Luật lý do đầy đủ
cho rằng : Một tri thức, một tư tưởng chỉ được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác định được đầy đủ lý do của nó. nói lên tính có căn cứ, tính được chứng minh của tư duy. Luật này đòi hỏi mỗi tư ...
cho rằng : Một tri thức, một tư tưởng chỉ được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác định được đầy đủ lý do của nó.
nói lên tính có căn cứ, tính được chứng minh của tư duy. Luật này đòi hỏi mỗi tư tưởng, mỗi ý nghĩ chân thực, đúng đắn cần phải được chứng minh, phải có đủ căn cứ. Những căn cứ đó có thể là những sự kiện thực tế, có thể là điều đã được khoa học chứng minh và thực tiễn xác nhận. Song cũng có thể bằng con đường lôgíc, tức là dựa vào những chân lý những lý do lôgíc, mà những chân lý, những lý do lôgíc đã được thực tiễn xác nhận là đúng đắn.
Cơ sở của luật lý do đầy đủ là mối liên hệ phổ biến, có tính qui luật các sự vật, hiện tượng trong hiện thực. Mỗi một sự vật, hiện tượng (kết quả) bao giờ cũng được sinh ra từ những sự vật, hiện tượng khác (nguyên nhân).
Chính vì vậy, luật lý do đòi hỏi bất kỳ một tri thức chân thực nào cũng cần phải có căn cứ của nó. Tính có căn là thuộc tính quan trọng của tư duy lôgíc, là đặc điểm cơ bản để phân biệt tư duy khoa học và tư duy phản khoa học.
Trong khoa học, để chứng minh các luận điểm khác nhằm mở rộng tri thức của ta, có thể sử dụng các luận điểm đã được chứng minh, có đầy đủ cơ sở, nhờ đó chúng được coi là đúng đắn. Các giả thuyết, các luận điểm chưa được chứng minh thì không được sử dụng làm luận cứ trong quá trình chứng minh.
Do đó, tuân thủ luật lý do đầy đủ là nhằm bảo đảm tính đúng đắn, tính có thể chứng minh, tính có căn cứ của tư duy.
cũng ngăn cấm chúng ta tiếp nhận tri thức một cách vu vơ, thiếu căn cứ. Tiếp nhận tri thức bằng lòng tin theo kiểu tôn giao hoặc tiếp nhận tri thức trên cơ sở tin đồn, căn cứ vào dư luận, v.v… là vi phạm luật lý do đầy đủ.