Lê Thận kể chuyện cùng Lê Lợi đánh quân Minh và sự tích Hồ Gươm
Đề bài: Hãy đóng vai của Lê Thận, kể chuyện cùng Lê Lợi đánh quân Minh và sự tích Hồ Gươm Tôi tên là Lê Thận, một người dân nghèo sống bằng nghề đánh bắt cá. Cuộc sống của tôi tuy vất vả nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng thỏa mãn, vì tôi kiếm sống bằng chính bàn tay chân chính của mình, vui với công ...
Đề bài: Hãy đóng vai của Lê Thận, kể chuyện cùng Lê Lợi đánh quân Minh và sự tích Hồ Gươm Tôi tên là Lê Thận, một người dân nghèo sống bằng nghề đánh bắt cá. Cuộc sống của tôi tuy vất vả nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng thỏa mãn, vì tôi kiếm sống bằng chính bàn tay chân chính của mình, vui với công việc lao động hàng ngày. Cuộc sống của tôi có lẽ sẽ yên bình như thế mãi nếu như đất nước không có những biến động, đó khi quân Minh từ Trung Hoa kéo sang ngang ngược đặt ách ...
Đề bài: Hãy đóng vai của Lê Thận, kể chuyện cùng Lê Lợi đánh quân Minh và sự tích Hồ Gươm
Tôi tên là Lê Thận, một người dân nghèo sống bằng nghề đánh bắt cá. Cuộc sống của tôi tuy vất vả nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng thỏa mãn, vì tôi kiếm sống bằng chính bàn tay chân chính của mình, vui với công việc lao động hàng ngày. Cuộc sống của tôi có lẽ sẽ yên bình như thế mãi nếu như đất nước không có những biến động, đó khi quân Minh từ Trung Hoa kéo sang ngang ngược đặt ách thống trị ở đất nước ta, với mưu đồ thôn tính đất nước ta, buộc dân ta trở thành nô lệ mang lại cho chúng những của cả vật chất mà ta làm ra. Cũng vì vậy mà cuộc sống của người dân vô cùng lầm than, đau khổ, nhiều người đã không thể chịu đựng được cuộc sống nô lệ đã đứng lên đấu tranh. Vốn là một người dân yêu nước, có lòng tự tôn dân tộc nên tôi đã đi theo nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi lãnh đại nhằm mong mang lại độc lập cho dân tộc.
Đi theo nghĩa quân Lam Sơn, dốc toàn bộ sức lực cho chủ tướng Lê Lợi là việc sau này. Giờ đây tôi vẫn là một người dân nghèo, ngày ngày ra bờ sông đánh bắt cá để mưu sinh, hôm nay cũng như bao ngày bình thường khác, tôi mang lưới và những dụng cụ đánh bắt cần thiết ra bờ sông. Sau khi quăng lưới tôi kéo lên một thân lưới nặng trĩu, chắc mẩm là có cá to mắc lưới nên tôi đã rất vui vẻ, hào hứng, động tác cũng nhanh nhẹn, khẩn trương hơn. Nhưng thật không như tôi tưởng tượng, thứ mắc trong lưới không phải cá lớn mà chỉ là một thanh sắt. Bực mình tôi ném thanh sắt trở lại lòng sông và tiếp tục quăng lưới kéo cá.
Nhưng lần thứ hai, rồi thứ ba tôi vẫn kéo được thanh sắt ấy, lấy làm kì lạ nên tôi không vứt trở lại lòng sông như những lần trước và tôi dùng nước rửa sạch bùn đất để có thể nhìn rõ hình dạng của thanh sắt kì lạ. Thật quá sức tưởng tượng của tôi, thanh sắt mà tôi kéo được lại là một thanh gươm sáng chói, sắc bén, trên đó còn khắc sâu dòng chữ “Thuận Thiên”. Biết đó là một báu vật trời cho nên tôi đã mang về cất giữ ở trong nhà. Rất lâu sau đó, khi tôi đã theo nghĩa quân Lam Sơn, tôi mới biết được sự thật về thanh kiếm kì lạ này, bởi đó thực sự là thanh kiếm thần của đức Long vương, vì thấy ở trần thế chính sự rối ren, quân giặc hoành hành nên đã cho mượn thanh kiếm báu để diệt trừ quân xâm lăng, đánh đuổi kẻ cướp nước ra khỏi biên giới lãnh thổ.
