18/06/2018, 15:22

Lịch sử Hồi Giáo

biên dịch: hongsonvh Lược sử về sự hình thành và phát triển của Thế giới Hồi giáo cho đến cuộc thập tự chinh lần I Vùng Arab và sự phát triển của Trăng lưỡi liềm.( cờ của người Hồi) Năm 570 -> 632 Cuộc đời của nhà tiên tri Mohamed. Năm 632 -> 661 Các vua Hồi ...

Angus-McBride_Umayyads

biên dịch: hongsonvh

Lược sử về sự hình thành và phát triển của Thế giới Hồi giáo cho đến cuộc thập tự chinh lần I

Vùng Arab và sự phát triển của Trăng lưỡi liềm.( cờ của người Hồi)

Năm 570 -> 632 Cuộc đời của nhà tiên tri Mohamed.
Năm 632 -> 661 Các vua Hồi giáo giòng Rashidun như Abur Bakr, Uthman, Umar, Ali.
Năm 633 Các cuộc nổi loạn bị đè bẹp ở Iraq, 642 Xâm chiếm Ai cập
Năm 643 ->707 Xâm chiếm Bắc Phi

Iran

Năm 643 ->650 Xâm chiếm toàn bộ Iran, trừ vùng duyên hải phía Nam biển Caspian
Năm 652 Hoàng Đế cuối cùng của nhà Sassania của Iran ( Đế quốc Batư) chết.

Byzantium
Năm 670-> 677 Cuộc vây hãm đầu tiên của người Hồi giáo vào thành phố Constantinople

Trung á
Năm 650 Cuộc đột kích đầu tiên của người Hồi giáo vượt qua sông Amu Darya.
Năm 675 ->715 Cuộc xâm chiếm Transoxania, lập chiến tuyến đầu tiên.

Thế kỷ thứ 8
Vùng Arab và sự phát triển của Trăng lưỡi liềm.
Năm 744 ->748 Cuộc nổi loạn của người Kharaji theo Hồi giáo chính thống loang rộng
Năm 749 ->750 Giòng Abbasid xâm lược Iraq, Syria và lật đổ vương triều Umayyad rồi lập nên vương triều Hồi giáo Abbasid.
Năm 763 Thành lập thành phố Baghdad

Ai cập và Bắc phiNăm 788 Vương triều Idrisid dành được độc lập ở Morocco

Iran
Năm 747 Bắt đầu cuộc nổi loạn của người giòng Abbasid ở Khurasan

Byzantium

Năm 712 ->717 Người Hồi giáo bao vây thành phố Constantinople lần thứ 2

Trung á và Ấn độ

Năm 710 -> 713 Người Hồi giáo xâm chiếm vùng hạ thung lũng Indus
Năm 737 người Turk xâm lược vùng Transoxania của người Hồi giáo, nổ ra trận Juzian.

Tây âu:

Năm 711-> 713 Người Hồi giáo xâm chiếm bán đảo Iberia, thành lập ra vùng Andalus của Hồi giáo ở Tây Âu
Năm 732 Nổ ra trận Poitiers

Năm 755 ->756 Abd al Rahman-Hoàng tử sống sót của vương triều Umayyad, năm quyền kiểm soát vùng al Andalus, tỉnh đầu tiên tách ra khỏi sự kiểm soát của vua Hồi giáo.

Vùng Arab và sự phát triển của Trăng lưỡi liềm.

Năm 812 ->813 Cuộc bao vây Baghdad trong thời gian nổ ra cuộc nội chiến của triều Abbasid
Năm 819 Vương triều Ziyadid dành được độc lập ở Yemen.
Năn 836 Thủ đô của vương triều Abbasid được chuyển tới thành phố Samara
Năm 877 Thống đốc Tulunid ở Ai cập xâm chiếm Syria

Ai cập và Bắc phi
Năm 800 Vương triều Aghlabid ở vùng lãnh thổ Tunisia dành được quyền tự trị
Năm 809 Vương triều Aghlabid xâm chiếm Sardinia

Năm 827 ->901 Vương triều Aghlabid xâm chiếm Sicily, đột kích vào Corsica, Ytalia, Pháp.
Năm 846 Vương triều Aghlabid công phá thành phố Rome.

Iran

Năm 820 Vương triều Tahirid ở vùng lãnh thổ Khurasan dành được quyền tự trị
Năm 825 Vương triều Dulayfid ở vùng lãnh thổ Khurdistan dành được quyền tự trị
Năm 864 Vương triều Alid giành được độc lập ở phía Tây Iran.
Năm 867 ->872 Vương triều độc lập Saffarid xâm chiếm phía đông Iran, Afghanistan, rồi đánh bại Vương triều Tahirid và chiếm toàn bộ vùng 

Iran.
Năm 898 -> 930 Vương triều Abbasid phục hồi vùng lãnh thổ ở phía Tây Iran

Byzantium
Thế kỷ thứ 9 Người Hồi giáo và Byzantine thiết lập một chiếm tuyến rộng rãi.

Trung á và Ấn độ

Thế kỷ thứ 9->10 Thống đốc địa phương ở vùng thung lũng Indus tiếp tục trung thành với vương triều Hồi giáo Abbasid.
Năm 874 Vương triều Samanid giành được quyền tự trị tại vùng Transoxania

Phía Tây Âu

Thế kỷ thứ 9 Người Hồi giáo và Thiên chúa giáo thành lập một chiến tuyến rộng lớn ở Andalus.

Vùng Arab và sự phát triển của Trăng lưỡi liềm.

Thế kỷ thứ 10 Vùng trung tâm Arab nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo chính thống Qarmati, vùng Hijaz nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập, Yemem và Oman năm dưới sự kiểm soát của chính quyền địa phương.
Năm 905 Triều đình Abbasid chiếm lại quyền kiểm soát của sự phát triển của Trăng lưỡi liềm.
Năm 929 Vương triều Hamdanid ở vùng lãnh thổ Syria và Lưỡng hà dành được quyền tự trị

Năm 941 Thống đốc Ikhshidid của Ai cập giành được quyền kiểm soát Palesione
Năm 945 Triều Buyid ở Iran xâm chiếm Iraq, vua Hồi giáo triều Abbasid bị giam lỏng trong cung điện.
Năm 969 Người Byzantine chiếm lại Antioch
Năm 971 Triều Buyid của Iran xâm lược Oman và tự đó vùng này nằm trong sự kiểm soát của người Iran.

Năm 929 Vương triều Marwanid ở phía bắc Lưỡng hà ( Diyarbakr ) dành được quyền tự trị.
Năm 991 Triều Buyid của Iran xâm lược phía bắc Lưỡng hà
Năm 996 Vương triều Uqaylid ở phía bắc Lưỡng hà ( Mosul ) dành được quyền tự trị.

Ai cập và Bắc phi

Năm 909 Giòng Fatimid thiết lập một vương triều Hồi giáo đối thủ ở Tunisia và xâm chiếm Sicily cùng với Sardinia
Năm 935 Vương triều Ikhshidid thiết lập nền tự trị tại Ai Cập
Năm 969 Vua Hồi giáo giòng Fatimid chiếm Ai cập
Năm 972 Vương triều Zirid kế thừa các tỉnh Bắc phi, Sicily và Sardinia của vương triều Fatimid.
Năm 975 Trân Sidon
Năm 985 Vương triều Idrisid bị lật đổ tại Morocco bởi những người Berber ở địa phương.

