18/06/2018, 11:19

Lịch sử cuốn lịch

Lịch qua các thời đại Lịch thời Trung Đại Lịch ghi lịch sử của Đức năm 1550 Lịch được lập ra n ăm 753 trước công nguyên , từ chu kỳ mặt trăng, nên có nhiều sai lệch so với chu kỳ mặt trời, phải trải qua nhiều sửa đổi mới có được quyển lịch chính ...

Lịch qua các thời đại

Lịch thời Trung Đại Lịch ghi lịch sử của Đức năm 1550

Lịch được lập ra năm 753 trước công nguyên, từ chu kỳ mặt trăng, nên có nhiều sai lệch so với chu kỳ mặt trời,  phải trải qua nhiều sửa đổi mới có được quyển lịch chính xác như ngày nay.

Năm 532, cha đạo Denys le Petit, hiệu chỉnh bản tính ngày lễ Phục Sinh kể từ khi Đấng Christ ra đời, mà ông định ngày 25/12 năm 753 Rome. Năm Rome thứ 754 trở thành năm 1 (không có năm 0). Kiểu tính toán này được nước Pháp dùng kể từ thế kỷ thứ 8. Sau đó người ta nhận thấy rằng  Denys đã tính lầm ít nhất 4 năm. Năm 2000 đáng lý ra phải là năm 2005.

Năm 1515 Copernic tham dự cuộc sửa đổi lịch.

1582  Gregory III mời các nhà thiên văn Lilio, Clavius và Chacon thành lập một cuốn lịch mới và nhận thấy rằng theo mặt trời thì César tính trễ mất 10 ngày nên giáo hoàng cho nhảy lên 10 ngày cho Rome và các nước Espagne và Portugal: sau ngày 4/10/1582 là ngày 15/10/1582.  Nước Pháp theo trễ hơn, tới 9/12/1582 mới đổi, còn Anh quốc thì đợi đến 2/8 năm 1752 mới thêm 11 ngày (sau ngày 2/9 là 14/9/1752)

Thế kỷ thứ 14, ngày tháng được học ở trường.

Cuối thế kỷ thứ 16 những người có học biết họ hiện đang ở ngày, tháng, năm nào nhờ  quyển lịch và từ đó họ có thể ghi lại những biến cố xảy ra. Không có lịch, sẽ không có lịch sử.

Từ thế k thứ 16 đến thế kỷ 19, Âu châu bành trướng, làm cả thế giới biết tới lịch Grégorien: các dân tộc thuộc địa Mỹ châu, Á châu và Phi châu phải dùng lịch của chính quốc và sau khi đuợc độc lập, họ vẫn tiếp tục dùng lịch này.

Khoảng 1550 những quyển lịch ghi lịch sử  xuất hiện ở Đức:

Thế kỷ thứ 17, lịch được dùng để tổ chức tương lai. Từ năm 1679, Hàn lâm viện khoa học mỗi năm in môt quyển lịch chính thức và từ đó sẽ in lại trong hầu hết các  sách lịch (almanach).

Thế kỷ 19 sổ nhật ký (agenda) và lịch được phổ biến từ từ. Hình thức quyển lịch giống như lịch hiện nay chúng ta dùng: những ngày trong tuần và số ngày trong tháng.

Năm 1834, cha đạo Marc Mastrofini đề nghị ngày cuối năm đó sẽ là "ngày trắng" tức là không tính, để cho mọi ngày khác gom lại đúng 52 tuần lễ (52x7=364 ngày).

1849, Auguste Compte làm lịch gồm 13 tháng đồng đều, tiếp theo 1 "ngày trắng".

Camille Flammarion, sau khi kêu gọi chống lại lịch gregorien, ông làm một quyển lịch muôn đời gồm 12 tháng có những tam cá nguyệt như nhau (calendrier universel)

1884 người ta chia ra các múi giờ: trái đất được chia thành 24 múi xẻ dọc từ Bắc xuống Nam với kinh tuyến Greenwich làm chuẩn.

