24/05/2018, 23:22

Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh ...

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

Đối với doanh nghiệp và người lao động:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị tr­ường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp:

- Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại.

- Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.

- Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

- Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngư­ời lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo.

Đối với nhà nước:

- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa.

- Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ.

- Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ.

+ Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận và mỗi cách lại có những nội dung kinh tế khác nhau. Dưới đây là một số cách tính tỷ suất lợi nhuận:

+ Tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh:

Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trước hoặc sau thuế đạt được so với số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ (gồm có vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân) hoặc vốn chủ sở hữu.

Công thức:

Trong đó: - Tsv: Là tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

- P: Là lợi nhuận thu được trong kỳ (có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế)

- Vbq: Là vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ hoặc vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua đây có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp thích ứng nhằm tận dụng mọi khả năng sẵn có, khai thác sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của mình.

Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp mình hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Bằng việc so sánh hai tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu từ đó doanh nghiệp sẽ tìm cách phấn đấu nâng cao được mức tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

+ Tỷ suất lợi nhuận giá thành:

Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận (trước hoặc sau thuế) thu được từ tiêu thụ sản phẩm và giá thành sản phẩm tiêu thụ.

Công thức:

Trong đó: - Tsg: Là tỷ suất lợi nhuận giá thành

- P: Là lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm cung ứng dịch vụ trước hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Zt: Là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Nó cũng cho thấy được hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm so với doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm-dịch vụ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Trong đó: - Tst: Là tỷ suất lợi nhuận doanh thu

- P: Là lợi nhuận trước hoặc sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- T: Là doanh thu thuần trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm-dịch vụ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Công thức này cũng cho thấy để tăng được tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng một mặt phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, mặt khác phải phấn đấu hạ giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận tuyệt đối của một đơn vị sản phẩm tiêu thụ.

0