Năm 1017 -> 1173 Yemen bị chia rẽ thành rất nhiều vương quốc độc lập
Năm 1023 Vương triều Mirdasid ở vùng phía Bắc Syria giành quyền tự trị.
Năm 1094 -> 1096 Người Turk Saljuq xâm chiếm tất cả các thành bang ở địa phương ngoại trừ Mazyadid, một thành bang vùng duyên hải của Syria vẫn nắm trong sự kiểm soát của nhà Fatimid.
Năm 1097 Quân lính của cuộc thập tự chinh lần thứ nhất tiến vào Syria
Năm 1098 Triều đình Fatimid tái chính phục Palestine từ tay người Turk Saljuq
Năm 1099 Thập tự quân chiếm Palestine và Jerusalem.

Ai cập và Bắc phi

Năm 1007 Năm 1023 Vương triều Hamadid ở Algeria giành quyền tự trị.
Năm 1050 Bùng nổ phong trào Almoravid ở Mauretania, đột kích vào Gana ( năm 1054), xâm chiếm Morocco ( năm 1056-> 1069), Algeria ( năm 1082).
Năm 1050 -> 1057 Các bộ tộc du mục Banu Hilal di cư về phía Tây và chiếm Libya, Tunisia.

Iran

Năm 1037 -> 1051 Người Turk Saljuq xâm chiếm toàn bộ Iran

Byzantine

Năm 1071 Người Turk Saljuq đánh bại người Byzantine trong trận Manzikirt.
Năm 1072 Người Turk Saljuq được mời vào vùng Anatolia với tư cách đồng minh bởi một phe trong nội chiến Byzantine.
Năm 1077 Tiểu quốc Rum của người Turk Saljuq được thành lập ở trung tâm của vùng Anatolia.
Năm 1079 Vương triều Danishmandid giành được độc lập ở phía Đông vùng Anatolia.

Trung á và Ấn độ

Thế kỷ 11 Khara Khans cai trị vùng Transaxonia như là một chư hầu của người Turk Saljuq.
Năm 1001-> 1024 Vương triều Ghaznawid của Aghanistan đột kích vào Ấn độ và chiếm thung lũng Indus ( nay là Pakistan) và phía Tây của đồng bằng Ganges..

Tây Âu

Năm 1031 Sự sụp đổ của vương quốc Hồi giáo Umayyad và sự thành lập của 15 tiểu quốc Hồi giáo độc lập trên khắp vùng Andalus.
Năm 1085 Tiểu vương Hồi giáo Dhu al Nun sụp đổ và Toleo thất thủ vào tay Alfonso VI xứ Leon ( quốc vương người Thiên chúa giáo)
Năm 1086 Vương triều Almoravid của Morocco gửi tiếp viện tới tất cả các tiểu vương của xứ Andalus, nổ ra trận Zallaca.
Năm 1090 -> 1091 Vương triều Almoravid đã chiếm đóng toàn bộ vùng Andalus ngoại trừ vùng Saragossa và đảo Baleric vẫn còn nằm trong tay vương triều Hudid.

( các thông tin sưu tầm từ Osprey – The Armies of Islam 7th-11th Centuries)

Một số triều đại Hồi giáo huy hoàng từ thế kỷ thứ 7 -> thế kỷ 13

Triều đại nhà Umayyad

Umayyad Caliphate là Triều đại thứ hai trong bốn Triều đại chính của người Arab được thành lập sau cái chết của Muhammad. Nó đã được cai trị bởi các thành viên của nhà Umayyad xuất phát từ Umayya ibn Abd Shams-ông nội của khalip ( Vua Hồi) Umayyad đầu tiên. Mặc dù thủa ban đầu gia đình Umayyad đến từ thành phố Mecca, nhưng Damascus mới là thủ đô của Vương quốc Hồi giáo này. Vào lúc đỉnh cao nhất của nó, nó có diện tích hơn năm triệu dặm vuông và là một trong 5 đế quốc lớn nhất thế giới. Sau khi Vương triều Umayyad bị lật đổ bởi Abbasid Caliphate, những người còn sống sót chạy trốn qua Bắc Phi để đến Al-Andalus, nơi họ thành lập Vương quốc Hồi giáo Córdoba, vương quốc này kéo dài cho đến năm 1031.

Nguồn gốc

Theo truyền thống, gia đình Umayyad (còn được gọi là Abd Banu-Shams) và nhà tiên tri Muhammad có nguồn gốc từ một tổ tiên chung, ban đầu Abd Manaf ibn Qusai và Muhammad đều đến từ thành phố Mecca. Muhammad truyền qua Abd Manāf tới Hashim-con trai của ông ta, trong khi Umayyads lại được Abd Manaf truyền qua một người con trai khác, Abd-Shams, có con trai là Umayya. Do đó hai gia đình được coi là hai thị tộc khác nhau (tương ứng là nhà Hashim và nhà Umayya) trong cùng một bộ tộc (Quraish). Tuy nhiên các sử gia người Shia đã chỉ ra rằng Umayya là một con trai nuôi của Abd Shams vì vậy ông không phải là dòng máu của Abd Manaf ibn Qusai. Sau đó Umayya bị loại bỏ ra khỏi các gia đình quý tộc. 

Trong khi đó thì giữa người Umayyads và người Hashimites có thể có hận thù giữa hai gia tộc trước khi Muhammad thành danh, Sự cạnh tranh trở thành một sự thù địch giữa các bộ tộc nghiêm trọng sau trận chiến Battle of Badr. Trong cuộc chiến ba nhà lãnh đạo hàng đầu của gia tộc Ummayyad (Utba ibn Rabi’ah, Walid ibn Utba và Shaybah) bị giết bởi người nhà Hashmites (Ali, Hamza ibn ‘Abd al-Muttalib và Ubaydah) trong một trận cận chiến ba đấu ba. Sự kiện này đã kích thích sự chống đối của Abu Sufyan ibn Harb-cháu trai của Umayya với Muhammad và đạo Hồi. Abu Sufyan tìm cách tiêu diệt các tín đồ của các tôn giáo mới bằng cách tiến hành một cuộc chiến với người Hồi giáo lúc này có trụ sở tại Medina chỉ một năm sau trận Battle of Badr. Ông ta tiến hành chiến dịch này để trả thù cho thất bại tại Badr. Theo các học giả thì trận Uhud là thất bại đầu tiên của người Hồi giáo, và họ đã phải chịu thiệt hại lớn hơn so với người Mecca. Tuy nhiên trong vòng năm năm sau thất bại của ông trong Trận Uhud, Muhammad đã nắm quyền kiểm soát Mecca và công bố một lệnh ân xá chung cho tất cả. Lo sợ cho cuộc sống của họ và lòng thù hận từ người Hồi giáo, Abu Sufyan và vợ của ông ta đã gia nhập Hồi giáo vào đêm trước khi Mecca bị chinh phục và con trai của họ (Muawiyah I-vị vua Hồi giáo trong tương lai) cũng làm vậy. Những người chinh phục Mecca đã trấn áp nhà Ummayyads vào thời gian sau đó và càng làm dấy lên lòng căm thù của họ ( nhà Ummayyad ) đối với nhà Hashmites và rồi đây lại là kết quả của trận đánh giữa Muawiyah I và Ali dẫn đến việc Husayn ibn Ali cùng với gia đình và vài người bạn đã bị sát hại theo mệnh lệnh của Yazid ibn Muawiyah sau trận Karbala.

