18/06/2018, 15:38

Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)

GS.TS. Song Jung Nam Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc I. MỞ ĐẦU Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, ...

Nam_tien

GS.TS. Song Jung Nam
Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc

I. MỞ ĐẦU

Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, nguyên nhân thứ hai là dãy Trường Sơn.

Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.

van lang au lac

Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn. Kết quả là Việt Nam và Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống bất chấp quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.

Dù thế, trong lịch sử, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào không hẳn đều tốt đẹp. Dưới triều đại Hậu Lê hay triều đại nhà Nguyễn, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ ở phía Đông Bắc Lào với vùng biên giới của mình. Tuy nhiên, mức độ và số lần căng thẳng về chính trị không nhiều và sâu sắc, đất chiếm lĩnh thì chưa được khai thác, dân số của Lào ít nên sau khi chiếm lĩnh được cũng không đủ lực lượng lao động tại chỗ để khai thác. Hơn nữa, có nhiều lý do nên không thu hút được dân nước mình khai thác vùng đất đó nên việc tiến sang Lào của Việt Nam không dễ dàng. Tương tự, triều Nguyễn đã lấy đất của Lào và nhập vào lãnh thổ của mình 6 trấn là Trấn Man, Trấn Biên, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên và rồi trả lại cho Lào khi Pháp tiến vào (2).

Vì khó tiến lên phía Tây Bắc nên Việt Nam tiến về phía Nam là một kết quả tất yếu. Ở đây, so với các nước ở phía Nam, Việt Nam chiếm ưu thế về sức mạnh, so với phía Tây Bắc thì không tồn tại trở ngại nào, sau khi chiếm lĩnh có thể khai thác mở rộng bằng lực lượng lao động phong phú tại chỗ. Không những thế, về mặt địa lý, phía Nam nối liền với đường biển rất thuận tiện nên dễ tiến hơn đường bộ. Việc chinh phục được Champa hiếu chiến là đỉnh cao của vị thế và sự phát triển của Việt Nam.

Cũng như lịch sử trường kỳ của Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ mất thời gian dài. Trong thời gian đó, việc mở rộng lãnh thổ bắt đầu từ triều nhà Lý. Bài nghiên cứu này xem xét việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của triều đại hậu Lê, thời kỳ mà công cuộc mở mang lãnh thổ được tiến hành sâu rộng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhà Lý là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoại trừ 100 năm hưng thịnh, còn lại đều là thời kỳ bất ổn. Việc mở rộng lãnh thổ dưới triều đại Lý được hoàn thành trong 260 năm, thời kỳ bất ổn định bởi Trịnh – Nguyễn phân tranh, tức là thời kỳ đối lập và phân chia Nam Bắc.

0