Liên minh Trung tâm
Bản đồ thế giới các nước tham chiến trong thế chiến thứ nhất, Phe Liên minh màu cam, Phe Hiệp ước màu xanh và các nước trung lập màu xám Bản đồ Châu Âu trong thế chiến thứ nhất, Phe Liên minh màu hồng, Phe Hiệp ước màu xám và các nước ...
Bản đồ thế giới các nước tham chiến trong thế chiến thứ nhất, Phe Liên minh màu cam, Phe Hiệp ước màu xanh và các nước trung lập màu xám
Bản đồ Châu Âu trong thế chiến thứ nhất, Phe Liên minh màu hồng, Phe Hiệp ước màu xám và các nước trung lập màu vàng
Sau cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, Đế quốc Đức được thành lập và trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa tư bản. Đế quốc Đức ngày càng phát triển về mọi mặt, thậm chí vượt mặt các đế quốc Anh, Pháp ở nhiều lĩnh vực, có tiềm lực về kinh tế và quân sự rất mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa nên mâu thuẫn giữa Đức và Anh-Pháp ngày càng sâu sắc. Trong khi đó, Đế quốc Áo-Hung lại đang trên con đường suy thoái, nhiều vùng đất của Đế quốc Áo-Hung đang bị Anh-Pháp dòm ngó, đồng thời Đế quốc Áo-Hung cũng muốn bành trướng lãnh thổ ở Balkan nên trong hoàn cảnh đó Đức và Áo-Hung đã liên kết lại. Ngày 7 tháng 10 năm 1789, Đức và Áo-Hung đã đi đến thành lập một liên minh và đến ngày 20 tháng 5 năm 1882 phe Liên minh được chính thức thành lập với sự tham gia của Ý, một nước vừa thống nhất vào năm 1860 và đang muốn có tiếng nói lớn hơn trên thị trường Châu Âu. Mục tiêu thành lập của phe Liên minh, như đã nói ở trên, là liên minh lại chống hai đế quốc đang làm chủ Châu Âu và có rất nhiều thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ là Anh và Pháp. Ngoài ra Ý và Áo-Hung cũng có mâu thuẫn với Nga và một số nước đồng minh của Nga như Serbia, Romania. Sự thành lập của phe Liên minh báo hiệu một cuộc chiến tranh đế quốc sắp xảy ra nhằm chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.
Các nước trong tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ở 3 mặt trận chính đều diễn ra ở Châu Âu: mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó, mặt trận phía nam bị chia nhỏ thành nhiều chiến trường như chiến trường Balkan, chiến trường Ý, chiến trường Kavkaz và chiến trường Trung Cận đông. Trong khi vai trò của các nước phe Hiệp ước tương đối đồng điều thì phe Liên minh chỉ trông cậy vào Đức vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất còn các nước còn lại như Áo-Hung, Ottoman đều có quân đội và nền kinh tế lạc hậu hơn nhiều so với các nước phe Hiệp ước. Nước tham chiến đầu tiên trong phe Liên minh là Đế quốc Áo-Hung (tuyên chiến với Serbia ngày 28 tháng 7 năm 1914), tiếp theo là Đức (1 tháng 8 năm 1914), Đế quốc Ottoman (tháng 10 năm 1914) và cuối cùng là Bulgaria (tháng 10 năm 1915).
Đế quốc Đức
Ngày 1 tháng 8 năm 1914 Đức tuyên chiến với Nga, chính thức nhảy vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc chiến này, Đức tham gia ở cả ba chiến trường trong đó quân lực chính tập trung chủ yếu ở mặt trận phía Tây đối đầu với liên quân Anh-Pháp, mặt trận phía Đông quân Đức đối đầu với Nga và mặt trận Ý cùng với Áo-Hung chống lại Ý.
Mặt trận phía Đông và mặt trận Ý chỉ là thứ yếu nhưng bắt Đức phải căng sức đánh nhiều mặt trận, không thể giải quyết dứt điểm từng mặt trận được và tình trạng này diễn ra cho đến 7 tháng 11 năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, mặt trận Đông Âu biến mất và mặt trận Ý đã biến mất trước đó nhưng đến lúc này lực lượng của Đức đã dần cạn.
Đế quốc Áo-Hung
Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, trở thành nước đầu tiên trong phe Liên minh tham gia Đệ nhất thế chiến. Trong giai đoạn đầu, quân Áo-Hung tham chiến ở hai mặt trận là đánh nhau với Serbia và phòng thủ Galicia trước sự tấn công của quân Nga. Đến tháng 5 năm 1915 khi Ý tham chiến thì Áo-Hung lại phải đánh nhau với Ý ở mặt trận phía Nam.
Đế quốc Ottoman
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Đế quốc Ottoman được cả hai phe tham chiến lôi kéo nhưng vì những mâu thuẫn với Anh, Pháp nên Đế quốc Ottoman gia nhập phe Liên minh. Ngày 23 tháng 10 năm 1914, hạm đội Thổ Nhĩ Kì tại Biển Đen bất ngờ bắn phá vùng bờ biển của Nga nên đến ngày 5 tháng 11 năm 1914 các nước phe Hiệp ước gồm Anh, Nga, Pháp tuyên chiến với Đế quốc Ottoman. Đế quốc Ottoman chính thức tham gia vào Đệ nhất thế chiến.
Bulgaria
Ngay từ đầu cuộc chiến Bulgaria đã là mục tiêu lôi kéo của cả hai bên tham chiến. Sau đó các nước phe Liên minh hứa sẽ ủng hộ Bulgaria lấy lại những lãnh thổ mà họ đã mất sau cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ hai nên Bulgaria hứa sẽ tham gia chiến tranh theo phe Liên minh. Ngày 11 tháng 10 1915 Bulgaria tấn công Serbia và chính thức tham gia vào cuộc Thế chiến thứ nhất.
Wilhelm II, Franz Joseph, Mehmed V, Sa hoàng Ferdinand: Bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của phe
Flag of the German Empire.svg Đế quốc Đức
* Wilhelm II - Hoàng đế Đức
* Helmuth Johann Ludwig von Moltke - Tham mưu trưởng quân đội Đức (1914)
* Erich von Falkenhayn - Tham mưu trưởng quân đội Đức (1914-1916)
* Paul von Hindenburg - Tham mưu trưởng quân đội Đức (1916-1918)
* Reinhard Scheer - Chỉ huy trưởng hạm đội biển Bắc
* Erich Ludendorff - Phó tham mưu quân đội Đức
Flag of Austria-Hungary 1869-1918.svg Đế quốc Áo-Hung
* Franz Josef I - Hoàng đế Áo-Hung (1914-1916)
* Karl I - Hoàng đế Áo-Hung (1916-1918)
* Conrad von Hötzendorf - Tham mưu trưởng quân đội Áo-Hung (1914-1917)
* Arthur Arz von Straussenburg - Tham mưu trưởng quân đội Áo-Hung (1917-1918)
* Anton Haus - Tham mưu trưởng hải quân Áo-Hung
* Maximilian Njegovan - Tham mưu trưởng hải quân Áo-Hung
Ottoman Flag.svg Đế quốc Ottoman
* Mehmed V - Hoàng đế Ottoman
* İsmail Enver - Tham mưu trưởng quân đội Ottoman
* Mustafa Kemal Atatürk
Flag of Bulgaria (bordered).svg Bulgaria
* Ferdinand I - Sa hoàng Bulgaria
* Nikola Zhekov - Tham mưu trưởng quân đội Bulgaria
* Vladimir Vazov
Bắt đầu từ đầu năm 1918, sau khi Đức mở liên tiếp 4 chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Pháp nhưng thất bại vì lực lượng đã cạn và tinh thần chiến đấu của quân đội đã giảm sút (Xem Tổng tấn công mùa xuân 1918). Tháng 7 năm 1918, 65 vạn quân Mỹ đổ bộ lên Châu Âu, báo hiệu sự kết thúc của Thế chiến thứ nhất. Liên quân Anh, Pháp, Mỹ liên tiếp mở các đợt tấn công lớn và đập tan nhiều phòng tuyến của quân Đức như phòng tuyến sông Marne (18 tháng 7), phòng tuyến sông Sein (8 tháng 8) và phòng tuyến Saint Mehiel (12 tháng 9). Đức phải bỏ chạy khỏi Bỉ, Pháp (xem Đợt phản công một trăm ngày). Các nước đồng minh của Đức trong phe Liên minh cũng bị tấn công dồn dập và lần lượt ra đầu hàng:
* Ngày 29 tháng 9 năm 1918, Bulgaria đầu hàng.
* Ngày 30 tháng 10 năm 1918, Đế quốc Ottoman đầu hàng.
* Ngày 2 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng.
* Ngày 11 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Đức đầu hàng sau khi vua Wilhelm II thoái vị và chạy trốn sang Hà Lan ngày 9 tháng 11 năm 1918.
Sau khi đế quốc Đức đầu hàng, phe cũng chính thức tan rã theo vào ngày 11 tháng 11 1918.
Biểu đồ thể hiện tổn thất về quân đội của phe Liên minh
Ngày 28 tháng 6 năm 1919, tại Versailles, Pháp, Hòa ước Versailles đã được kí kết giữa Đức và các nước thắng trận với những điều khoản về lãnh thổ và bồi thường chiến phí vô cùng nặng nề mà Đức phải gánh chịu. Ngay sau đó, các nước bại trận khác trong phe Liên minh lần lượt kí các hòa ước khác với các nước thắng trận và các hòa ước này được gọi chung là hệ thống hòa ước Versailles:
* Hòa ước Saint-Germain với Áo vào ngày 10 tháng 9 năm 1919.
* Hòa ước Neuilly với Bulgaria vào ngày 27 tháng 11 năm 1919.
* Hòa ước Trianon với Hungary vào ngày 4 tháng 6 năm 1920.
* Hòa ước Sèvres với Đế quốc Ottoman vào ngày 10 tháng 8 năm 1920.
* Flag of Austria-Hungary 1869-1918.svg Đế quốc Áo-Hung
* Flag of Bulgaria (bordered).svg Vương quốc Bulgaria
* Flag of the German Empire.svg Đế quốc Đức
* Ottoman Flag.svg Đế quốc Ottoman