Hầu hết các sử gia đều xem Caliph Muawiyah (661-80) là vị vua thứ hai của triều đại Umayyad, mặc dù ông này là người đầu tiên khẳng định quyền cai trị của Umayyads trên một nguyên tắc triều đại. Thực sự thì vị vua Hồi giáo thứ nhất là Uthman Ibn Affan (644-656), một thành viên của gia tộc Ummayyad, người đã chứng kiến sự hồi sinh và sau đó là uy thế của gia tộc Ummayyad trước những hành lang quyền lực. Uthman, trong suốt triều đại của mình, đặt một số thành viên đáng tin cậy của các gia tộc của mình tại các vị trí nổi bật và mạnh mẽ trên toàn thành bang. Đáng chú ý nhất là việc bổ nhiệm Marwan ibn al-Hakam, người anh em họ đầu tiên của Uthman, là cố vấn hàng đầu của ông, việc này đã tạo ra một khuấy động trong gia tộc Hashmite của Muhammad, như việc Marwan cùng với cha ông ta là Al-Hakam ibn Abi al-‘As đã vĩnh viễn bị trục xuất khỏi Medina. Uthman cũng đã bổ nhiệm Walid ibn Uqba, người anh em cùng cha với Uthman là thống đốc Kufah, người bị buộc tội bởi gia tộc Hashmites là dẫn đầu cuộc cầu nguyện trong khi bị ảnh hưởng bởi rượu. Uthman cũng tăng quyền của Thống đốc Muawiyah của Syria bằng cách cấp cho ông này quyền kiểm soát một khu vực lớn hơn và bổ nhiệm anh trai nuôi của mình Abdullah ibn Saad là Thống đốc của Ai Cập. Tuy nhiên, vì Uthman không bao giờ có người thừa kế nên ông không được coi là người sáng lập ra triều đại Ummayyad.

Sau vụ ám sát Uthman vào năm 656, Ali-một thành viên của gia tộc Hashimite và một người em họ của Muhammad được bầu làm khalip. Ông đã sớm gặp sự kháng cự từ một số phe phái, do thiếu kinh nghiệm chính trị của ông. Lo ngại nguy hiểm cho cuộc sống của mình, Ali dời đô từ Medina tới Kufa. Kết quả là một cuộc xung đột, kéo dài từ năm 656 đến 661, được gọi là First Fitna (“Nội chiến đầu tiên”).

Đầu tiên Ali bị phản đối bởi một liên minh do Aisha-vợ của Muhammad và Talhah cùng với Al-Zubayr, Hai trong số những người đi cùng Muhammad. Hai bên đụng độ tại Trận Battle of the Camel tại 656, nơi mà Ali giành được một chiến thắng quyết định.

Ali bị ám sát năm 661, dường như bởi một thành viên của băng đả.ng Kharijite. Muawiyah hành quân đến Kufa, nơi ông đã thuyết phục một số người ủng hộ Ali công nhận ông ta là khalip thay vì Hasan-con trai của Ali. Sau khi nắm quyền lực, Muawiyah chuyển thủ đô của vương quốc Hồi giáo ở Damascus. Syria sẽ vẫn là căn cứ của sức mạnh của nhà Umayyad cho đến khi triều đại này kết thúc vào năm 750 AD. Tuy nhiên, nhà Ummayyad lại hồi sinnh ở Cordoba (Al Andalus, ngày hôm nay của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) dưới hình dạng một Tiểu vương Hồi giáo và sau đó là một vương quốc Hồi giáo, vương quốc này kéo dài cho đến năm 1031 AD. Nhưng chưa hết nhà Ummayyad tiếp tục sự cai trị của người Hồi giáo ở Iberia trong vòng một 500 năm sau đó trong hình thái của một số các tiểu quốc Hồi giáo như: vương quốc Taifas, Berber và Vương quốc Granada cho tới thế kỷ 16.

Trong năm 712, Muhammad bin Qasim, Một vị tướng nhà Umayyad khởi hành bằng đường thủy từ khaleej tiến tới Sindh và chinh phục cả vùng Sindh và vùng Punjab dọc theo sông Indus. Cuộc chinh phục các vùng Sindh và Punjab là tiền đề cho nhà nước Pakistan ngày nay. Mặc dù cuộc viễn chinh là rất tốn kém, nhưng nó đã thu được thành công lớn cho Quốc vương Hồi giáo Umayyad về mặt lãnh thổ. Tuy nhiên, một lợi ích lớn hơn nữa là nó đã chặn lại bước tiến của Vương quốc Hindu Rajput ở phía bắc Ấn Độ.

Trong giai đoạn sau của sự tồn tại của nó ( nhà Ummayyad ) và đặc biệt là từ năm 1031 AD trong hệ thống của tiểu vương Hồi giáo Ta’ifa (Princedoms ?) ở nửa phía nam của bán đảo Iberia, Tiểu vương hay còn gọi là Vương quốc Hồi giáo Granada đã duy trì được nền độc lập của nó phần lớn là do chấp nhận Triều cống cho vương quốc Kitô giáo ở phía Bắc và vương quốc Kitô giáo này bắt đầu mở rộng dần về phía nam từ năm 1031.

Sự cai trị của người Hồi giáo cai trị ở Iberia chỉ kết thúc vào ngày 02 tháng 1 năm 1492 với vương quốc Nasrid của Granada bị chinh phục. Vua Hồi giáo cuối cùng của Granada-Muhammad XII hay thường được gọi là Boabdil, đã chấp nhận đầu hàng trước nhà vua Ferdinand II của xứ Aragon và nữ hoàng Isabella I của xứ Castile-Vua Công Giáo – los Reyes Católicos.

Lịch sử ( những triều vua thuộc nhà Umayyad)

Triều đại Sufyanid

Triều đại của cá nhân Muawiyah được gọi là “Sufyanid” (con cháu của Abu Sufyan), trị vì từ năm 661-684, cho đến khi Muawiya II-cháu của ông lên ngôi. Triều đại của Muawiyah I được đánh dấu bằng việc ổn định nội bộ và mở rộng ra bên ngoài. Về mặt nội bộ, chỉ có một cuộc nổi loạn lớn được ghi nhận, đó là của Adi ibn Hujr tại Kufa. Hujr ibn Adi hỗ trợ cho đòi hỏi của con cháu của Ali về ngôi vị quốc vương Hồi giáo, nhưng cuộc nổi loạn của ông đã dễ dàng bị đàn áp bởi viên thống đốc của Iraq, Ziyad ibn Abi Sufyan.

Muawiyah cũng khuyến khích sống chung hòa bình với các cộng đồng Kitô hữu của Syria và một trong những cố vấn thân cận nhất của ông là Sarjun, cha của John của Damascus. Đồng thời, ông không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh chống đế quốc Byzantine. Trong suốt triều đại của ông, các đảo Rhodes và Crete đã bị chiếm đóng và một số cuộc tấn công đã được tiến hành nhằm vào Constantinople. Muawiyah cũng giám sát việc mở rộng quân sự ở Bắc Phi (nền tảng của vùng Kairouan) và ở Trung Á (các cuộc chinh phục nhằm vào Kabul, Bukhara và Samarkand). 