Từ năm 1922, Hội các quốc gia thành lập một ủy ban nghiên cứu về sự sửa đổi lịch và kết luận là không thay đổi lịch nữa nhưng  phải có một ngày ổn định cho ngày lễ Pâques.

ONU Hội Quốc Liên, thấy rằng  lịch gregorien không thích hợp với sinh hoạt kinh tế hiện tại nên có ý định sửa lịch cho thế kỷ 21 (đã rao một kỷ thi tuyển quốc tế) 

Lịch các nước

A) Lịch La Mã

   I) Lịch thời cổ Roma Numa Pompilius:

Từ lúc đầu, lịch được lập ra từ chu kỳ mặt trăng. Năm 753 trước công nguyên, thời kỳ  Roma thành lập, một năm có 10 tháng như sau:

1 Martius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Aprilis 30 ngày 8 September 29 ngày
3 Maïus 31 ngày 9 October 31 ngày
4 Junius 30 ngày 10 November 29 ngày
5 Quintilis 31 ngày 11 December 29 ngày

   1) Đặt tên tháng:

Lúc đầu, người ta đặt tên theo thứ tự số học nhưng cuối cùng họ quyết định dùng tên các vị thần để thế vài tháng:

Tháng thứ nhất lấy tên thần chiến tranh Mars theo truyện thần thoại Roma vì  thần Mars còn được xem là thần cây cối, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ rất lâu, Mars là tháng đầu tiên của năm.

Tháng thứ nhì lấy tên Aperta, biệt hiệu của Apollon, vị thần của nghệ thuật (âm nhạc), của y khoa, của tiên tri và bói toán. Đầu tiên, miền Bắc Hy Lạp, Apollon còn được gọi là Phoebos, thần mặt trời.

Tháng thứ ba là Maïus, tên phổ biến của thần Jupiter

Tháng thứ tư là Junon, vợ của Jupiter

Những tháng khác tiếp tục dùng số [tiếp đầu ngữ la tinh quin (5), sex (6), sept(7), oct (8), no (9) dec (10)]

   2) Sửa đổi lịch cho hợp với chu kỳ mặt trời

      a) Thêm 2 tháng

 Tổng cộng 10 tháng trên sẽ được một năm 304 ngày, nên người ta phải thêm ngày vô cho những tháng cuối để đủ một năm dương lịch, nhưng  không đặt tên. Cuối cùng  người ta thêm hai tháng để đằng sau tháng December là Januarius, tên của vị vua Roma xưa nhất là Janus và là thần hòa bình. Tháng thêm tiếp theo là Februarius.

Người Roma mê tín, cho là ngày lẻ mang hạnh phúc, nên chọn số ngày lẻ cho mọi tháng:

1 Januarius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Martius 31 ngày 8 September 29 ngày
3 Aprilis 29 ngày 9 October 31 ngày
4 Maïus 31 ngày 10 November 29 ngày
5 Junius 29 ngày 11 December 29 ngày
6 Quintilis 31 ngày 12 Februarius 27 ngày

    b) Thêm 1 ngày cho Februarius

Tổng cộng lại được 354 ngày. Lại số chẵn, nên họ thêm một ngày cho tháng cuối cùng là Februarius, từ 27 thành 28 ngày và được xem như là tháng tệ nhất, lấy tên của Febro, thần của những người chết dưới địa ngục. Đó là tháng của sự chết chóc, trong tháng này, người ta xin tha tội, làm lễ tẩy uế cho người chết và cũng là tháng mang bệnh hoạn (febris, sốt).

1 Januarius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Martius 31 ngày 8 September 29 ngày
3 Aprilis 29 ngày 9 October 31 ngày
4 Maïus 31 ngày 10 November 29 ngày
5 Junius 29 ngày 11 December 29 ngày
6 Quintilis 31 ngày 12 Februarius 28 ngày

    c) Đổi vị trí của Februarius

Khoảng năm 354 TCN, Februarius được đưa lên giữa Januarius và Martius và trở thành tháng thứ 2 trong năm.

