Anh (chị) hãy bình giảng bài: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch
Hướng dẫn Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Tuy đã có phần bị thất lạc, nhưng đến nay, sự nghiệp thơ của Lí Bạch vẫn còn truyền lại gần một nghìn bài, trong đó có những thi phẩm được coi là kiệt tác. Thơ Lí Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, ...
Hướng dẫn
Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Tuy đã có phần bị thất lạc, nhưng đến nay, sự nghiệp thơ của Lí Bạch vẫn còn truyền lại gần một nghìn bài, trong đó có những thi phẩm được coi là kiệt tác. Thơ Lí Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh phú quí. Ông thường sáng tạo được những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh. Do đó, nhiều người tặng ông danh hiệu "thi tiên".
Trong số những sáng tác xuất sắc nhất của Lí Bạch không thể không kể đến bài thơ tứ tuyệt "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (có nghĩa: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên di Quảng Lãng). Bài thơ này đã được nhà văn Ngô Tất Tố dịch ra tiếng Việt khá thành công theo thể thơ lục bát:
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói,
Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chi thấy dòng sông bên trời.
Như nhiều người đã biết, Lí Bạch có nhiều bạn thuộc những tầng lớp khác nhau. Tình bạn của ông bao giờ cũng nồng hậu, chân thành. Ông luôn yêu Uông Luân – một người bạn nông dân chất phác – và đã từng khẳng định tình cảm của bạn đối với mình là "sâu hơn nghìn thước". Nghe từ bạn thơ Vương Xương Linh gặp chuyện chẳng lành, Li Bạch muốn theo gió chia sẻ với bạn nỗi buồn ("Ta gởi nỗi sâu cho trăng sáng – Theo gió đi về đất Dạ Lang"). Và tuy suốt đời chi gặp Đỗ Phủ một lần, nhưng Lí Bạch cũng không nguôi mong nhớ (“Nhớ anh như sông Vân – Về nam chày dạt dào"). Mạnh Hạo Nhiên là bạn chí cốt của Lí Bạch. Hai người vốn có nhiều điểm tương đồng như đều muốn ra làm quan, nhưng đểu không toại nguyện và đều tìm vui thú ờ chốn non xanh, nước biếc. Đặc biệt, phong cách thơ Mạnh Hạo Nhiên rất gần phong cách thơ Lí Bạch… Bởi vậy, tiễn bạn đi xa (trong điều kiện giao thông còn khó khăn thuở xưa, ai đoán được đến bao giờ mới gặp lại nhau) lẽ nào nhà thơ không lưu luyến?
Mới đọc hai câu đầu của bài thơ:
Cố nhân tây từ Hoảng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu.
(Bạn cũ dời khỏi lầu Hoàng Hạc ở phía Tây
xuôi xuống Dương Châu giũa tháng ba mùa hoa khói).
Ta dễ tưởng đây chi là những câu thơ trần thuật đơn thuần, nhất là khi thấy phần nhiều đểu là những từ ngữ tự sự cụ thể. Nơi đưa tiền là lâu Hoàng Hạc; thời gian đưa tiễn là một ngày tháng ba mùa yên hoa; nơi Mạch Hạo Nhiên đến là Dương Châu. Nhưng đọc kĩ, ngẫm nghĩ cho thấu thì không phải chỉ có những thông tin lạnh lùng kia mà bao trùm lại là nỗi buồn thầm kín mà thấm thía. Chữ "cố nhân" ớ câu thơ đầu được dịch thành chữ "bạn". Tuy không sai, nhưng chưa lột tả được sắc thái biểu cảm của nguyên tác. "Cố nhân" là bạn cũ. bạn đã lâu và hơn nữa phải là người mình đã từng trân trọng và gắn bó. Xa bạn cũ mấy ai không buồn, hơn nữa xa người bạn thân thiết từ lâu thi át nỗi buổn kia phải được nhân lên gấp bội.