Sau cái chết của Muawiyah tại 680, ông được kế vị bởi Yazid I-con trai ông. Việc thừa kế ngôi vị của Yazid đã bị phản đối bởi một số người Hồi giáo nổi bật, đặc biệt là Abd-Allah ibn al-Zubayr, con trai của một trong những đồng minh của Muhammad và Husayn ibn Ali, cháu trai của Muhammad và con trai của Ali. Cuộc xung đột kết quả được biết đến như là Fitna ( nội chiến) thứ hai. 

Trong 680 Ibn al-Zubayr và Husayn bỏ chạy khỏi Medina và đến Mecca. Trong khi Ibn al-Zubayr vẫn ở lại Mecca cho đến khi ông chết, Husayn quyết định đi đến Kufa để tập hợp sự ủng hộ. Tuy nhiên, theo mệnh lệnh của Yazid, một quân đội Umayyad lớn (truyền thuyết đề cập lên đến 70.000 người) đã chặn đánh và tàn sát không thương tiếc Husayn, các thành viên gia đình và đồng minh của ông trong trận Karbala. Khoảng 72 người trong nhóm của Husayn bao gồm chính bản thân ông ta cùng với phụ nữ, trẻ em và người già cùng với đứa con nhỏ sáu tháng tuổi của ông đã bị giết chết. 

Sau cái chết của Husayn, Ibn al-Zubayr, lúc này còn lại ở Mecca, đã liên kết với hai lực lượng đối lập, một có căn cứ ở Medina và một nữa là những người Kharijites tại Basra và Arabia. Năm 683, Yazid phái một đội quân đi để chinh phục cả hai địa điểm trên. Quân đội của Yazid đã đánh bại phe đối lập ơt Medina trong trận al-Harra và tiếp tục vào bao vây thánh địa Mecca. Trong cuộc bao vây, Kaaba đã bị phá hủy bởi lửa cháy. Việc tiêu hủy Kaaba trở thành một nguyên nhân chính cho sự chỉ trích nhằm vào Triều đại Umayyads bởi những nhà chép sử sau này. 

Yazid đã chết trong khi cuộc bao vây vẫn còn dở dang và quân đội Umayyad trở về Damascus, mặc cho Ibn al-Zubayr chiếm lại quyền kiểm soát Mecca. Yazid được thừa kế bởi Muawiya II (683-84)-người con trai đầu tiên của ông, nhưng có vẻ như ông này không bao giờ được công nhận là một vị vua Hồi giáo ở những vùng bên ngoài Syria. Hai phe ra sức tập hợp lực lượng tại Syria: Liên minh của Qays ( the Confederation of Qays), những người ủng hộ Ibn al-Zubayr, và Quda’a, những người ủng hộ Marwan, một hậu duệ của giòng Umayya qua Umayyah ibn Wa’il. Những người ủng hộ Marwan đã chiến thắng trong một trận chiến tại Marj Rahit gần Damascus vào năm 684 và ngay sau đó Marwan trở thành vua Hồi giáo. 

Triều đại Marwanid

Nhiệm vụ đầu tiên của Marwan là để khẳng định sức mạnh của mình để chống lại những tuyên bố của Ibn al-Zubayr, đối thủ của mình, người tại thời điểm này được công nhận là vua Hồi giáo trong suốt hầu hết thế giới Hồi giáo. Marwan tái chiếm Ai Cập cho Triều đình Umayyads nhưng sau đó ông đã chết vào năm 685 trong khi mới trị vì chỉ có chín tháng.

Marwan được kế vị bởi con trai ông, Abd al-Malik (685-705), người kiểm soát Triều Umayyad và ra sức củng cố lại vương triều hồi giáo của mình. Thời gian đầu của triều đại Abd al-Malik được đánh dấu bởi cuộc nổi dậy của Al-Mukhtar nổ ra tại Kufa. Al-Mukhtar hy vọng sẽ đưa Muhammad ibn al-Hanafiyyah-một con trai của Ali lên làm quốc vương Hồi giáo, mặc dù bản thân Ibn al-Hanafiyyah có thể đã không có liên quan đến cuộc nổi dậy này. Quân của al-Mukhtar đã tham chiến với quân của nhà Umayyads vào năm 686 tại sông Khazir ở gần Mosul trận này là một thất bại cho nhà Umayyad nhưng Ibn al-Zubayr cũng bị thua trận vào năm 687, và sau đó cuộc nổi dậy của al-Mukhtar đã bị dẹp tan. Năm 691, quân đội của nhà Umayyad đã chinh phục Iraq và trong năm 692 đã chiếm Mecca. Ibn al-Zubayr bị giết trong cuộc tấn công này. 

Sự kiện lớn thứ hai ở đầu triều đại đầu của Abd al-Malik là việc xây dựng Nhà thờ Hồi giáo bằng đá (Dome of the Rock ) ở Jerusalem. Mặc dù niên đại của việc xây dựng này vẫn còn là điều chưa chắc chắn, nó dường như đã được hoàn thành vào năm 692 có nghĩa là nó đã được xây dựng trong thời gian nổ ra cuộc xung đột với Ibn al-Zubayr. Điều này đã khiến một số nhà sử học cả ở thời trung cổ và hiện đại đều cho rằng Dome of the Rock được xây dựng để cạnh tranh với nhà thờ Kaaba lúc này nằm dưới sự kiểm soát của Ibn al-Zubayr như là một điểm đến cho các chuyến hành hương. 

Abd al-Malik được cho là đã có công tập trung hóa việc quản lý vương quốc của mình và với thiết lập tiếng Ả Rập như là ngôn ngữ chính thức của nó. Ông cũng cho ban hành một tiền Hồi giáo được đúc duy nhất thay thế các đồng tiền của Byzantine và Sasanian được sử dụng trước đó. 

Sau cái chết của Abd al-Malik, con trai của ông, Al-Walid I (705-15) trở thành vua Hồi. Al-Walid cũng tài trợ cho công cuộc xây dựng nhà thờ Hồi giáo Al-Masjid al-Nabawi ở Medina và nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của Damascus. 

Một nhân vật quan trọng trong cả hai triều đại của Walid-al và Abd al-Malik là thống đốc Umayyad của Iraq, Al-Hajjaj bin Yousef. Nhiều người Iraq vẫn chống lại sự cai trị của nhà Umayyad và al-Hajjaj phải đưa quân đội từ Syria đến để duy trì trật tự, ông cho quân đội đồn trú trong Wasit-một thị trấn mới. Lực lượng quân đội này có vai trò quan trọng trong việc đàn áp một cuộc nổi dậy được dẫn dắt bởi một vị tướng Iraq, Ibn al-Ash’ath, vào đầu thế kỷ thứ tám. 

Al-Walid được kế tục bởi anh trai của ông, Sulayman (715-17), người trong thời gian trị vì đã tiến hành một cuộc bao vây kéo dài vào thành phố Constantinople. Thất bại của cuộc bao vây đánh dấu sự kết thúc những tham vọng lớn của người Ả Rập nhằm vào thủ đô của người Byzantine. Tuy nhiên, hai thập niên đầu của thế kỷ thứ tám chứng kiến sự mở rộng liên tục của vương quốc Hồi giáo này ở bán đảo Iberia ở phía tây và vào Trung Á và miền bắc Ấn Độ ở phía đông. 

