Lê Nghi Dân
(chữ Hán: 黎宜民; 1439 – 1460) là vua thứ tư nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1459 đến 1460. là con trưởng vua Lê Thái Tông, mẹ là Dương Thị Bí. Ông sinh tháng 10 năm 1439. Vừa ra đời được 3 tháng, được lập làm thái tử (ngày 21 tháng 1 năm ...
(chữ Hán: 黎宜民; 1439 – 1460) là vua thứ tư nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1459 đến 1460. là con trưởng vua Lê Thái Tông, mẹ là Dương Thị Bí.
Ông sinh tháng 10 năm 1439. Vừa ra đời được 3 tháng, được lập làm thái tử (ngày 21 tháng 1 năm 1440). Mẹ Nghi Dân là Dương phi được vua Thái Tông yêu quý nên có ý tự mãn. Vua bèn giáng làm Minh nghi. Bà oán vọng ra mặt, vua có ý ghét hơn, lại ghét luôn cả Nghi Dân rồi ra chiếu bá cáo thiên hạ rằng ngôi thái tử chưa xác định.
Ít lâu sau vua có thêm các bà phi khác và có thêm con trai. Một bà phi sinh cho vua hoàng tử thứ hai là Lê Khắc Xương năm 1441. Cùng năm, một bà khác được đặc biệt sủng ái là Nguyễn Thị Anh sinh được Lê Bang Cơ.
Ngay năm đó (1441), vua Thái Tông yêu Nguyễn Thị Anh bèn giáng Nghi Dân mới 2 tuổi làm Lạng Sơn vương và lập Bang Cơ mới vài tháng tuổi lên làm thái tử.
Chỉ 1 năm sau (1442) lại bất ngờ xảy ra Vụ án Lệ Chi Viên dẫn đến cái chết của vua Lê Thái Tông lúc mới 20 tuổi. Thái tử Bang Cơ được lập lên ngôi, tức là Lê Nhân Tông.
Lật đổ
Bang Cơ làm vua, thái hậu Nguyễn thị chấp chính. Nghi Dân cũng dần dần khôn lớn. Ông có ý oán hận vì mình là con trưởng mà không được vua cha truyền ngôi nên có ý đoạt ngôi vua của Nhân Tông. Vua Nhân Tông coi là chỗ anh em trong nhà nên cũng không hề có ý phòng bị Nghi Dân.
Ngày 3 tháng 10 năm 1459, cùng viên chỉ huy sứ Lê Đắc Ninh là người chỉ huy vệ binh làm nội ứng, cùng các thủ hạ tin cậy là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng và hơn 100 quân ban đêm bắc thang chia làm ba đường vào cung cấm giết chết Lê Nhân Tông ở tẩm điện. Hôm sau, nhóm quân đó giết thái hậu Nguyễn Thị Anh.
Theo nghiên cứu của một số nhà chuyên môn gần đây, Lê Nhân Tông không phải là con của vua Thái Tông mà Nguyễn Thị Anh đã mang thai Bang Cơ trước khi vào cung. Khi những lời dị nghị về thân thế của thái tử Bang Cơ ngày càng nhiều và có nguy cơ đến tai vua Thái Tông, Nguyễn Thị Anh đã chủ động ra tay ám hại vua và đổ tội cho Nguyễn Trãi, tru di ba họ nhà ông, để Bang Cơ đang là đương kim thái tử được lên thay (xem thêm bài Vụ án Lệ Chi Viên). Theo Đại Việt thông sử, trong tờ "đại xá" của có đoạn:
"Trẫm là con trưởng Thái Tông Văn hoàng đế, trước đã ở ngôi thái tử. Không may tiên đế đi tuần ở miền đông, bỗng băng ở ngoài. Nguyễn thái hậu muốn vững quyền vị, ngầm sai bọn nội quan là Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm vua… Đến sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, việc lây đến thái uý Trịnh Khả, tư khấu Lê Khắc Phục, họ bị đem giết cả đi để hết người nói ra. Diên Ninh (niên hiệu của Nhân Tông) tự biết không phải là con của tiên đế... Trẫm nhờ ... các vương và đại thần cùng các quan văn võ trong ngoài đồng lòng suy tôn, xin trẫm lên ngôi đại thống..."
”
Các nhà nghiên cứu cho rằng trong quá trình trưởng thành, Nghi Dân ngày càng biết rõ về thân thế của vua Nhân Tông và đã có lý do để làm binh biến.
đặt niên hiệu là Thiên Hưng, trong tháng đó sai Nguyễn Như Đổ, Lê Cảnh Huy đi triều cống nhà Minh và xin bỏ việc mò ngọc trai. Sau đó ông lại cử Trần Phong, Lương Như Hộc sang xin vua Minh Anh Tông phong chức.
Tháng 2 năm 1460, vua Thiên Hưng đặt phủ huyện, lại đặt 6 bộ, 6 khoa và các quan ở phủ, huyện châu.
Tháng 5 năm 1460, các tể tướng đại thần là Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thụ, Lê Ê bí mật bàn việc lật đổ vua Thiên Hưng. Việc đó bị lộ, cả mấy người đều bị bắt giết.
Vua Thiên Hưng thay đổi nhiều pháp chế của đời trước, dùng những người thân tín của mình vào triều nên nhiều cựu thần không bằng lòng.
Tháng 6 năm 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Quý, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung… cùng bàn nhau làm binh biến lần nữa.