Cũng như nhiều cuộc tiễn biệt khác được diễn tà trong thơ Đường, cuộc chia tay này cũng diễn ra trên bờ sông. Nhưng điểm nhìn của người đưa tiễn lại từ lâu Hoàng Hạc. Dường như nhờ đứng trên lầu cao chót vót này, Lí Bạch có thể nhìn được bạn lâu hơn, xa hơn (đăng cao vọng viễn: lên cao nhìn được xa). Và nỗi buỗn xa bạn trước cảnh bao la của đất trời càng thêm thấm thía hơn.
Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn ở hai câu cuối:
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Bóng cánh buồm lè loi xa lẩn trong khoảng không xanh biếc – Chỉ thấy sông Trường Giang chảy miết bên trời). Nếu như hai câu đầu chủ yếu tường thuật cuộc tiễn đưa nghĩa là chủ yếu kể việc, tỉnh cảm của tác giả dường như còn phong lại, thì đến hai câu sau nỗi lòng cùa người đưa tiễn mới mở dần ra, tuy cả bốn câu đều dùng bút pháp lấy cảnh ngụ tình. Ở câu thứ ba, bản dịch thiếu mất chữ "cô", tức là cô đơn lẻ loi. Đây là một từ quan trọng góp phần miêu tả sinh động nội tâm nhà thơ. Ngoài ra, câu thơ dịch này còn để mất ba chữ "bích không tận" tức là làm mất đi cái khoảng không xanh biếc, chất chứa tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và như vậy, câu thơ dịch đã khiến có người đọc hiểu lầm là câu thơ tà cảnh đơn thuần, nhưng thực ra là một câu thơ chứa nặng tâm tình. Hình ảnh ‘bóng cánh buồm cô lẻ xa lẫn trong khoảng không xanh biếc" tạo nên ở người đọc những suy tưởng phong phú. Sự cô đơn của cánh buồm chính là sự cô đơn của Lí Bạch và cũng là sự cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên. Chi bằng một hình ảnh, tác già vừa bộc bạch được lòng mình, vừa miêu tà được nỗi lòng của bạn trong buổi chia phôi.
Đến câu thơ thứ tư, bàn dịch giữ được hình ánh "dòng sông bên trời", nhưng đáng tiếc lại thêm hai chữ "trông theo". Quả là có "trông theo", không "trông theo" sao có thể biết được cánh buổm cô lẻ đang trôi và dòng Trường Giang đang chày ngang trời? Nhưng thêm mấy chữ ấy đã làm lộ ý thơ của Lí Bạch vốn được diễn tả theo Kiều "ý tại ngôn ngoại", và làm mất tính hàm súc vốn là một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường. Trong nguyên tác, nhà thơ không nói đến việc "trông theo", nhưng người đọc ai cũng có thể hỉnh dung tác già đang "trông theo", mà "trông theo" với một sự tập trung cao độ đến nỗi cò thể quên đi tất cà cảnh vật xung quanh thông thường, khi viết về những cuộc biệt li, người ta thường miêu tà cử chi và ngôn ngữ của người ra đi cũng như người đưa tiễn. Nhưng ở bài thơ này, Lí Bạch đã không làm như vậy; tiễn đưa mà không có những giọt lệ tiễn biệt, không có những lời lâm li, lưu luyến, phúng là nhà thơ đã phá vỡ hệ thông ngôn từ, cách kể và cách tả cành chia li quen thuộc. Sự phá vỡ ấy đã tạo nên một bài thơ đặc sắc. Tuy không nói đến người đưa tiễn và cũng chi nói rất it về người ra đi, thế nhưng, kì diệu thay, tình cảm quyến luyến đối với bạn, nỗi buồn chia li của nhân vật trừ tình – người đưa tiễn, vẫn được biểu hiện sâu sắc đậm đà. Hồn câu thơ khiến người đọc có thể hình dung rất rõ hinh ảnh tác già. Từ trên lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đăm đắm nhìn mãi theo con thuyên cô lẻ đưa bạn ra đi, và khi cánh buồm nhỏ dần rổi mất hút vào khoảng không xanh biếc phía xa thẳm, ông vẫn vọng theo dẫu chỉ còn thấy dòng Trường Giang chảy miết ngang qua bầu trời. Nỗi buồn xa bạn của nhà thơ cứ lớn dần theo thời gian, lan toả vào không gian bát ngát.
Thu Trang