Sulayman được kế vị bởi người anh em họ của ông, Umar ibn Abd al-Aziz (717-20), người có vị thế độc đáo trong số các khalip của nhà Umayyad. Ông là chỉ cai trị Umayyad đã được công nhận bởi các truyền thống Hồi giáo sau này như là một khalip (Khalifa)chính thống-tức là thiên về làm thủ lĩnh tôn giáo chứ không chỉ đơn thuần là một vị vua thế tục (Malik). 

Umar được cho là đã được vinh danh bởi nỗ lực của ông để giải quyết vấn đề tài chính trong việc khuyến khích dân chúng chuyển sang đạo Hồi. Trong thời gian nhà Umayyad trị vì, đa số người dân sống trong vương quốc Hồi giáo này không phải là người Hồi giáo mà là Thiên chúa giáo, Zoroastrian, Do Thái giáo hoặc một tôn giáo nào đó. Những cộng đồng tôn giáo này đã không bị ép buộc phải chuyển đổi sang đạo Hồi, mà chuyển đổi theo một lý do kinh tế-thuế (jizyah) đã không bị áp đặt vào người Hồi giáo. Tình hình này thực sự có thể đã làm cho việc chuyển đổi sang đạo Hồi gây ra những thâm thủng về mặt ngân sách của vương quốc và có nhiều báo cáo rằng thống đốc các tỉnh tích cực khuyến khích cách chuyển đổi này. Người ta không biết rõ ràng rằng Umar cố gắng giải quyết tình trạng này như thế nào, nhưng có nhiều nguồn miêu tả rằng ông kiên định cách đối xử một cách bình đẳng giữa người Hồi giáo Ả-rập và phi Ả-rập (mawali), và loại bỏ các trở ngại đối với việc chuyển đổi những người phi Ả Rập sang theo Hồi giáo. 

Sau cái chết của Umar Yazid II (720-24)-một con trai của Abd al-Malik, trở thành khalip. Yazid được biết đến với “chỉ dụ iconoclastic” của mình, đây là chỉ dụ ra lệnh phá hủy hình ảnh của Thiên chúa giáo trong lãnh thổ của Vương quốc Hồi giáo này. Năm 720, một cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra ở Iraq, lần này do ibn al-Yazid Muhallab lãnh đạo. 

Hisham và việc cắt giảm mở rộng các hoạt động quân sự 

Hisham (724-43)-người con út của Abd al-Malik đã nối ngôi trở thành khalip ( vua Hồi ), thời cai trị của ông được đánh dấu bởi thời gian trị vì lâu dài và nhiều sự kiện đặc biệt là việc cắt giảm mở rộng các hoạt động quân sự. 

Hisham thành lập triều đình của mình tại Resafa ở miền bắc Syria, đây là nơi gần biên giới với Byzantine hơn so với ở Damascus và ông này lại tiếp tục các cuộc chiến tranh chống lại người Byzantine, mà các cuộc chiến này vốn đã bị mất đi hiệu quả sau thất bại của cuộc bao vây cuối cùng vào thành phố Constantinople. Các chiến dịch mới dẫn đến không chỉ một số cuộc tấn công thành công vào Tiểu Á, mà còn có một thất bại lớn (trong trận Akroinon) và đã không tạo ra bất kỳ sự mở rộng đáng kể nào về mặt lãnh thổ. 

Hơn nữa triều đại của Hisham còn phải chứng kiến sự kết thúc của việc mở rộng ở phía tây, sau thất bại của quân đội Ả Rập trước người Frank ( Charles Matel ) trong trận Tours năm 732. Năm 739 một cuộc nổi loạn lớn của người Berber nổ ra tại Bắc Phi, và nó bị trấn áp một cách rất khó khăn. 

Hisham còn bị đánh bại một cách tồi tệ hơn nữa ở phía đông, nơi mà quân đội của ông đã cố gắng để chinh phục cả Tokharistan với thủ phủ của nó ở Balkh và Transoxia, với thủ phủ ở Samarkand. Cuối cùng thì cả hai vùng này đã bị chinh phục một phần, nhưng vẫn khó để cai trị ở đó. 

Một lần nữa, một câu hỏi khó khăn được đặc biệt quan tâm đến là việc chuyển đổi những người phi Ả Rập, đặc biệt là người Sogdian của xứ Transoxia. Ashras ibn ‘Abd al-Sulami Allah, thống đốc Khorasan, hứa giảm thuế cho những người Sogdian nếu họ chuyển đổi sang đạo Hồi, nhưng đã nuốt lời hứa của mình khi việc chuyển đổi là quá phổ biến và đe dọa sẽ làm giảm nguồn thu thuế. Năm 734, al-Harith ibn Surayj lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Sogdian, quân nổi dậy chiếm được Balkh nhưng không chiếm được Merv. Sau thất bại này, dường như cuộc nổi dậy của al-Harith đã bị giải tán, nhưng vấn đề về quyền lợi của người Hồi giáo phi Ả Rập không còn được quan tâm bởi nhà Umayyads. 

Cuộc nội chiến Fitna thứ ba 

Hisham được kế tục bởi Al-Walid II (743-44), con trai của Yazid II. Al-Walid được cho là quan tâm hơn đến những thú vui trần thế hơn so với niềm tin tôn giáo, một tiếng xấu của ông được xác nhận bởi các nhà sử học là cho dựng lên cái gọi là các “cung điện sa mạc” (bao gồm cả Qusayr Amra và Khirbat al-Mafjar). Ông này nhanh chóng thu hút sự hận thù của rất nhiều người, gồm cả những người phản đối sự lên ngôi của ông và những người thuộc phong trào thần học Qadariyya. 

Năm 744, Yazid III, con trai của Walid al-I, đã tuyên bố làm khalip tại Damascus và dẫn quân đội của mình tiến lên và giết chết al-Walid II. Yazid III đã có một danh tiếng nhất định về đạo đức và có thể chiếm được cảm tình của các thành viên của Qadariyya. Nhưng rất đáng tiếc là ông này đã qua đời chỉ sau một sáu tháng trị vì. 

Yazid đã bổ nhiệm Ibrahim-anh trai của mình làm người kế nhiệm của mình, nhưng Marwan II (744-50)-cháu trai của Marwan I dẫn một đội quân từ biên giới phía bắc và tiến vào Damascus vào tháng 12 năm 744, sau đó ông này cũng lại tuyên bố làm khalip. Marwan ngay lập tức chuyển thủ đô đến Harran-một vùng ở phía Bắc. ngày nay nay thuộc Thổ nhĩ kỳ. Một cuộc nổi loạn đã ngay lập tức nổ ra ở Syria, có lẽ do sự bất mãn về việc di dời thủ đô và trong năm 746 Marwan đã cho san bằng các bức tường của các thành phố Homs và Damascus để trả đũa.

Marwan cũng phải đối mặt với sự chống đối đáng kể từ băng đả.ng Kharijites ở Iraq và Iran, họ đã đưa ra đầu tiên là Dahhak ibn Qays và sau đó là Abu Dulaf như là những khalip đối thủ. Năm 747, Marwan cố gắng để thiết lập lại sự kiểm soát tới Iraq, nhưng trong thời gian này một mối đe dọa nghiêm trọng hơn đã phát sinh từ Khorasan ( vùng ngã tư phía bắc của Iran, bắc của Afghanistan, và phần phía nam của Turkmenistan và Uzbekistan.