Ngày 6 tháng 6, có buổi chầu sớm. Khi tan chầu, những người định làm binh biến ngồi ngoài cửa Sùng Vũ nơi Nghị sự đường. Nguyễn Xí phát động lệnh dẫn quân vào giết các bề tôi tin cẩn của vua Thiên Hưng là Phạm Đồn, Phan Ban ở Nghị sự đường. Lê Nhân Thuận chém chết Trần Lăng, giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành. Hơn 100 người phe cánh của vua Thiên Hưng bị giết.
Vua Thiên Hưng bị bắt, truất làm Lệ Đức hầu và bị thắt cổ chết khi mới 22 tuổi.
Bình luận
Sử sách không coi vua Thiên Hưng là ông vua chính thống của nhà Hậu Lê. Sách Đại Việt thông sử chép ông vào "Nghịch thần truyện" giống các vua nhà Mạc. Dù vậy, trên thực tế là ông đã làm vua, cai trị nước Đại Việt trong 8 tháng. Khách quan nhìn nhận thì trong thời gian đó, ngoài việc giết những người định lật đổ mình lần đầu (tháng 5 năm 1460), ông chưa làm điều gì chứng tỏ mình là người kém năng lực hay thất đức như Xương Ấp vương Lưu Hạ nhà Hán
Theo phép chép sử truyền thống, hiếm có trường hợp như Nghi Dân. Trong lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam trước đó từng xảy ra việc tương tự nhưng cách ghi có khác. Thời Chiến Quốc, Chu Tư vương Cơ Thúc giết anh là Ai vương Khứ Tật (năm 441 TCN) giành ngôi, không lâu sau (440 TCN) lại bị em là Khảo vương Cơ Nguy hạ sát thay thế. Dù Ai vương và Tư vương cai trị chẳng bao lâu và đặc biệt là Tư vương giống với Nghi Dân, nhưng vẫn được đặt thuỵ hiệu. Thế tử Thương Thần nước Sở giết cha là Thành vương lên ngôi, rõ ràng là "đại nghịch vô đạo", vẫn có thuỵ hiệu Sở Mục vương truyền lại. Tại Việt Nam thời Tiền Lê, Lê Ngọa Triều giết anh là Trung Tông Long Việt lên thay nhưng các sử gia vẫn chép cả hai vua không phủ nhận ai cả. Nghi Dân, vốn là con đích của Thái Tông, giết người "con hoang" của vợ vua cha mà lên thay, nhưng lại bị giáng làm Lệ Đức hầu, thậm chí một số sử sách còn không xếp ông vào danh sách các vua Hậu Lê, như Dương Nhật Lễ, người không làm việc lật đổ nhưng bị coi là "không phải con Dụ Tông" thời nhà Trần nên bị phế và bị giết.
Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã giải oan cho gia đình Nguyễn Trãi, những người bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên. Thân thế của Nhân Tông được vạch trong tờ chỉ của Nghi Dân, không bị sử sách ỉm đi mà vẫn được chép lại, nhưng ngôi vị của Nhân Tông vẫn được thừa nhận như một chuyện "đã rồi", bởi Nhân Tông đã ở ngôi những 17 năm. Hơn nữa, điều đó còn liên quan tới tính hợp pháp ngôi vị của Thánh Tông.
Ngôi vua của Nhân Tông là hợp pháp thì việc binh biến của Nghi Dân mới là "phản nghịch". Nghi Dân là "phản nghịch" thì việc binh biến của Nguyễn Xí để lập Thánh Tông mới là "thuận lẽ". Vua Thánh Tông muốn khẳng định tính hợp pháp của mình nên đã truy tôn Nhân Tông và thái hậu Nguyễn thị, bác bỏ anh cả Nghi Dân, đồng thời để bảo vệ ngôi vua, sau đó Thánh Tông còn dồn bức người anh thứ Lê Khắc Xương tới chết và khép tội chết người ủng hộ Khắc Xương lên ngôi là Lê Lăng. Những "nhân chứng" đương thời như Đinh Liệt và các sử gia phong kiến có lẽ cũng nhận ra điều này và phải chọn cách chép "hai chiều" như họ đã làm để lại cho đời sau (vừa tôn Nhân Tông, vừa chép lại bài chỉ của Nghi Dân) (xem bài Vụ án Lệ Chi Viên). Khi cơ nghiệp của Thánh Tông chói sáng, truyền lại bền vững cho đời sau thì vấn đề danh hiệu cho Nghi Dân không bao giờ được sử sách đặt lại nữa.
Nếu việc binh biến của Nguyễn Xí không thành, ngôi vị của Nghi Dân được duy trì, nhiều khả năng số phận của Tư Thành sẽ giống Khắc Xương; còn Nhân Tông sẽ chỉ được sử chép là "Diên Ninh đế". Thất bại của Nghi Dân chủ yếu là do vây cánh không đủ mạnh, không biết dựa vào (hoặc không kết thân được với) các công thần có uy tín của đời trước để củng cố thế lực; các bầy tôi thân tín của ông đều "lạ hoắc" trong triều chính nên không thể có tiếng nói trọng lượng với bá quan.
Nhà Hậu Lê có liên tiếp 3 vua đột tử ở tuổi trên dưới 20. Vòng xoáy quyền lực giữa 4 anh em con vua Thái Tông kéo dài nhiều năm mới chấm dứt.