08/02/2018, 00:09

Lớp em tổ chức một cuộc thảo luận về một cuốn sách được giới trẻ quan tâm, yéu thích. Em hãy viết bài văn tham gia cuộc thảo luận đó

Hướng dẫn Bông hồng vàng và bình minh mưa của K. Pau-xtốp-xki (NXB Văn học, 2003) “không phải là một công trình nghiên cứu lí thuyết”, “đó là những ghi chép về quan niệm của tôi (nhà văn) đối với nghề văn và kinh nghiệm viết văn của tôi”. Ngoài ra, ...

Hướng dẫn

Bông hồng vàng và bình minh mưa của K. Pau-xtốp-xki (NXB Văn học, 2003) “không phải là một công trình nghiên cứu lí thuyết”, “đó là những ghi chép về quan niệm của tôi (nhà văn) đối với nghề văn và kinh nghiệm viết văn của tôi”. Ngoài ra, tác phẩm còn bao gồm những truyện ngắn đặc sắc của tác giả.

Bông hồng vàng và bình minh mưa của K. Pau-xtốp-xki được mở đầu bằng câu nói nổi tiếng của nhà vãn Sê-đờ-rin: “Văn học nằm ngoài mọi định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Đó là một chân lí sâu sắc, lí giải cho sự tồn tại hàng vạn năm không phai dấu của những tác phẩm văn học cổ. Chọn điểm xuất phát cho cuốn sách của mình như vậy, Pau-xtôp-xki lần lượt trình bày những quan niệm về nghề văn của mình thông qua những tình huông truyện nho nhỏ rồi ngay sau đó trực tiếp phát biếu những ý niệm sâu sắc, đầy tính triết lí. Đó là câu chuyện “Bụi quý” kế về bông hồng vàng mà anh thợ quét rác thành Pa-ri Sa-mét đã chắt chiu gom nhặt tư vô vàn những hạt bụi vàng li ti nằm lẫn trong đông rác thải của những tiệm kim hoàn. Bông hồng vàng anh muôn mang tặng cô gái mà anh yêu mến. Bông hồng vàng được chiết ra từ những giọt máu, giọt tâm hồn tội nghiệp mà cao thượng của anh. Từ hình ảnh bông hồng vàng được tinh luyện ấy, nhà văn nghĩ: “Bông hồng vàng của Sa-mét! Đối với tòi có phần nào là hình tượng tương lai cùa hoạt động sáng tạo cùa chúng ta”. Nói vậy bởi nhà văn cũng phải chắt chiu, chọn lọc vốn sống, ngôn từ,… giống như anh chàng Sa-mét phai gom góp chắt chiu những hạt hụi vàng lấm tàm từ khi chúng còn là những hạt bụi vô danh vô giá trị đê tạo thành một bỏng hồng vàng có một quyền năng tuyệt vời “mang lại hạnh phúc cho bất kì ai có được nó”. Hay câu chuyện về “Chữ đề trên táng phiêu nham”. Một làng chài bình thường nằm sật ven biên, ngày đêm ầm ì nghe tiếng sóng; những người dân bình dị, mộc mạc… có thẻ nói cái làng chài ấy tiêu sơ, hoang vắng như bất kì một cái làng nghèo khó nào chúng ta bắt gặp chôn thôn quê. Nhưng ở chính cái làng ấy, bên bờ biển, có một tảng phiêu nham đề những chữ thế này: “Để tưởng niệm những ai đã bỏ minh và sẽ bỏ mình trên biến cá”. Những con chữ bình dị thôi nhưng nêu ngầm kĩ người ta sẽ giặt mình vì ý tướng cùa nó. “Để tưởng niệm những ai đà bó mình trên biến ca”, nêu dòng chừ là như vậy nó đã gợi nỗi tiếc thương, niềm đau xót cho sô phận những thuỷ thú, những thuyền trưởng đã bât hạnh mà bò minh trên chuyến “Biển đêm” (V. Huy-gô). Nhưng ở đây, tảng đá còn là “Để tưởng niệm những ai sẽ bỏ mình trên biển cả” thì điều đó không binh thường nữa rồi. Con người nơi đây sẵn sàng dôi mặt với hi sinh, tưởng niệm cho cả cái chết có thế sẽ đến với chính mình trong một ngày sắp tới. Đó là tư thế của những con người anh dũng, quả cảm thấu suốt cả tương lai, dù tương lai đó có thể là cái chết và bình tĩnh đón đợi nó. Và bởi tinh thần của con người mà dòng chữ ây gợi nên, Pau-xtôp-xki thốt lên: “Đối với tôi, hàng chữ ấy có nghĩa đại khái như thê này: “Để tưởng niệm những ai đã thắng và sẽ thắng biển này”,… Giá trị của lao động nói chung và công việc viết văn nói riêng dã được Pau-xtốp-xki chiêm nghiệm, suy tưởng từ nhừng câu chuyện, những tình huông như vậy. Nếu muốn bàn về nghệ thuật của cách viết thì ta cần thấỵ rằng thể hiện những vấn đề về lí luận dưới dạng những câu chuyện, những sự việc có tình huống sẽ khiến những vấn đề đó cụ thể, tránh khô khan nêu không muốn nói là hấp dẫn. Nhưng điều cốt lõi là tư tưởng về hoạt động sáng tạo – dù là sáng tạo điều gì đi chăng nữa – của con người trong quan niệm của nhà văn. Đó là những tư tưởng sâu sắc, tiến bộ, thôi thúc con người tiến bước trên con đường khổ luyện của mình.

