Lợi thế khi thi trắc nghiệm môn toán

Theo GS Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ), thi trắc nghiệm đòi hỏi ở thí sinh một số kỹ năng mới. Chẳng hạn thay bằng giải bài để tìm ra lời giải chính xác, nhiều khi chỉ cần ước lượng là đủ. Ví dụ có 4 câu trả lời là A (0), B (1), C (2), D (3), nếu thí sinh ước lượng được đáp số là giữa 1,5 và 2,5, thì lời ...

Theo GS Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ), thi trắc nghiệm đòi hỏi ở thí sinh một số kỹ năng mới. Chẳng hạn thay bằng giải bài để tìm ra lời giải chính xác, nhiều khi chỉ cần ước lượng là đủ. Ví dụ có 4 câu trả lời là A (0), B (1), C (2), D (3), nếu thí sinh ước lượng được đáp số là giữa 1,5 và 2,5, thì lời giải đúng là C, không cần phải giải bài toán một cách chính xác, một việc làm có thể tốn nhiều thời gian hơn.

“Kỹ năng loại bỏ những lời giải trông quá vô lý cũng quan trọng, vì khi bài toán quá khó, thí sinh phải đoán thì ít nhất cũng tăng được khả năng đoán trúng một cách đáng kể. Các kỹ năng này trong cuộc sống quan trọng không kém kỹ năng giải được bài toán một cách trọn vẹn. Mặt khác thi trắc nghiệm có lợi thế là tổ chức và chấm thi đơn giản gọn nhẹ, tránh sai sót. Thi trắc nghiệm rất thông dụng ở Mỹ, chẳng những trong những cuộc thi đại trà như SAT, mà cả trong rất nhiều cuộc thi cho học sinh năng khiếu”, GS Văn nhận xét.
Cũng theo GS Văn, cái khó đầu tiên của việc tổ chức thi trắc nghiệm ở VN là khâu ra đề: “Đây là cả một ngành công nghiệp. Ở Mỹ có những trung tâm lớn chuyên sản xuất đề bài cho các cuộc thi trắc nghiệm, sao cho phủ được những kiến thức cơ bản nhất học sinh cần có mà vẫn đòi hỏi thí sinh một khả năng tư duy nhất định, tránh được nạn học vẹt”.
 
Còn GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN, chia sẻ: “Trắc nghiệm có cái lý của nó. Ra đời, người ta thường cần khả năng quyết định nhanh, và gần đúng, hơn là tính rất đúng nhưng quá muộn. Tức là cần khả năng “chọn phương án nhanh” theo kiểu trắc nghiệm”.
 
 
Quý Hiên (ghi)- Theo Thanh Niên
0