1 Januarius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Februarius 28 ngày 8 Quintilis 31 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 29 ngày
4 Aprilis 29 ngày 10 October 31 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 29 ngày
6 Junius 29 ngày 12 December 29 ngày

Năm dương lịch 355 ngày này chỉ hơn 1 ngày so với năm âm lịch 354 ngày. Vì năm ngắn hơn thực tế trong lúc nhà nông dựa trên mùa màng để cầy cấy nên họ thêm ngày vô để có lịch thích hợp. Họ quyết định cứ mỗi chu kỳ 4 năm là phải thêm một tháng 13. Tháng bổ sung có tên là Mercedonius, vì họ cho rằng lúc này lính đánh thuê (mercenaire) được trả lương. Tháng này, khi thì 23 ngày  được xếp giữa 24 và 25 tháng Februarius, khi thì 22 ngày  và được xếp giữa 23 và 24 tháng này.

 Nói rõ hơn, trong chu kỳ 4 năm, thì năm đầu có 355 ngày, năm thứ nhì có 355 + 22 = 377 ngày, năm thứ 3 có 355 ngày và năm thứ tư có 378 ngày.

Cách tính lịch này cho cả thảy 1465 ngày cho 4 năm, trong lúc thực tế chỉ có 1461 ngày, nghĩa là dư 4 ngày. Từ năm quá ngắn bước sang  năm quá dài.

Để sửa chữa tình trạng này, năm La Mã 450 (304 TCN) luật Roma đổi lịch mới. Trong chu kỳ 8 năm, người ta chỉ dùng 5 tháng 22 ngày, thay vì 6 tháng 22 ngày. Vì cứ 4 năm là dư 4 ngày, nên 24 năm thì dư một tháng 24 ngày, do đó khi bỏ 1 tháng 22 ngày thì chỉ dư 2 ngày. Để sửa chữa sự thặng dư này, tháng Mercedonius được đổi số ngày để có sự trùng hợp giữa năm trên lịch và  năm thực tế.

II) Lịch Julien

Nhưng sau đó vì lợi ích của những quan viên khi bầu cử, sự sai sót của lịch ngày càng lớn, cuối cùng  năm 708 Roma (46 TCN), điểm phân (équinoxe, xuân phân và thu phân) sai biệt đến 3 tháng. Nghĩa là mùa gặt vào tháng 1, tháng lạnh nhất!

Chính lúc đó danh tướng Roma  Julius Caesar can thiệp. Để chấm dứt sự lạm dụng của các chính trị gia lúc  bấy giờ, Julius Caesar phái một nhà thiên văn Hy Lạp tên là Sosigene xứ Alexandrie sửa đổi lịch mùa màng cho thích hợp với lịch (nguồn gốc Ai Cập) thiết lập bởi nhà thiên văn Hy Lạp Eudoxe vào thế kỷ thứ 4 TCN.

Lịch Julien có 365 ngày, chia thành 12 tháng và cứ 4 năm là thêm 1 ngày. Lịch này vẫn còn dùng  cho đến thế kỷ 20 trong  một số nước.

Tuy nhiên với hệ thống này, có quá nhiều năm nhuần bởi vì so với mùa thiên văn thì mỗi năm có khoảng 11 phút sớm hơn. Hình như Caesar biết điều này nhưng ông không coi là quan trọng.

   1) Lịch Julien, theo Sacrobosco

1 Januarius 31 ngày 7 Julius 31 ngày
2 Februarius 29-30 ngày 8 Sextilis 30 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 30 ngày
4 Aprilis 30 ngày 10 October 31 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 30 ngày
6 Junius 30 ngày 12 December 30 ngày

Caesar ra sắc lệnh mỗi năm theo hành trình mặt trời, sẽ có 365 ngày, và vì dư 6 giờ một năm, nên thêm 1 ngày sau 4 năm, để ngày đó vô sau ngày 24 tháng Februarius, và lịch có tên là  sexto ante calendas martii, năm nào chứa ngày nhuần sẽ là năm nhuần. Người ta trải đều xen kẽ một tháng  30 ngày với tháng 31 ngày, trừ tháng  Februarius