Những giá trị của văn học được nhà văn cụ thể hơn trong những sáng tác cùa mình. Hãy đọc những “Bình minh mưa”, “Chiếc nhẫn bằng thép”, “Lẵng quả thông”, “Âm nhạc Véc-đi”, “Tuyết”, “Chú bé chăn bò”,… đế cảm nhận được những tâm hồn Nga nồng hậu, thuần khiết, luôn biết vươn lên khỏi những nỗi đau mà hoàn cảnh dội xuống. Đó là nàng Ta-chi-a-na phúc hậu, bao dung con người biết im lặng trước sự nhầm lẫn của chàng lính Ni- kô-lai vì không muốn tước đi niềm hi vọng cuối cùng trong cuộc sống cùa chàng. Là cô gái Xôn-xe-va và những người chiên sĩ trên chiến trường, họ đã biết sống trong sự đồng cảm đê nâng đỡ nhau giữa nỗi đau tưởng như lên đến tột cùng. Đó còn là chú bé chăn bò Ku-đưs-kin với niềm tin dai dẳng vào những chiếc chai thư được thả lênh đênh trên đại dương bão tô,…

Đọc những trang truyện Pau-xtốp-xki ta càng thấm thìa hơn hình ảnh những con búp bê gỗ Ma-tri-ôs-ka: con lớn lồng vào con nhỏ, con nhỏ lồng vào con nhỏ hơn nữa,… cứ thế, cứ thế… Những con người Nga nhân hậu, bao dung họ ôm ấp, yêu thương nhau trong tình yêu thương của những người thân, những người hàng xóm, láng giềng, và thậm chí là của những người gặp nhau lần đầu tiên trong đời. Đó còn là hình ảnh con lật đật Nga không bao giờ gục ngã. Dù ta xoay chuyên, vần quay thê nào, chú lật đật vẫn bật dậy mỉm cười và cất tiếng reo vui… “Bình minh mưa” của cuôn sách đã đưa ta đến thế giới cùa những tâm hồn Nga, “tính cách Nga” lạc quan, yêu đời, hón hậu. Ta học được từ đó những bài học ý nghía vô cùng cho sự sống. Có phải chính bới những điều như vậy mà văn học mang đến cho cuộc dời này nên nó “nằm ngoài mọi định luật băng hoại”?

Còn quá nhiều điều không thể nói hết về “Bông hồng vàng và bình minh mưa” của K. Pau-xtôp-xki. Một vài dòng chữ bé nhó, gian dị có đủ đế nói về một cuốn sách sẽ “không thừa nhặn cái chết” để fsống với muôn đời?

Thu Trang

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0