Phong trào Hashimiyya (một chi nhánh nhỏ của người Shia Kaysanites), được lãnh đạo bởi nhà Abbasid, đã lật đổ quốc vương Hồi giáo nhà Umayyad. Nhà Abbasids là thành viên của gia tộc Hashim đối thủ của nhà Umayyads, nhưng từ “Hashimiyya” dường như là để nói đến Abu Hashim, một cháu nội của Ali và con trai của Muhammad ibn al-Hanafiyya. Theo truyền thống, Abu Hashim đã chết trong năm 717 tại Humeima trong ngôi nhà của Ali ibn Muhammad, người đứng đầu gia đình Abbasid và trước khi chết đã đặt Ali ibn Muhammad làm người kế nhiệm của ông. Truyền thống này cho phép nhà Abbasids tập hợp những người ủng hộ cuộc nổi dậy thất bại của Mukhtar-người đã đại diện cho những người ủng hộ Muhammad ibn al-Hanafiyya.

Bắt đầu từ khoảng năm 719, Hashimiyya đã bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm tín đồ trong vùng Khurasan. Chiến dịch của họ được gói gọn trong công tác truyền đạo (dawah). Họ tìm cách tập hợp sự ủng hộ cho một “thành viên của gia đình” của Muhammad, mà không nói rõ ràng rằng đó là nhà Abbasids. Các tín sứ đã thu được thành công cả trong người Ả Rập và người phi Ả Rập (mawali) và sau này có thể người phi Ả Rập đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của phong trào.

Khoảng năm 746, Abu Muslim-lãnh đạo của phong trào Hashimiyya ở Khurasan. Năm 747, ông bắt đầu thành công một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Triều Umayyad, cuộc nổi dậy được tiến hành với dấu hiệu là những lá cờ đen. Ông đã ngay lập tức chiếm quyền kiểm soát Khurasan và trục xuất Nasr ibn Sayyar-viên thống đốc của triều Umayyad và phái một đội quân hướng về phía tây. Kufa rơi vào tay Hashimiyya năm 749 và vào tháng 11 cùng năm Abu al-Abbas được công nhận là khalip mới tại nhà thờ Kufa.

Tại thời điểm này quân đội của Marwan được huy động từ Harran và tiến về phía Iraq. Trong tháng Giêng năm 750 lực lượng hai bên đã gặp trong trận Battle of the Zab và nhà Umayyad đã bị đánh bại. Damascus rơi vào tay nhà Abbasids vào tháng Tư và vào tháng Tám Marwan đã bị giết chết tại Ai Cập.

Những người chiến thắng đã cho quật mồ các ngôi mộ của nhà Umayyads tại Syria, chỉ chừa lại ngôi mộ của Umar II và hầu hết các thành viên còn lại của gia đình Umayyad đều bị giết. Một cháu trai của Hisham, Abd ar-Rahman I, sống sót và thành lập một vương quốc ở Al-Andalus ( người Moor xứ Iberia) và tuyên bố rằng giòng họ Umayyad-vua Hồi giáo đã hồi sinh.

Triều đại nhà Abbasid

Vương quốc Hồi giáo giòng Abbasid hay đơn giản là nhà Abbasids, là triều đại Hồi giáo thứ 3 của người Ảrập. Nó được cai trị bởi các vị khalip của nhà Abbasid, những người đã xây dựng thủ đô của họ ở Baghdad sau khi lật đổ chính quyền của nhà Umayyad trên tất cả các vùng đất của người Arab chỉ trừ có vùng Al Andalus ở Tây Âu.

Vương quốc Hồi giáo Abbasid được thành lập bởi các hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib-người cậu trẻ tuổi nhất của nhà Tiên tri Hồi giáo Muhammad, ở Harran trong năm 750 và chuyển thủ đô của họ đến Baghdad trong năm 762. Vương quốc này phát triển mạnh mẽ trong hai thế kỷ, nhưng từ từ đi vào suy thoái cùng với sự gia tăng quyền lực của đội quân Thổ Nhĩ Kỳ mà nó đã tạo ra-người Mamluk. Trong vòng 150 năm giành quyền kiểm soát vùng đất Ba Tư, Các khalip đã bị buộc phải nhường quyền kiểm soát ở địa phương cho các tiểu vương-những người chỉ thừa nhận quyền của họ trên danh nghĩa. Vương quốc Hồi giáo cũng bị mất các tỉnh ở phía Tây và châu Âu như Al Andalus, Maghreb và Ifriqiya vào tay các Hoàng tử nhà Umayyad, Aghlabid và Fatimid.

Quyền cai trị của nhà Abbasid đã bị chấm dứt trong một thời gian ngắn khoảng ba năm kể từ năm 1258, khi Hulagu Khan-một khan người Mông Cổ công chiếm thành Baghdad và được nối lại khi người Mamluk chiếm Ai Cập năm 1261, kể từ đó họ được yêu cầu tiếp tục quản lý các vấn đề về tôn giáo ( chức danh khalip lúc này chỉ còn là chăm sóc phần hồn, không còn là vua thế tục ) cho đến 1519, khi quyền lực được chính thức chuyển giao cho Đế quốc Ottoman và thủ đô của Đế quốc được chuyển đến thành phố Constantinople-lúc này được đặt tên là Istambul.

Đứng lên giành chính quyền

Các khalip nhà Abbasid hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib (566-662), một người cậu ít tuổi nhất của Muhammad, do đó họ tự coi mình là người thừa kế thực sự của Muhammad trái ngược với nhà Umayyad. Các vị vua Hồi giáo nhà Umayyad là hậu duệ của Umayya và là một gia tộc riêng biệt trong bộ lạc Quraish của Muhammad. Họ đã giành được sự ủng hộ của người Shiite ( người Hashimiyya, một nhánh nhỏ của người Shia Kaysanites) để đối đầu với triều đình Umayyad bằng cách tạm thời chuyển sang Hồi giáo Shia và cùng nhau chiến đấu chống lại sự trị vì của nhà Umayyad.

Các thành viên nhà Abbasids tạo sự khác biệt giữa chính họ với nhà Umayyads bằng cách tấn công vào đạo đức của họ và cách quản lý hành chính nói chung của nhà Umayyad. Theo sử gia Ira Lapidus, “Các cuộc nổi dậy của nhà Abbasid đã được hỗ trợ phần lớn bởi người Ả Rập, chủ yếu là những người định cư ở Marw bị gây thiệt hại bởi các chính sách của nhà Umayyad cùng với sự hỗ trợ từ người Yemen và người Mawali-những người theo đạo Hồi nhưng không phải là người Arab”. Nhà Abbasids cũng đặc biệt kêu gọi sự tham gia của người Hồi giáo phi Ả Rập được gọi là mawali, những người vẫn phải ở bên ngoài lề xã hội bởi mối quan hệ họ hàng của người Ả Rập và được xem là có một thứ hạng thấp hơn trong đế quốc Umayyad. Muhammad ibn ‘Ali-một người cháu trai lớn của Abbas, đã bắt đầu vận động cho sự trở lại cầm quyền của gia đình Muhammad-nhà Hashimites ( mời các bác quay trở lại phần trước để xem sự tranh giành quyền lực giữa nhà Umayyad và Hashimites) tại Ba Tư trong triều đại của vua Umar II ( có khả năng vua Umar II đã nhẹ tay với họ nên khi thành công họ đã trừa ra mà không quật mồ ông này).

Trong suốt thời trị vì của vua Marwan II, sự chống đối của nhà Abbasid đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc nổi loạn của Ibrahim vị Imam thứ tư có nguồn gốc từ Abbas. Với sự hỗ trợ từu tỉnh Khorasan của Iran, ông này đã đạt được những thành công đáng kể, nhưng cuối cùng vẫn thất bại và đã bị bắt giữ vào năm 747 và chết trong tù, một số người cho rằng ông đã bị ám sát một cách bí mật. Ibrahim lại được thay thế bởi Abdallah-anh/ em trai của ông, người được biết đến với cái tên Abu al-‘Abbas as Saffah, ông này cũng là người đã đánh bại nhà Umayyads vào năm 750 trong Trận Zab ở gần Great Zab và sau đó đã tuyên bố trở thành quốc vương Hồi giáo.

Ngay sau chiến thắng của mình Abu al-‘Abbas as-Saffah đã gửi quân đến Bắc Phi và Trung Á, nơi mà lực lượng của ông đã phải chiến đấu chống lại sự mở rộng của nhà Đường ( Trung quốc ) trong Trận chiến Talas ( người Abbasids được biết đến với đối thủ của họ như là: “những người mặc choàng áo đen”). Barmakids ( một người gốc Batư và có tên Batư là Barmakīyān), người đã có tầm quan trọng trong việc xây dựng thủ đô Baghdad, cũng là người đầu tiên trên thế giới được ghi nhận làm giấy ở Baghdad, lúc này cũng bắt đầu một kỷ nguyên mới của sự hồi sinh việc sở hữu trí tuệ (nguyên văn a new era of intellectual rebirth ) trong vùng cai trị của nhà Abbasid. Trong thời gian 10 năm, nhà Abbasids đã cho xây dựng một nhà máy giấy nổi tiếng ở thành phố Córdoba-thủ đô của nhà Umayyad tại Tây Ban Nha.

Tình hình chính trị

Củng cố và phân ly

Sự thay đổi đầu tiên mà nhà Abbasids làm là cho di chuyển thủ đô của đế quốc từ Damascus-Syria đến ffice:smarttags” />Baghdad ở Iraq. Việc này dường như là để vừa xoa dịu cũng như để trở nên gần gũi hơn với người mawali Ba Tư ( người phi Ả rập ) trong khu vực này và một phần mong muốn của người mawali Ba Tư là có ít đi sự thống trị của người Ả Rập trong đế quốc. Thành phố Baghdad được tạo lập trên Sông Tigris trong năm 762. Một vị trí mới-tể tướng, cũng được lập nên để đại diện cho chính quyền trung ương và còn quyền lực lớn hơn được giao cho các tiểu vương ở địa phương. Cuối cùng thì điều này có nghĩa rằng là vị trí của nhiều khalip nhà Abbasid bị tụt xuống chỉ còn ở một vai trò nghi lễ hơn so với thời của nhà Umayyads, và các tể tướng bắt đầu gây ảnh hưởng lớn hơn và vai trò của tầng lớp quý tộc Ả Rập cũ đã dần dần bị thay thế bằng một bộ máy quan liêu người Ba Tư. 

Nhà Abbasid đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người Ba Tư trong khi họ tìm cách lật đổ nhà Umayyad. Al-Mansur, người kế vị Abu al-‘Abbas đã cho chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad-thành phố mới và hoan nghênh việc những người Hồi giáo Ả Rập không tới triều đình của họ. Trong khi sự kiện này đã giúp cho việc tích hợp các nền văn hóa Ả Rập và Ba Tư, thì nó cũng làm cho nhà Abbasid bị xa lánh bởi nhiều người Ả Rập ủng hộ họ, đặc biệt là người Ả Rập Khorasanian, những người đã hỗ trợ họ trong các trận chiến của họ chống lại nhà Umayyad.

Những vết rạn nứt với những người đã hỗ trợ họ đã tạo ra những vấn đề ngay tức thì. Nhà Umayyad thì lại không như vậy, trong khi bị đẩy ra khỏi quyền lực họ đã không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thành viên duy nhất còn sống của gia đình hoàng gia Umayyad cuối cùng đã đến được Tây Ban Nha, nơi ông tự lập cho mình thành một Tiểu vương Ả rập độc lập (Abd ar-Rahman I năm 756). Năm 929, Abd ar-Rahman III đảm nhiệm chức danh Caliph ( vua Hồi ), và thành lập vương quốc Al Andalus từ Córdoba như là một đối thủ với Baghdad vốn là thủ đô hợp pháp của Đế quốc Hồi giáo.

Rạn nứt với người Hồi giáo Shia

Nhà Abbasids cũng có mâu thuẫn với người Hồi giáo Shia, đa số họ đã hỗ trợ cuộc chiến của nhà Abbasid chống lại nhà Umayyads, kể từ khi người giòng Abbasids và người Shia tuyên bố về tính hợp pháp của kết nối gia đình của họ với Muhammad. Sau khi nắm chính quyền, nhà Abbasids lại quay ra giữ rịt lấu tín ngưỡng Hồi giáo v và chối bỏ bất kỳ sự hỗ trợ cho niềm tin Shi’a. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, đỉnh điểm là một cuộc nổi dậy tại Meccatrong năm 786, tiếp theo là những cuộc tàn sát và đổ máu làm cho nhiều người Shi’a phải lãnh nạn đến Maghreb, nơi mà những người sống sót đã thành lập vương quốc Idrisid. Nhà Abbasids cũng đã cho hành hình những hậu duệ trực tiếp của Tiên Tri Muhammad-những người là lãnh tụ Hồi giáo giòng Shia, trong đó bao gồm Imam Jafar Sadiq và các quý tộc đáng tôn trọng khác. Ngay sau đó, người Berber ở Kharijites đã thành lập một nhà nước độc lập ở Bắc Phi trong năm 801. Trong vòng 50 năm các vương quốc Idrisids ở Maghreb và Aghlabid ở Ifriqiya và một chút sau đó, Tulunid và Ikshidid ở Misr đều tuyên bố độc lập ở Bắc Phi.

Thông tin liên lạc với các tỉnh

Các lãnh đạo nhà Abbas đã phải làm việc chăm chỉ trong nửa cuối của thế kỷ thứ tám (750-800), một số khalip có thẩm quyền và các vị tể tướng của họ đã phải vượt qua những thách thức về mặt chính trị được tạo ra bởi sự xa xôi của đế quốc và việc hạn chế của truyền thông vào thời điểm đó và phải đưa ra những thay đổi hành chính để giữ trật tự. Mặc dù Đế quốc Byzantine liên tục gây chiến với nhà Abbasid để thu hồi các vùng đất ở Syria và Anatolia, nhưng quân sự trong thời kỳ này chỉ ở mức tối thiểu ( so với thời đại trước đó ), vì vậy các quốc vương Hồi giáo có đủ thời gian để tập trung vào vấn đề nội bộ như các thống đốc địa phương, những người chủ yếu muốn chở nên độc lập với chính quyền trung ương. Vấn đề mà các vị khalip thường phải đối mặt là các thống đốc đã bắt đầu phát huy quyền tự chủ lớn hơn nữa bằng cách sử dụng quyền lực ngày càng tăng của họ để làm cho vị trí của họ được cha truyền con nối. 