1 Januarius 31 ngày 7 Julius 31 ngày
2 Februarius 29-30 ngày 8 Sextilis 30 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 31 ngày
4 Aprilis 30 ngày 10 October 30 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 31 ngày
6 Junius 30 ngày 12 December 30 ngày

 Sự cải tổ này của Julius nên tháng Quintilis được thay thế bởi tháng Julius. Nhưng sự cải tổ này không được áp dụng đúng. Những nhà làm luật thêm ngày nhuần 3 năm 1 lần thay vì 4 năm như đã tính. Vậy là sau 36 năm, có tới 12 năm nhuần thay vì 9 năm. 

 2) August sửa đổi lịch Julien

May thay August thấy được, nên ra lệnh liên tục 12 năm tới, không được thêm một năm nhuần nào hết. Vậy là lịch julien được trở lại chính xác. Để thưởng cho việc này, năm 746 Roma (8 TCN) thượng viện Roma lấy tên của August đặt thế cho tháng  Sextilis. Sau đó người ta thấy rằng August không thua Julius, nên  san bằng ngày cho tháng August và Julius, nghĩa là lấy bớt 1 ngày của tháng Februarius bỏ qua  tháng Julius, tức  là cả hai được 31 ngày.

1 Januarius 31 ngày 7 Julius 31 ngày
2 Februarius 28-29 ngày 8 August 31 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 31 ngày
4 Aprilis 30 ngày 10 October 30 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 31 ngày
6 Junius 30 ngày 12 December 30 ngày

Sau đó để tránh một lúc  3 tháng 31 ngày liên tục, người ta lấy bớt 1 ngày của September bỏ qua October và cũng như vậy cho tháng November  và December: 

1 Januarius 31 ngày 7 Julius 31 ngày
2 Februarius 28-29 ngày 8 August 31 ngày
3 Martius 31 ngày 9 September 30 ngày
4 Aprilis 30 ngày 10 October 31 ngày
5 Maïus 31 ngày 11 November 30 ngày
6 Junius 30 ngày 12 December 31 ngày

Kể từ ngày đó, số ngày, tháng vẫn giữ từ ngày hoàng đế August cai trị cho tới ngày nay.. 

  3) Cách chia ngày, tháng, tuần

  a) Ngày, tháng

Những ngày trong tháng được rải ra thành 3 phần không đều nhau: từ Calendas cho tới Nonas, từ  Nonas cho tới Idus và những Idus ở cuối tháng..

- Kalendis: ngày đầu của tháng. Tên nó từ chữ  Calare (công bố) bởi vì ngày này mà người ta đem công bố những  ngày quan trọng.

-  Idus: từ chữ  étrusque iduare nghĩa là phân chia. Những Idus đánh dấu giữa tháng. Ngày 15 cho những tháng Martius, Maius, Julius và October. Ngày 17 cho những tháng khác. Nhớ là người Roma không thích ngày chẵn.

-  Nonis: ngày thứ 9 trước ngày Idus. Thí dụ tháng Martius có ngày Idus bắt đầu từ ngày 15, thì ngày Nonis là  trước ngày (15-9 = 6)  thứ 6, tức là thứ 5. Thành ra ngày Nonis bắt đầu từ ngày thứ 5 hay 7 của tháng.

Người Roma thường nói ngày từ  sự đánh dấu 3 loại ngày trên. Thí dụ  ngày 2 tháng 1 thì nói " ngày thứ 4  trước Nonas  tháng Januarias" (ante diem quartum nonas Januarias)...

- Pridie: Trước ngày "đánh dấu" thì gọi là Pridie. Thí dụ Pridie Nonas thì cho ngày hôm trước của ngày nonas.