Trong một lần chạy giặc, chủ tướng Lê Lợi đã ẩn nấp trong ngôi nhà nhỏ của tôi, nhìn thấy ánh sáng phát ra từ góc nhà tối, người đã lấy làm kì lạ đến gần thanh gươm, nhìn thấy dòng chữ Thuận Thiên người đã rất bất ngờ và lấy làm thú vị. Không lâu sau đó, khi nghĩa quân bị tập kích, Lê Lợi đã ẩn nấp trên một cây cổ thụ to lớn, điều đặc biệt nhất là người đã nhìn thấy một vật phát sáng tương tự ở trên ngọn cây, tò mò mang xuống thì phát hiện ra đó chính là một chuôi kiếm. Lúc bấy giờ, chủ tướng Lê Lợi như bừng tỉnh và nghĩ ngay đến thanh gươm ở nhà tôi và chuôi kiếm người vừa tìm được này có thể là một. Mang theo chuôi kiếm đến nhà tôi, khi kết hợp với nhau thì chuôi và lưỡi kiếm vừa khít, chúng quả nhiên là một. Khi ấy tôi cũng đã nhận thấy đây chính là ý trời, và chủ tướng Lê Lợi chính là người đảm nhiệm trọng trách cứu dân, cứu nước này.
Vì vậy mà ngay sau đó tôi đã quỳ xuống, dùng hai tay dâng lên lưỡi kiếm cho chủ tướng Lê Lợi, tôi nói: “ Đây là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo minh công, và thanh gươm này để báo đền xã tắc”. Vào thời khắc ấy, tôi cũng biết lựa chọn theo chủ tướng Lê Lợi là hoàn toàn đúng đắn và tự hứa sẽ dốc hết sức lực để phò tá chủ tướng. Và thần kì thay, sau khi nắm gươm thần trong tay nghĩa quân liên tục dành được đại thắng, quân Minh bị đánh cho tan tác, nghĩa quân từ chỗ thiếu thốn vật chất, sống ẩn dật thì đã lật được thế chủ động, sau đó là đại thắng quân Minh lẫy lừng.
Sau khi quân Minh đã đại bại, chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua, đất nước đã thái bình, người dân được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tôi còn nhớ rất rõ, đó là trong một lần cùng nhà vua bơi thuyền dạo trên hồ Tả Vọng thì bất ngờ gặp một sự việc kì lạ. Ở giữa hồ bỗng hiện lên một con Rùa vàng to lớn, không hề sợ người mà bơi gần lại mạn thuyền, lúc Rùa bơi lại cũng là khi thanh gươm thần luôn theo bên người nhà vua chuyển động. Chưa hết bất ngờ, Rùa vàng bỗng cất tiếng nói, yêu cầu nhà vua trả lại kiếm cho Long Vương. Nhà vua biết Rùa vàng là thần nên đã dâng kiếm hoàn trả lại cho Rùa.
Khi thuyền của tôi tiến đến thì Rùa vàng đã biến mất cùng với thanh kiếm, mọi chuyện tôi biết được đều là do nghe kể lại. Cũng kể từ sự việc kì lạ đó, hồ Tả Vọng chính thức đổi tên thành Hồ Hoàn Gươm, hay gọi tên khác là hồ Hoàn Kiếm để ghi nhớ sự kiện đầy thiêng liêng này.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
LÊ THẬN KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
LÊ THẬN KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
LÊ THẬN CÙNG LÊ LỢI ĐÁNH QUÂN MINH
KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
LÊ THẬN KỂ CHUYỆN GƯƠM THẦN