Đồng thời, nhà Abbasid cũng phải đối mặt với những thách thức ở gần kề. Những người trước đây đã ủng hộ nhà Abbasids đã tách ra để tạo ra một vương quốc riêng biệt xung quanh Khorosan ở miền bắc Ba Tư. Nhà vua Harun al-Rashid (786-809) đã trở mặt với Barmakids, một gia đình Ba Tư đã có quyền lực đáng kể trong chính quyền của vương quốc và giết chết hầu hết các thành viên của gia đình này. Trong thời gian này, rất nhiều phe nhóm các nhà quý tộc chống đối bắt đầu hoặc rời khỏi đế quốc để đến những vùng đất khác hoặc nắm lấy quyền kiểm soát những phần xa xôi của đế quốc Abbasid.

Thời kỳ đỉnh cao

Thời kỳ đỉnh cao của người Hồi giáo được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ 8 cùng với thăng hoa của Vương quốc Hồi giáo Abbasid và việc chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad. Các thành viên nhà Abbassids bị ảnh hưởng bởi huấn thị của Kinh Qur’an và hadith chẳng hạn như “mực của một học giả thì thánh thiện hơn so với máu của một kẻ tử vì đạo – the ink of a scholar is more holy than the blood of a martyr ” và điều này nhấn mạnh giá trị của tri thức. Trong giai đoạn này thế giới Hồi giáo đã trở thành trung tâm trí thức vô song của khoa học, y học, triết học và giáo dục cũng như việc nhà Abbasids ganh đua để bảo trợ cho tri thức và thành lập Tòa nhà Thông thái – House of Wisdom tại Baghdad, nơi mà cả người Hồi giáo và các học giả phi Hồi giáo tìm cách để biên dịch và thu thập tất cả kiến thức của thế giới sang Tiếng Ả Rập. Nhiều tác phẩm cổ điển của thời thượng cổ có thể sẽ bị thất truyền nếu không được dịch sang tiếng Ả Rập và Ba Tư rồi sau đó chúng lại lần lượt được dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Do Thái và tiếng Latin. Trong giai đoạn này thế giới Hồi giáo giống như là một cái vạc của nền văn hóa để thu thập, tổng hợp và nâng cao đáng kể các kiến thức thu được từ các nền văn minh La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập, Bắc Phi, Hy Lạp và Byzantine. ( đọc đến đây ta thấy tại sao người Ả rập và Batư có một nền Văn hóa + Khoa học huy hoàng vào thời đó, chứ như ở ta bậc lãnh đạo bước ra bắt tay, vỗ đầu một cái bác tên là Nờ Bờ Cờ nào đó rồi đút vào miệng bác ta một căn hộ hơn chục tỷ và coi đó là trọng tri thức thì chẳng biết đến lúc nào chúng ta mới có một nền văn hóa, khoa học huy hoàng nhỉ).

Ở thời kỳ đỉnh cao dưới sự trị vì của Triều đình nhà Abbasid, người Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ các môn như khoa học, kỹ thuật, văn chương, triết học, hóa học, ngôn ngữ học … nhưng những môn này không dính tới chủ đề nên người sưu tầm xin lược bỏ để khỏi làm mất thời gian của bạn đọc.

Chính quyền Trung ương bị gãy xương sống

Trung ương bị mất quyền lực trước những chính quyền tự trị

Ngay vào năm 820, người Samanids đã bắt đầu quá trình đòi quyền độc lập cho xứ Transoxiana và vùng Đại Khorasan, cũng như người Shia Hamdanids ở miền Bắc Syria, và các triều đại Tahirid và Saffarid ở Iran. Đến thế kỷ thứ 10, nhà Abbasid đã gần như đánh mất quyền kiểm soát Iraq vào tay các tiểu vương khác nhau, và vị khalip al-Radi đã buộc phải thừa nhận quyền lực của họ bằng cách tạo ra các vị trí “Hoàng tử của Hoàng tử” (Amir al-umara). Ngay sau đó, một phe phái Ba Tư được gọi là Buwayhid đến từ Daylam đã chiếm lấy việc kiểm soát quyền lực và hệ thống hành chính quan liêu ở Baghdad. Theo nhà chép sử Miskawayh người Batư, họ bắt đầu phân phối các iqtas ( các thái ấp theo hình thức trang trại nộp thuế) cho những người ủng hộ họ.

Bên ngoài Iraq, tất cả các tỉnh tự trị trên thực tế đã từ từ trở thành các tiểu quốc và nhà cầm quyền có quyền cha truyền con nối, có quân đội riêng và các khoản thu riêng và quyền bá chủ của khalip chỉ là trên danh nghĩa, và dường như họ không nhất thiết phải có nghĩa vụ trả bất kỳ khoản triều cống nào vào ngân sách của chính quyền Trung ương, chẳng hạn như Tiểu vương Soomro đã kiểm soát vùng Sindh và cai trị toàn tỉnh từ thủ đô của họ ở Mansura. Mahmud của Ghazni lấy danh hiệu là vua chứ không phải là danh hiệu tiểu vương vốn được sử dụng phổ biến và việc này đã đánh dấu sự ra đời của Đế quốc Ghaznavid độc lập khỏi nhà Abbasid, bất chấp việc Mahmud đã phô trương nghi lễ chính thống Sunni trước khalip này. Trong thế kỷ 11, sự mất tôn trọng vào quyền lực của khalip vẫn được tiếp tục, như việc một số nhà cai trị Hồi giáo không còn đề cập đến tên của khalip trong ngày lễ khutba hôm thứ sáu hoặc họ đã cho đúc đồng tiền riêng của họ. 

Thậm chí chính quyền của nhà Ismaili Fatimid ( theo Hồi giáo dòng Shia) đang cai trị Cairo còn tranh giành với nhà Abbasid ngay cả danh nghĩa và quyền năng của chức vị Ummah Hồi giáo. Họ có một số sự hỗ trợ trong những phần người Shia ở Baghdad (chẳng hạn như quận Karkh), bất chấp Baghdad là thành phố lớn gắn liền với quốc vương Hồi giáo, ngay cả trong Triều đại Buwayhid và Saljuq. Nhà Fatimids sử dụng cờ hiệu màu trắng để đối lập với màu đen của nhà Abbasids và những thách thức của nhà Fatimids chỉ kết thúc với sự sụp đổ của họ trong thế kỷ 12 ( mời các bác quay lại các trang trước thì sẽ thấy nhà Fatimid rơi vào tay Saladin-một tướng của nhà Ghazni và rồi thì xứ Syria của nhà Ghazni cũng rơi vào tay ông nốt)

Bất chấp sức mạnh của các tiểu vương nhà Buwayhid, nhà Abbasid vẫn giữ được một cung đình ở Baghdad với các nghi thức rất long trọng như theo các mô tả của Hilal al-Sabi ‘, một quan chức của tiểu vương Buwayhid, và họ đã giữ lại được một ảnh hưởng nhất định đối với Baghdad cũng như trong đời sống tôn giáo. Khi nhà Buwayhid bị suy yếu quyền lực sau cái chết của Al Baha ‘-Daula, quốc vương Hồi giáo đã có thể lấy lại được một phần sức mạnh của mình. Ví dụ như vị khalip al-Qadir đã dẫn đầu cuộc đấu tranh ý thức hệ chống lại người Shia với tác phẩm Tuyên ngôn Baghdad. Các vị khalip có tầm quan trọng trong việc giữ bình yên ở chính Baghdad và cố gắng để ngăn chặn sự bùng phát nội chiến ở thủ đô.

Quan hệ của nhà Abbasid v

0