Thí dụ ngày 4 tháng 1: Pridie Nonas Januarias

Còn ngày trước ngày pridie lại là ngày thứ 3 trước Nonas cũng như ta nói "trong 8 nghĩa là sau 1 tuần lễ

- Postridie: Sau ngày "đánh dấu" thì gọi là postridie. Thí dụ  ngày 2/1: ngày thứ 4  trước Nonas  tháng Januarias" (ante diem quartum Nonas Januarias)

hay còn gọi là  sau ngày Kalendas tháng Januarias (postridie kalendas Januarias)

Còn ngày cuối tháng thì gọi là trước ngày kalendas (pridie  Kalendas) 

1 Kalendis Januariis
2 ante diem quartum Nonas Januarias

ou postridie kalendas Januarias

3 Ante diem tertium Nonas Januarias
4 Pridie Nonas Januarias
5 Nonis januariis
6 Ante diemoctavum Idus Januarias

ou postridie Nonas Januarias

7 Ante diem septimum Idus Januarias
8 Ante diem sextum Idus Januarias
9 Ante diem quintum Idus Januarias
10 Ante diem quartum Idus Januarias
11 Ante diem tertium Idus Januarias
12 Pridie idus Februarias
13 Idibus Januariis
14 ante diem undevicesimum Kalendas Februarias

ou postridie idus Januarias

15 ante diem duodevicesimum Kalendas Februarias
16 ante diem septimum decimum Kalendas August
17 ante diem sextum decimum Kalendas August
18 ante diem quintum decimum Kalendas August
19 ante diem quartum decimum Kalendas August
20 ante diem tertium decimum Kalendas August
21 ante diem duodecimum Kalendas Augusts
22 ante diem undecimum Kalendas August
23 ante diem decimum Kalendas August
24 ante diem nonum Kalendas August
25 ante diem octavum Kalendas August
26 ante diem septimum Kalendas August
27 ante diem sextum Kalendas August
28 ante diem quintum Kalendas August
29 ante diem quartum Kalendas August
30 ante diem tertium Kalendas August
31 Pridie Kalendas August

 b) Ý nghĩa chữ la tinh  những số:

2: pridie (PR) 3: tertium (III) 4: quartum (IV)
5: quintum (V) 6: sextum (VI) 7: septimum (VII)
8: octavum (VIII) 9: nonum (IX) 10: decimum (X)
11: undecimum (XI) 12: duodecimum (XII) 13: tertium decimum (XIII)
14: quartum decimum (XIV) 15: quintum decimum (XV) 16: sextum decimum (XVI)
17: septimum decimum (XVII) 18: duodevicesimum (XVIII) 19: undevicesimum (XIX)

 c) Cấu trúc của năm: 

 
Januarius

Augustus

December

Aprilis

Junius

September

November

Martius

Maius

Julius

October

Februarius

(năm thường)

Februarius

(năm nhuận)

1 Kalendis Kalendis Kalendis Kalendis Kalendis
2 IV IV VI IV IV
3 III III V III III
4 Pridie Nonas Pridie Nonas IV Pridie Nonas Pridie Nonas
5 Nonis Nonis III Nonis Nonis
6 VIII VIII Pridie Nonas VIII VIII
7 VII VII Nonae VII VII
8 VI VI VIII VI VI
9 V V VII V V
10 IV IV VI IV IV
11 III III V III III
12 Pridie Idus Pridie Idus IV Pridie Idus Pridie Idus
13 Idibus Idibus III Idibus Idibus
14 XIX XVIII Pridie Idus XVI XVI
15 XVIII XVII Idibus XV XV
16 XVII XVI XVII XIV XIV
17 XVI XV XVI XIII XIII
18 XV XIV XV XII XII
19 XIV XIII XIV XI XI
20 XIII XII XIII X X
21 XII XI XII IX IX
22 XI X XI VIII VIII
23 X IX X VII VII
24 IX VIII IX VI VI
25 VIII VII VIII V bis VI
26 VII VI VII IV V
27 VI V VI III IV
28 V IV V Pridie Kalendas III
29 IV III IV 31 Pridie Kalendas
30 III Pridie Kalendas III 31 4 năm một lần
31 Pridie Kalendas 31 Pridie Kalendas 31

http://www.louisg.net/C_mesopotamiens.htm

d) Tháng đầu tiên trong lịch Roma

Joannes Lamentius Lydus,  (nửa đầu thế kỷ thứ VI)  viết trong De mensibus (tháng) rằng người Roma phân biệt giữa năm tôn giáo bắt đầu tháng 1, năm truyền thống bắt đầu tháng 3, cũng như ta bây giờ, đầu năm âm lịch là tháng 2, đầu năm học là tháng 9 vậy.

e) Những ngày trong Tuần:

Đối với người Hébreux Chúa đã tạo ra con người trong 6 ngày và nghỉ vào ngày thứ 7.

Từ thời Trung cổ, người ta mới bắt đầu  dùng tuần lễ

Thời Cộng hòa Roma (509 TCN đến 27 TCN) và Haut Empire (27 TCN đến 236), tuần lễ được chia ra làm 8 ngày, ghi thứ tự từ A đến H trên những  quyển lịch. 

 Người Babylone lấy tên của 7 hành tinh khám phá ra lúc bấy giờ. Người Roma dùng mỗi hành tinh để hiến cho thần với  hành tinh liên hệ:

Chữ Latin Chữ Ý Giải thích
Solis dies Domenica Chúa nhật, ngày của Mặt trời, hành tinh hiến cho Apollon. Tiếng Pháp chữ "dimanche" viết theo "dies domenicus", ngày của Chúa, ngày dành để cầu nguyện và xem như là ngày đầu của một tuần.
Lunae dies Lunedi Thứ hai, ngày của Mặt trăng
Martis dies Martedi Thứ ba,  ngày của/3/, hành tinh cung hiến cho thần Chiến tranh vì là hành tinh màu đỏ.
Mercurii dies Mercoledi  Thứ tư,  ngày của Mercure , thần thương mại, du lịch, vận tốc, Mercure cũng là sứ thần của các vị thần.
Jovis dies Giovedi Thứ năm, ngày của Jupiter, hành tinh lớn nhất của hệ Mặt trời. Jupiter là súy chủ các vị thần, cai trị Olyme, nơi đó thần là những cơn sấm sét.
Veneris dies Venerdi Thứ sáu, ngày của Vénus, hành tinh hiến cho nữ thần Tình yêu planète dédiée
Saturni dies Sabbato Thứ bảy  ngày của Saturne, hành tinh xa xôi nhất và chậm nhất của hệ Mặt trời, cung hiến cho vị thần xa xưa nhất đã dạy loài người về ngành canh nông

 

Constantin, hoàng đế Roma từ 324 đến 337, với chỉ dụ Milan, ông cho phép tự do lễ lạc tại nhà thờ. 

Năm  312, Constantin, vô đạo Thiên chúa giáo ra lệnh chấm dứt những sự truy hại những người theo đạo Thiên chúa. Ông sửa đổi 3 điều:

- Thêm vô ngày Chúa nhật, ngày nghỉ cho tuần lễ 7 ngày (chỉ dụ 321).

- Công nhận chính thức các lễ Thiên chúa có ngày quy định.

- Công nhận chính thức lễ Pâques

Đế quốc Roma bắt những nước bị đô hộ phải dùng lịch julien như Grèce (Hy Lạp), Égypte (Ai Cập), Espagne (Tây ban nha), Gaules

III) Lịch Gregorien

Tuy vậy, lịch này tính trên căn bản 1 năm là 365 ngày và đúng 6 giờ, nhưng thực tế một thế kỷ giảm mất nửa giây và thí dụ thời Julius là 365 ngày 5 giờ 48 phút và 56 giây, qua cuối thế kỷ 16 là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút 47 giây cho tới thế kỷ thứ 20 thì còn 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Nếu tính theo lịch julien chẵn 365 ngày 6 giờ thì với sai số 11 phút cho 1 năm thì cứ 128 năm là sai 1 ngày.

Vào thời cải cách lịch julien, xuân phân tới  vào ngày 25 tháng 3

Năm 325  vào ngày 21 cho tới thế kỷ thứ 16 thì  xuân phân tới vào ngày 10 cùng tháng   Khi lịch ghi ngày 21 xuân phân thì xuân phân thực sự đã trôi qua 10 ngày rồi. Người ta làm lễ Pâques quá trễ. Và nếu như khoảng cách ngày càng lớn, người ta có thể làm lễ Pâques 1, 2, 3 tháng sau ngày thiên văn và ngày tháng trên lịch sẽ không còn tương ứng với các mùa trong năm...

Bởi vậy phải thay đổi để sửa sai. Lúc này các giáo hoàng tại Roma thay các hoàng đế, bởi vậy kỳ này giáo hoàng Gregory XIII ra tay. Năm 1582 ông  ra sắc lệnh hủy bỏ 10 ngày của lịch julien.

Để tránh lịch sai như lần trước, giáo hoàng quyết định 4 năm mới thêm 1 ngày nhuần.

Lịch này gọi là lịch grégorien, được áp dụng cho những  nước  theo Thiên chúa giáo và cho nước Pháp ngay tức thời. Tại Roma, Espagne và Portugal, cũng như các nhà thờ Thiên chúa giáo thì ngày hôm sau của thứ năm 4/10/1582 là 15/10/1582. Dưới triều đại của Henri III, ngày hôm sau của ngày chúa nhật 9/12/1582 là ngày thứ hai 20/12/1582.  Nước Anh phải đợi đến 3/9/1752 mới áp dụng, Nga năm 1918, Hy Lạp năm 1923,  Chỉ 26 năm sau ngày cải cách lịch của giáo hoàng Gregory XII, Québec đã áp dụng (năm 1608), Nhật: 1873, Trung quốc 1912, Hy Lạp, Roumanie: 1820...

Ngày nay lịch grégorien được áp dụng cho hầu hết các nước.

B) Lịch Gaulois:

  1) Lịch của xã Coligny

Năm 1897 tại xã Coligny, giữa Ain và Jura trên con đường từ Lyon tới Strasbourg người ta khám phá một kho chứa hơn 550 mảnh bằng đồng, có lẽ  của những người đào kiếm kim loại. Trong số mảnh đồng tìm được, có khoảng 400 miếng ghép thành tượng thần lớn, và 150 miếng ghép thành quyển lịch. Cả thảy được bảo tàng viện Lyon mua ngay và trùng tu lại. Lịch gồm có bề dài 150 cm và 80 cm bề ngang, chia làm chu kỳ 5 năm (gọi là "lustre"), mỗi năm 12 tháng xen kẽ 30 và 29 ngày. Nhưng để hòa hợp với năm mặt trời, phải thêm 2 tháng nhuận (30 ngày).

Đây là loại lịch theo chu kỳ quay của cả mặt trăng và mặt trời: trong chu kỳ  5 năm (lustre) gồm 3 năm có 12 tháng 29 và 30 ngày và 2 năm có 13 tháng (hai tháng thêm vô đều có 30 ngày)

250 năm sau lịch cải cách julien, những người gaulois vẫn còn dùng lịch cũ của họ không ghi những ngày lễ tôn giáo.

 

 

Quyển lịch viết bằng tiếng gaulois, nhưng khắc thành chữ và số La Mã, gồm 16 cột, hơn 2000 chữ mà hơn một nửa số chữ được giữ nguyên và được xem như bài viết dài nhất bằng tiếng gaulois được biết cho tới nay.

Nếu tính những chữ lập lại thì có 60 chữ gaulois khác nhau. Nhiều chữ không rõ nghĩa. Thí dụ chữ atenoux không biết có phải là "trở về tăm tối"?, mat anmat có phải là "thuận lợi" và "bất lợi" hay là "đầy đủ" và "thiếu"?

