thu tiền bán hàng của hãng mình.
Thẻ thanh toán bao gồm thẻ từ và thẻ điện tử. Thẻ từ là loại thẻ dùng kỹ thuật băng từ để ghi và đọc thông tin trên thẻ. Thẻ điện tử là loại thẻ có gắn bộ nhớ vi điện tử trên thẻ, ghi và đọc thông tin qua bộ nhớ vi điện tử.
Có 3 loại thẻ thanh toán được áp dụng :
- Thẻ thanh toán không phải ký quỹ.
Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản để đảm bảo thanh toán. Căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của người chủ sở hữu thẻ mở tại ngân hàng với hạn mức tối đa do ngân hàng quy định. Hạn mức được ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử, vào giải băng từ nếu là thẻ điện tử.
Ở nước ta quy định thẻ thanh toán không phải ký quỹ là loại thẻ A. nó được áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán tốt và thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng.
- Thẻ thanh toán phải ký quỹ trước tại ngân hàng .
Người sử dụng thẻ phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản để đảm bảo thanh toán. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ.
Loại thẻ này được quy định là loại thẻ B, nó được áp dụng với mọi loại khách hàng.
- Thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng là loại thẻ không phải ký quỹ và được quy định là loại thẻ C. Nó được áp dụng đối với những khách hàng được vay vốn ngân hàng. Mức tiền cho vay là hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ.