Liên minh châu ÂU (EU)
Liên minh châu ÂU (EU) Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”. ...
Liên minh châu ÂU (EU)
Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”.
Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”. Ngày 25-3-1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (ÊC). Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. (1)
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
Cơ cấu tổ chức EU gồm năm cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
Hình 20. Lược đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu (2007)
Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3-1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) đã được phát hành, và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
Như vậy, đến cuối thập niên 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới. Năm 1990, quan hệ EU-Việt Nam được chính thức thiết lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.