Những người gaulois tính cứ mỗi "thế kỷ", tức là 30 năm (vì theo họ, 30 năm là một đời người, gồm 6 lustre, mỗi lustre là 5 năm)phải bỏ 30 ngày dư để có một năm trung bình là 365,2 ngày.

Một năm được chia thành 2 lục cá nguyệt và mỗi tháng được chia thành hai lần 15 ngày cách nhau bằng chữ atenoux và trước mỗi ngày chừa một lỗ  để nhét vô một cái chốt chỉ ngày đang dùng. Ngày được ghi từ số I đến XV trước chữa ATENOVX (chữ V = U), và sau chữ này là từ I tới XIII hay XV.

Người gaulois tính ngày từ lúc trời xẩm tối. Không thấy có chữ "tuần lễ" hay "mùa màng".

Năm bắt đầu vào tháng 11

62 tháng được chia thành 16 cột. Có 14 tên tháng: tên của 12 tháng  lập lại 5 lần, 2 tên còn lại chỉ xuất hiện có 1 lần. 

Đây là tên của 12 tháng:

 X... (tháng nhuận đầu tiên), SAMON, DUMAN, RIUROS, ANAGANTIO, OGRON, CUTIOS, CIALLOS B.IS (tháng nhuận thứ 2), GIAMONI, SIMIVIS, EQUOS, ELEMBIU, AEDRINI et CANTLOS.

Chi tiết năm gaulois không được xác định rõ rệt.

Lịch  này phức tạp, kiểu chữ và số cho thấy lịch này lập ra khoảng thế kỷ thứ 2 tức là 2 thế kỷ sau lịch julien. Và vì lịch được khám phá chung với tượng thần, nên người ta cho đây là lịch tôn giáo được đặt trong đền thờ.  

   2) Lịch Cộng hòa Pháp:

Lịch Cộng hòa được thiết lập bởi hiệp ước 5/10/1793.

Lịch bắt đầu ngày 22/9/1792, ngày thành lập chế độ Cộng hòa.
Một năm chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng chia làm 3 lần 10 ngày =30 ngày
Thêm 5 ngày: 360 + 5 = 365 có tên Vertu, Génie, Travail, Opinion và Récompenses
Một ngày thêm vào những năm nhuần là lễ quốc khánh  
Những tháng mùa Thu: Những tháng mùa Xuân:
  • vendémiaire (tháng mùa gặt)
  • Brumaire (tháng sương mù)
  • Frimaire (tháng sương giá)
 
  • Germinal (tháng nẩy mầm)
  • Floréal (tháng hoa)
  • Prairial (tháng đồng cỏ)
 
Những tháng mùa Đông: Những tháng mùa Hè:
  • Nivôse (tháng tuyết)
  • Pluviôse (tháng mưa)
  • Ventôse (tháng gió)
 
  • Messidor (tháng mùa gặt)
  • Thermidor (tháng nóng)
  • Fructidor (tháng trái cây)
 
 Napoléon hủy bỏ lịch này vào ngày 1/1/1806 và thay trở lại lịch grégorien.
Dân chúng bị lẫn lộn không biết tính ngày, nhưng đành phải chịu vì nếu không sẽ bị tử hình. Tuy nhiên có người lại cho đó có chất thơ nên đặt ra bài hát 
Lịch này trên lý thuyết bắt đầu từ 22/9/1792, nhưng được dùng sau 1 năm. Kéo dài tới ngày 31/12/1805, nghĩa là 13 năm 3 tháng. Sau đó lại được Paris dùng từ ngày 6 đến 23/5/1871 (nghĩa là từ ngày 16 floréal tới 3 prairial năm LXXIX)

BẢNG ĐỔI LỊCH CỘNG HÒA RA LỊCH GREGORIEN

NĂM

I

II

III *

IV

V

VI

VII *

VIII

IX

X

XI *

XII

XIII

XIV

 

CỘNG HÒA

                             

NĂM

1792

1793

1794

1795

1796

1797

1798

1799

1800

1801

1802

1803

1804

1805

1806

GREGORIE

         
0